Bao lâu thay bô thă ng

Khi nào nên thay bố thắng xe máy? Đây đang là thắc mắc chung của khá nhiều độc giả. Dĩ nhiên việc hiểu và nắm rõ nguyên lý hoạt động cùng những hư hỏng xảy ra với các bộ phận của xe sẽ giúp chúng ta vận hành phương tiện một cách hiệu quả và bền bỉ nhất. Bài viết dưới đây là tổng hợp tất cả những thông tin hữu ích về vấn đề này, mới quý vị cùng theo dõi để có cho mình câu trả lời chính xác cho thắc mắc trong quá trình sử dụng xe.

Bố thắng xe máy là gì? Nó đảm nhận nhiệm vụ gì trong quá trình vận hành xe?

Tìm hiểu về cấu tạo cùng nguyên lý vận hành của bố thắng xe máy 

Bố thắng hay còn được biết đến là phanh xe máy, đây là bộ phận quan trọng trong việc điều chỉnh vận tốc di chuyển của xe. Hoàn toàn không hề nói quá khi khẳng định bố thắng xe máy là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của phương tiện trong quá trình sử dụng. Vậy bố thắng xe máy có cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động ra sao? 

Cấu tạo của bố thắng xe máy

Hiểu một cách đơn giản, bố thắng xe máy được tạo thành từ 2 bộ phận là bộ điều khiển và bộ phanh. Trong đó phanh xe cũng được chia làm phanh trước và phanh sau. Về vị trí các phanh thì xe ga sẽ được trang bị phanh ở 2 bên tay lái cùng với đó các dòng xe số sẽ được trang bị phanh chân và phanh tay tương ứng. 

Phanh xe máy giữ nhiệm vụ điều chỉnh tốc độ di chuyển của phương tiện

Cả hai loại phanh này đều có cấu tạo tương đối đơn giản, cụ thể như sau: 

– Phanh tay: Gồm dây phanh, vỏ ruột cũng như hệ thống ốc siết dây phanh. 

– Phanh chân: Gồm bộ tán hiệu chỉnh, cây sắt điều khiển, lò xo hoàn lực và bàn đạp phanh. 

Thông thường bố thắng xe máy được chia làm hai loại chính là bố thắng đĩa và bố thắng đùm. Một bố thắng chất lượng thường được tạo thành từ hỗn hợp của bột đồng và bột nhôm cùng những quy chuẩn chất lượng nhất định.

Nguyên lý hoạt động của bố thắng xe máy

Tại mỗi bánh xe đều sẽ được trang bị 2 má phanh tại hai bên của bánh xe, khi vận hành bình thường cả hai má phanh sẽ cùng mở đồng thời bánh xe chuyển động tròn đều ở giữa.

Má phanh xe máy tạo ma sát nhằm hạ thấp vận tốc di chuyển của xe

Khi có tác động phanh xe, cùng lúc lực phanh xe tác động lên lò xo tạo sức ép khiến 2 má phanh đóng lại. Đến một ngưỡng nhất định, 2 má phanh tiếp xúc với bánh xe tạo thành một lực ma sát kìm hãm hoạt động của bánh xe. Từ đó hạ thấp vận tốc hoặc thậm chí khiến xe dừng hẳn tùy vào lực phanh của người dùng.

Do đặc thù hoạt động nên chỉ sau một thời gian hoạt động tình trạng bố thắng hay má phanh bị mài mòn do ma sát. Đặc biệt trong điều kiện di chuyển tại các khu vực mật độ giao thông lớn hay những đoạn đường không bằng phẳng. Đó là lúc người dùng cần cân nhắc về việc thay thế một chiếc bố thắng mới để đảm bảo tính chính xác, kịp thời của thao tác phanh xe. 

Vậy khi nào chúng ta nên thay bố thắng xe máy? 

– Khi nhận thấy độ trễ của thao tác phanh xe từ khi người dùng bắt đầu thực hiện cho đến khi có tác động đến vận tốc của xe. 

Khu vực nội đô với luồng giao thông phức tạp khiến tài xế thường xuyên phải sử dụng bố thắng

– Khi phải di chuyển liên tục trong đoạn đường nội đô với tình trạng ách tắc khiến người lái phải phanh xe liên tục. Hoặc một số đoạn đường có nhiều chướng ngại vật khiến người dùng cần hạ thấp vận tốc khi tránh né. Dĩ nhiên việc sử dụng phanh xe với tần suất thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến má phanh nhanh bị mòn. 

– Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, người điều khiển xe nên thực hiện thay thế bố thắng hoặc má phanh xe sau mỗi 15000km di chuyển. Lưu ý nên chọn lựa những đơn vị thay thế uy tín để được sử dụng linh kiện chính hãng với mức giá được niêm yết bởi hãng. Tránh tình trạng bị thổi phồng giá cũng như những linh kiện thay thế kém chất lượng. 

Một số kinh nghiệm sử dụng bố thắng xe máy siêu bền

Dĩ nhiên để đảm bảo tuổi thọ cùng hiệu quả sử dụng bố thắng tốt nhất, bên cạnh chất lượng cách thức vận hành của người dùng cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Vậy chúng ta nên sử dụng bố thắng xe máy như thế nào? Dưới đây là một số lưu ý chi tiết dành cho bạn!

– Sử dụng đồng thời phanh trước và phanh sau với lực phanh tăng dần. Theo nhiều nghiên cứu được thực nghiệp, việc kết hợp sử dụng đồng thời cả hai phanh không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ thắng xe do lực phanh xe được phân phối đồng đều trên cả hai bánh xe mà còn giúp nâng cao độ an toàn cho người điều khiển phương tiện. 

– Khi xuống dốc cần điều chỉnh tốc độ xe về vận tốc thấp nhất kết hợp phanh xe để giảm độ lớn lực cần tác động lên phanh từ đó giúp tác động phanh xe được thực hiện dễ dàng hơn. 

Kết hợp sử dụng cả hai phanh đồng thời về số khi xuống dốc để đảm bảo an toàn

– Thường xuyên kiểm tra tình trạng dầu trên thắng xe hãy luôn đảm bảo rằng lượng dầu trên bố thắng luôn trong điều kiện tốt nhất. 

– Đừng quên bảo dưỡng, vệ sinh bố thắng thường xuyên bạn nhé! Điều này không chỉ giúp loại bỏ cát bụi có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả cùng tuổi thọ bố thắng mà còn giúp duy trì tình trạng vận hành tốt nhất cho thiết bị. 

Vừa rồi chúng ta vừa cùng nhau đưa ra câu trả lời cho vấn đề: Khi nào nên thay bố thắng xe máy? Cùng một số thông tin về cấu tạo, nguyên lý vận hành cũng như kinh nghiệm sử dụng bố thắng xe máy bền bỉ, hiệu quả. Hy vọng những thông tin tổng hợp được đưa đến trong bài viết tham khảo có thể giúp ích cho quý vị trong quá trình tham khảo, tìm hiểu thông tin. 

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

Khi nào cần thay bố phanh?

Bố phanh là gì?

Bố phanh là một bộ phận nằm ở giữa má phanh [bộ phận siết và làm giảm vòng tua bánh] và trống phanh. Nếu không hoạt động đúng cách, các thành phần khác của xe như đĩa phanh, guốc phanh, bộ kẹp phanh sẽ hao mòn dần...

Việc bảo dưỡng bố phanh đúng cách giúp cho bạn tránh phải chi những khoản sửa chữa đắt tiền về sau cũng như hạn chế tình trạng mất lái.

Bố phanh sử dụng được trong bao lâu?

Quãng đường di chuyển từ 48.000 – 56.000 km là thời điểm mà bố phanh hoạt động tốt nhất. Song, tình trạng bố phanh sẽ thay đổi tùy theo loại xe và cách lái. Chẳng hạn như, nếu bạn đi ở trong thành phố - nơi có mật độ giao thông đông đúc, việc phải sử dụng phanh so với khi lái ở đường cao tốc sẽ nhiều hơn.

Hay thói quen “tăng ga và phanh gấp”, bạn cần phanh và nhả phanh thường xuyên cũng khiến bố phanh bị hao mòn. 

Chuyện gì xảy ra khi bố phanh bị mòn?

Tùy vào từng loại bố phanh, bằng gốm, vật liệu hữu cơ, kim loại… lực ma sát sẽ khiến cho lớp phủ trên bố phanh bị hao mòn mỗi khi bạn sử dụng phanh.

Theo thời gian, bố phanh sẽ mỏng dần và cần phải thay bằng bố phanh mới. 

Tiếng phanh kêu ken két hay bị ẩm ướt cũng là dấu hiệu đến thời điểm cần thay bố phanh

Làm thế nào để biết được thời điểm cần thay bố phanh?

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là tiếng kêu ken két mỗi khi phanh – đây là âm thanh do trên bố phanh có trang bị một phần kim loại nhỏ để cảnh báo. Nếu bạn nghe thấy âm thanh bất thường mỗi khi phanh, thì đấy là lúc phanh của bạn gặp trục trặc, cần phải mang đi kiểm tra phanh.

Hay khi đi dưới trời mưa lâu ngày khiến cho phanh bị ẩm ướt, bố phanh thường bị bám bẩn và lúc phanh cũng nghe thấy những âm thanh tương tự.

Nếu sau vài lần phanh, bạn không nghe thấy âm thanh nào nữa – đấy là dấu hiệu cho thấy bố phanh bị rỉ sét nhưng chưa cần thay.

Ngoài ra, nếu bạn nghe thấy như tiếng kim loại nghiến vào nhau hoặc tiếng gầm gừ - đó là dấu hiệu cho thấy không chỉ bố phanh bị mòn mà cả đĩa phanh và bộ kẹp phanh đang ma sát với nhau.

Việc 2 bộ phận này ma sát với nhau sẽ gây ra nhiều hư hại cho hệ thống phanh. Vì vậy, bạn cần sớm đưa xe đến trung tâm sửa chữa khi nhận thấy các âm thanh bất thường.

Một khi đèn cảnh báo đã bật, bạn cần phải thay bố phanh cũng như thay cảm biến bố phanh mới

Tùy vào từng loại xe sẽ có đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ, báo hiệu khi nào đến thời điểm cần thay bố phanh. Và một khi đèn cảnh báo đã bật sáng, đồng nghĩa với việc bạn cần thay bố phanh cũng như thay cảm biến bố phanh mới. 

[Lưu ý, tham khảo sổ hướng dẫn của xe để biết xe của bạn có trang bị hệ thống cảnh báo thay bố phanh không].

Cuối cùng, nếu có thể bạn hãy quan sát bố phanh bằng mắt thường để biết thời điểm cần thay. Nếu nhìn xuyên qua các nan hoa trên lốp xe, bạn sẽ thấy bố phanh được đặt ép sát vào đĩa phanh.

Nếu bố phanh xe mỏng hơn 3 milimet, bạn nên cân nhắc kiểm tra bố phanh, nhất là lâu rồi bạn không đưa xe đi kiểm tra.
 

Video liên quan

Chủ Đề