Bán hàng rong bị phạt bao nhiêu

Theo ghi nhận, trong khoảng 1 giờ tuần tra, lực lượng chức năng đã yêu cầu lập biên bản 6 trường hợp. Nhiều trường hợp khác vừa thấy bóng dáng lực lượng chức năng thì vội thu dọn đồ đạc, chạy xe rời khỏi vị trí bán hàng.

Nhiều trường hợp bị xử lý vi phạm

Khoảng 10 giờ 10 phút, bà X. [bán thơm gần cầu Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh] bị lực lượng chức năng tới mời chạy xe chở thơm về phường để lập biên bản. Tại thời điểm trên, vợ chồng bà X. đang loay hoay cắt thơm, trên chiếc xe kéo được "độ" gắn với xe máy. Họ cho hay đã bán quen khu vực này được 2 - 3 năm.

"Vợ chồng tôi từ Lâm Đồng xuống đây lấy trái cây bán, ngày kiếm vài trăm nuôi con ăn học. Mấy lần trước, trật tự đô thị cũng nhắc thì tôi từ dưới lòng đường chuyển lên vỉa hè, nghĩ bán trên vỉa hè không ảnh hưởng tới ai", bà X. giải thích.

Người bán hàng rong tưởng rằng được bán trên vỉa hè

Tuy nhiên, CSGT phân tích: "Đậu xe trên vỉa hè là lấn chiếm lối đi của người đi bộ, chưa kể nhiều người sẽ dừng xe ở lòng đường mua bán hàng gây mất trật tự an toàn giao thông, nguy cơ xảy ra tai nạn, ùn tắc".

Nghe vậy, vợ chồng bà X. đành chạy xe theo lực lượng chức năng về phường.

CSGT TP.HCM thực hiện cao điểm xử lý các vi phạm về trật tự lòng, lề đường, gây mất mỹ quan đô thị

Đại diện lực lượng quản lý trật tự đô thị P.17, Q.Bình Thạnh cho biết, phường thường xuyên đi tuần tra, nhắc nhở người bán hàng rong lấn chiếm lòng, lề đường, đặc biệt khu vực trên cầu Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, thấy bóng dáng lực lượng chức năng thì người bán vội vàng thu dọn đồ đạc bỏ đi, sau đó quay về vị trí cũ.

"Thường người bán hàng rong lấn chiếm lòng, lề đường sẽ bị phạt 150.000 đồng, họ khóc lên khóc xuống mà hôm sau vẫn tái phạm. Biên bản chúng tôi lập rất nhiều nhưng vi phạm của người bán thường tái diễn, phường phải tuần tra liên tục", đại diện quản lý trật tự đô thị phường 17 chia sẻ.

Trật tự đô thị phường 17 thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và xử lý các trường hợp lấn chiếm lòng, lề đường

Đội Tuần tra dẫn đoàn cũng cho biết, CSGT thường xuyên tuần tra vào buổi sáng sớm, trưa, chiều giờ tan tầm tại các khu vực thường có người bán hàng rong lấn chiếm lòng, lề đường như Nguyễn Hữu Cảnh [Q.1], Điện Biên Phủ [Q.Bình Thạnh].

Để xử lý vi phạm triệt để kết hợp tuyên truyền, CSGT sẽ phối hợp cùng công an phường, quản lý trật tự đô thị. Sau đó, phát hiện các lỗi vi phạm về giao thông như xe không giấy tờ, không đảm bảo trật tự an toàn giao thông thì CSGT lập biên bản, các lỗi về lòng, lề đường bàn giao phường xử lý.

Tin liên quan

Ở Việt Nam, không khó để nhìn thấy trên vỉa hè, trên phố, trên đường những quán ăn vặt, những hàng rong bày bán đa dạng rất nhiều hàng hóa tấp nập. Tình hình quản lý bán hàng rong đang ngày càng nhức nhối, phức tạp khó kiểm soát. Vậy hiện nay, việc bán hàng rong có bị cấm không và việc xử phạt bán hàng rong trái quy định như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc này đến quý khách hàng.

Bán hàng rong trái quy định.

Phạm vi kinh doanh của người bán hàng rong

Hoạt động buôn bán hàng rong là một hoạt động kinh doanh lưu động, không có địa điểm cố định, thông thường hai bên chủ thể không phải là thương nhân. Theo quy định tại Điểm a, khoản 2, Điều 35 của Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định không được thực hiện hành vi Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về mức xử phạt tốc độ hiện nay

Về phạm vi về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của người bán hàng rong, người bán hàng rong được phép kinh doanh các loại hàng hoá, dịch vụ trừ các loại hàng hoá, dịch vụ  được quy định tại Điều 3 Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND có quy định như sau:

– Hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện theo phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ;

– Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không đảm bảo chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị dịch bệnh.

Theo đó, hoạt động bán hàng rong là hoạt động hợp pháp, không bị cấm. Việc bán hàng rong mà hàng hóa thuộc danh mục cấm, hàng không có, rõ nguồn gốc…thì không được bán.

Những khu vực cấm kinh doanh và xử phạt bán hàng rong trái quy định

Những khu vực cấm kinh doanh hàng rong được quy định như sau: 

– Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác;

– Khu vực các cơ quan nhà nước Trung ương và Thành phố Hà Nội, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế;

– Khu vực vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại quân đội nhân dân Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

– Khu vực thuộc cảng hàng không, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển;

– Khu vực trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

– Khu vực tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia giao thông, bao gồm cả đường bộ và đường thuỷ;

– Đường quốc lộ, lòng đường, hè phố đường đô thị, đường huyện, đường trong các khu tập thể chỉ dùng cho mục đích giao thông.

– Khu vệ sinh công cộng, bãi chứa rác thải, nơi sản xuất có thải nhiều bụi, chất độc hại dễ lây nhiễm bệnh, nơi bị đọng nước và các chất ô nhiễm khác.

Như vậy, nếu bạn bán hàng mà không thuộc các trường hợp trên thì hoạt động bán hàng rong sẽ được coi là hợp pháp và sẽ không được thu hàng hóa của bạn và cũng không có cơ sở xử phạt.

Trường hợp vi phạm các quy định về buôn bán hàng rong sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP. Cụ thể là phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm bán hàng rong hoặc bán hàng nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.

[HNM] - Đề nghị Tòa soạn cho biết quy định về xử phạt các vi phạm bán hàng rong, lấn chiếm vỉa hè?Duy Khánh [quận Hà Đông]


Trả lời: Theo Khoản 3, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép. Như vậy, hành vi sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép làm nơi buôn bán sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 12 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13-11-2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cụ thể: 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm e Khoản 4 Điều này... 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a] Xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị; b] Dựng lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này; c] Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm a Khoản 6 Điều này; d] Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 5m2 làm nơi trông, giữ xe...

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn vật liệu, chất phế thải, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Video liên quan

Chủ Đề