Mất căn cước công dân làm lại ở đâu

Đang dần thay thế CMND, CCCD mã vạch trước đây, CCCD gắn chip là loại giấy tờ tùy thân quan trọng, chứa nhiều thông tin cá nhân. Vậy khi mất CCCD gắn chip có nguy hiểm không? Làm lại như thế nào?

  • Khi nào được cấp lại CCCD gắn chip?
  • Mất CCCD gắn chip làm lại như thế nào?
  • Mất CCCD gắn chip có nguy hiểm không?

Câu hỏi: Cho em hỏi, hiện nay CCCD gắn chip tích hợp rất nhiều thông tin cá nhân. Vậy lỡ bị mất thì có nguy hiểm không và thủ tục làm lại CCCD gắn chip thực hiện thế nào?

Chào bạn, các thông tin liên quan đến thẻ CCCD luôn nhận được sự quan tâm. Với loại thẻ CCCD gắn chip tích hợp nhiều thông tin, dữ liệu...khi làm mất chủ thẻ lo ngại sẽ ảnh hưởng nhiều đến mình cũng là điều dễ hiểu. Chúng tôi xin đưa một số thông tin về vấn đề của bạn như sau:

Khi nào được cấp lại CCCD gắn chip?

Theo quy định tại khoản 1, Khoản  Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 thì:

Công dân được đổi thẻ CCCD gắn chip trong các trường hợp:

- Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Căn cước công dân, khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi

- Thẻ CCCD bị hư hỏng không sử dụng được

- Chủ thẻ có thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng

- Khi xác định lại giới tính, quê quán

- Khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân

- Khi công dân có yêu cầu.

Công dân được cấp lại thẻ CCCD gắn chip khi:

a] Bị mất thẻ Căn cước công dân;

b] Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, bạn bị mất Căn cước công dân gắn chip bạn sẽ được cấp lại theo đúng quy định của pháp luật.


Công dân khi mất thẻ CCCD gắn chip có thể thực hiện thủ tục để được cấp lại. [Ảnh minh họa]
 

Theo Điều 10 Thông tư 59/2021/TT-BCA thì công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Công dân cũng có thể đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an bằng cách đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.

Thủ tục cấp, đổi lại thẻ CCCD gắn chip:

Được thực hiện theo Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA

Bước 1 - Đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi thường trú hoặc tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.

Bước 2 - Cán bộ Công an sẽ thu nhận thông tin như sau:

- Tìm kiếm thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh; in phiếu thu nhận thông tin, Phiếu thu thập thông tin dân cư [nếu có], Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư [nếu có] cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên;

- Thu lệ phí theo quy định

- Cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết

Bước 3 - Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ

Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định:

1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;…

3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

[Căn cứ Điều 25, Luật Căn cước công dân 2014]

Mất CCCD gắn chip có nguy hiểm không?

Hiện nay, thẻ CCCD gắn chip lưu trữ nhiều thông tin cá nhân của công dân như: Họ tên; ngày tháng năm sinh, quê quán, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng, thông tin về Bảo hiểm y tế, Giấy phép lái xe, Sổ hộ khẩu...

Nhiều người lo ngại, với việc lưu trữ nhiều thông tin cá nhân như vậy thì làm mất thẻ CCCD gắn chip có thể gặp rủi ro, ảnh hưởng đến các quyền lợi cá nhân nếu không may rơi vào tay kẻ xấu.

Thực tế, các thông tin các nhân trên CCCD gắn chip chỉ có thể khai thác bằng đầu đọc chíp chuyên dụng ở các cơ quan chức năng. Vì vậy, người dân có thể yên tâm khi lỡ đánh mất thẻ CCCD gắn chip vì để đọc được thông tin trên thẻ không phải là việc đơn giản.

Bên cạnh đó, mã QR ở mặt trước thẻ CCCD cũng có thể quét được thông tin qua smartphone nhưng những thông tin đó không mang tính bảo mật cao như trong con chip.

Vừa rồi là những thông tin về việc mất CCCD gắn chip làm lại như thế nào? Nếu có thêm vướng mắc, bạn đọc thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 

 19006199 để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.

>> Không đổi sang CCCD khi CMND hết hạn có bị phạt?

Trình tự, thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân mới nhất được quy định như thế nào? Trường hợp nào được đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân [CCCD]?

Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 [ Luật CCCD] quy định Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

– Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

– Xác định lại giới tính, quê quán;

– Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD;

– Khi công dân có yêu cầu.

Ngoài ra, Thẻ CCCD được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

– Bị mất thẻ CCCD;

– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Thời hạn đổi, cấp lại thẻ CCCD

Điều 25 Luật CCCD quy định Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý CCCD phải đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân trong thời hạn sau đây:

– Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

– Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

– Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

– Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Nơi làm thủ tục cấp lại thẻ CCCD

Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp lại thẻ CCCD:

– Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội của Bộ Công an;

– Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.

Cơ quan quản lý CCCD có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ CCCD tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Trình tự, thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Khoản 1 Điều 24 Luật CCCD và Thông tư 11/2016/TT-BCA quy định thủ tục cấp lại thẻ CCCD như thủ tục cấp mới thẻ CCCD, các bước được thực hiện như sau:

Bước 1: Điền vào tờ khai CCCD

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu, kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân. Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị.

Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay và in Phiếu thu nhận thông tin

Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục và In Phiếu thu nhận thông tin CCCD, chuyển cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên và cán bộ thu nhận thông tin kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên.

Bước 4: Cấp giấy hẹn trả thẻ

Cán bộ cơ quan quản lý CCCD cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD cho người đến làm thủ tục. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ.

Bước 5: Nhận thẻ

Trả thẻ CCCD theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Lệ phí đổi, cấp lại thẻ CCCD

Khoản 2 và 3 Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC quy định mức thu lệ phí đổi, cấp lại thẻ CCCD như sau:

– Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

– Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

Các trường hợp miễn, không phải nộp lệ phí

Các trường hợp miễn lệ phí

– Đổi thẻ căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;

– Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân là một trong các đối tượng sau:

+ Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

+ Con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh;

+ Bệnh binh;

+ Công dân thường trú tại các xã biên giới;

+ Công dân thường trú tại các huyện đảo;

+ Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

+ Công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;

– Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

Các trường hợp không phải nộp lệ phí

– Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu;

– Đổi thẻ căn cước công dân trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định [ đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi] và đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

– Đổi thẻ căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.

Trên đây là nội dung Trình tự, thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân mới nhất Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Có bắt buộc phải chuyển sang CCCD khi còn CMND không?

Video liên quan

Chủ Đề