Luật cán bộ, công chức 2008 bãi nhiệm là gì

Miễn nhiệm là gì? Có mấy hình thức miễn nhiệm? Miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức giống và khác nhau như thế nào? Hãy cùng Luật Nguyễn Hưng đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Tại khoản 6 Điều 7 luật Cán bộ, công chức 2008 giải thích khái niệm miễn nhiệm “6. Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.”

Miễn nhiệm là gì?

Cán bộ, công chức có thể bị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 29 luật Cán bộ, công chức “3. Cán bộ 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bố trí công tác khác. Cán bộ 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ.” và khoản 1 Điểu 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Điều 66. Miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý 1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
  • Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
  • Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
  • Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
  • Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.

>> Xem thêm: Pháp chế là gì?

Cán bộ, công chức được xin miễn nhiệm trong trường hợp quy định tại Điều 30 luật Cán bộ, công chức

Điều 30. Xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm:

  • Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
  • Không đủ sức khỏe;
  • Không đủ năng lực, uy tín;
  • Theo yêu cầu nhiệm vụ;
  • Vì lý do khác.
  • Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Miễn nhiệm – Bãi nhiệm – Cách chức
Miễn nhiệm Bãi nhiệm Cách chức
Khái niệm Tại khoản 6 Điều 7 luật Cán bộ, công chức “Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.” Tại khoản 7 Điều 7 luật Cán bộ, công chức “Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.” Tại khoản 9 Điều 7 luật Cán bộ, công chức “Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.”
Đối tượng Cán bộ, công chức  Cán bộ, công chức Cán bộ, công chức
Mức độ Nhẹ  Nặng Rất nặng
    Điều kiện áp dụng  Không hoàn thành nhiệm vụ; Thiếu trách nhiệm; Yêu cầu của nhiệm vụ; Do nhu cầu sức khoẻ hoặc lý do khác của cán bộ, công chức Vi phạm pháp luật; vi phạm đạo đức, xã hội; Không xứng đáng giữ chức vụ được giao. Vi phạm pháp luật thuộc phạm vi, quyền hạn; Không xứng đáng với trách nhiệm và sự tín nhiệm được giao
Hình thức  Cấp trên ra quyết định miễn nhiệm hoặc người đang giữ chức vụ xin miễn nhiệm và được cấp trên đồng ý Cử tri, cơ quan có thẩm quyền thức hiện việc bãi nhiệm Cấp trên có quyền cách chức cấp dưới
Hệ quả pháp lý  Làm việc tại một vị trí, chức vụ khác hoặc không còn làm việc trong cơ quan nhà nước Không còn làm việc tại cơ quan nhà nước Không còn làm việc tại cơ quan nhà nước

– Hiến pháp 2013.

– Luật Cán bộ, công chức 2008.

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và luật Viên chức 2019.

– Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm

Định nghĩa này được nêu tại khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Do đó, miễn nhiệm là trường hợp cán bộ, công chức chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm thì được thôi giữ chức vụ, chức danh.

Đây cũng là trường hợp áp dụng với cả cán bộ, công chức. Không giống bãi nhiệm chỉ áp dụng với cán bộ khi chưa hết nhiệm kỳ thì không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh.

Tuy nhiên, miễn nhiệm không phải là hình thức kỷ luật áp dụng với cán bộ, công chức bởi theo quy định của Luật Cán bộ công chức hiện hành, miễn các hình thức kỷ luật của cán bộ, công chức được quy định như sau:

- Với cán bộ: Điều 78 Luật Cán bộ, công chức quy định gồm các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chúc và bãi nhiệm.

- Với công chức: Khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức quy định gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc.

Căn cứ các quy định này, có thể thấy, miễn nhiệm không phải hình thức kỷ luật với cán bộ, công chức.


Miễn nhiệm không phải hình thức kỷ luật [Ảnh minh họa]

Khi nào cán bộ, công chức bị miễn nhiệm?

Trường hợp cán bộ bị miễn nhiệm

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức, cán bộ, các trường hợp cán bộ bị miễn nhiệm gồm:

- Bị cho miễn nhiệm khi có hai năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ [theo khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi 2019].

- Cán bộ xin miễn nhiệm khi không đủ sức khỏe, không đủ năng lực, uy tín, theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc vì lý do khác [theo khoản 1 Điều 30 Luật Cán bộ, công chức 2008].

Đồng thời, theo Điều 5 Quy định 206 năm 2009 thì gồm các trường hợp cụ thể sau:

- Bị cảnh cáo hoặc khiển trách mà yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay đổi;

- Bị cơ quan kết luận bằng văn bản về vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức cách chức hoặc bãi nhiệm;

- Không đủ năng lực, uy tín để làm việc trong một các trường hợp: Trong hai năm liên tiếp của nhiệm kỳ giữ chức vụ không hoàn thành nhiệm vụ; Để đơn vị mất đoàn kết hoặc làm đơn vị mất đoàn kết theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền…

- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định về bảo vệ chính trị nội bộ.

Xem thêm…

Trường hợp công chức bị miễn nhiệm

Công chức miễn nhiệm trong các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 54 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 gồm:

- Không đủ sức khỏe;

- Không đủ năng lực, uy tín;

- Theo yêu cầu nhiệm vụ;

- Vì lý do khác.

Đồng thời, công chức lãnh đạo, quản lý được xem xét miễn nhiệm khi thuộc các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP gồm:

- Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;

- Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;

- Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;

- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;

- Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.

Xem thêm…

Trên đây là quy định về miễn nhiệm là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> 5 tiêu chí phân biệt bãi nhiệm, miễn nhiệm và cách chức

Luật sư tư vấn pháp luật – Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn [24/7]: 1900 6198

Miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức là những vấn đề được quy định rõ ràng trong luật cán bộ, công chức 2008. Phạm vi bài viết này nhằm phân biệt miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900.6198

Phân biệt miễn nhiệm với bãi nhiệm

Miễn nhiệm: là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chư hết thời hạn bổ nhiệm.

Bãi nhiệm: là việc cán bộ, công chức không được tiếp tục giữ chức vụ, chắc danh khi chưa hết nhiệm kỳ.

Mức độ

Miễn nhiệm: nhẹ hơn vì cán bộ công chức có thể chủ động được tự xin thôi nhiệm vụ, giữ chức vụ.

Bãi nhiệm: nặng hơn vì đây là một trong những hình thức xử lý kỷ luật với những cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, trường hợp bãi nhiệm là chủ thể ở thế bị động.

Lý do

Miễn nhiệm: không hoàn thành nhiệm vụ, không đủ sức khỏe, không đủ năng lực, uy tín, theo yêu cầu nhiệm vụ, vì lý do khác

Bãi nhiệm: không còn xứng đáng với chức vụ, vi phạm đạo đức

Bản chất

Miễn nhiệm: giải quyết việc thôi không giữ chức vụ hiện tại

Bãi nhiệm: hình thức xử lý kỷ luật

Kết quả

Miễn nhiệm: không còn làm việc tại cơ quan đó nữa hoặc chuyển đến cơ quan khác, đảm nhận chức vụ khác.

Bãi nhiệm: không còn tiếp tục làm việc.

Xem thêm: Các biện pháp xử lý hành chính

Phân biệt miễn nhiệm với cách chức

Khái niệm

Miễn nhiệm: là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm

Cách chức: là việc cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

Điều kiện áp dụng

Miễn nhiệm:

Cán bộ 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm cho thôi làm nhiệm vụ.[khoản 3 điều 29 luật cán bộ, công chức]

Việc miễn nhiệm đối với công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây

a] Được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác khác mà không được kiêm nhiệm chức vụ cũ

b] Không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý;

c] Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức;

d] Không đủ năng lực, uy tín để làm việc;

đ] Vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ.

Cán bộ có thể xin miễn nhiệm trong trường hợp không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín, theo yêu cầu nhiệm vụ, vì lý do khác

[nghị định số 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng, quản lý công chức]

Cách chức

Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

a] Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;

b] Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng;

c] Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ;

d] Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

[nghị định số 34/2011/NĐ-CP về kỷ luật công chức]

Tìm hiểu thêm: Xử lý hành chính người chưa thành niên

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn [24/7]: 1900.6198

Mức độ

Miễn nhiệm: nhẹ

Cách chức: rất nặng

Bản chất

Miễn nhiệm: là hình thức giải quyết cho việc thôi không giữ chức vụ

Cách chức: là hình thức xử lý kỷ luật

Hình thức

Miễn nhiệm: người đang giữ chức vụ xin miễn nhiệm hoặc cấp trên ra quyết định

Cách chức: cấp trên ra quyết định cách chức cấp dưới

Kết quả

Miễn nhiệm: làn việc ở vị trí khác hoặc không làm việc nữa. Được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ hoặc nghỉ hưu, thôi việc. [khoản 2 điều 54 luật cán bộ, công chức].

Cách chức: không được tiếp tục giữ chức vụ nữa.

Tìm hiểu thêm các nội dung liên quan tại: Pháp trị

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực [nêu trên] được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Video liên quan

Chủ Đề