Vì sao ngay hành kinh ra máu cục

Nhiều bạn gái hoang mang khi kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông. Vậy kinh nguyệt ra máu cục có nguy hiểm không và làm sao để khắc phục?

Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông

Những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông là gì? Hội chị em chúng mình cùng tham khảo ngay bên dưới nhé:

- Thiếu máu, thiếu sắt

Đây là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng kinh nguyệt ra cục máu đông. Con gái đừng chủ quan nghĩ rằng chỉ cần bổ sung chất sắt là ổn nhé! Hãy đi khám và làm xét nghiệm để xác định mức độ hemoglobin trong máu trước đã, nếu kết quả hemoglobin trong máu thấp - bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống phù hợp nè.

- U xơ tử cung:

Một dạng khối u lành tính thường gặp ở tử cung, đó là u xơ tử cung. Hội chị em có thể mắc phải bệnh này khi lượng estrogen tăng cao, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra nhiều máu cục.

- Rối loạn nội tiết tố:

Hormone progesterone và estrogen khi bị xáo trộn sẽ gây ra sự phát triển của một lớp lót tử cung quá dày, khiến cho lượng máu kinh xuất hiện nhiều hơn thông thường kèm theo tình trạng kinh nguyệt ra nhiều máu cục. Đây cũng có thể là biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang.

- Lạc nội mạc tử cung:

Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung, hoạt động tương tự niêm mạc nội mạc tử cung và đến ngày "đèn đỏ" thì bong ra, theo máu kinh bong chảy ra ngoài - có hình dạng như những cục máu đông lớn. Điều này làm cho chị em nhận thấy hiện tượng kinh nguyệt ra máu cục. Tuy đây là bệnh lý lành tính, nhưng vẫn có khả năng dẫn đến vô sinh ở phụ nữ, vì thế chị em nên đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị chuẩn xác nhất nhé.

- Polyp:

Căn bệnh này khiến hình thành các khối u, khi chúng phát triển lớn dẫn sẽ gây ra chèn ép mẫu chảy của máu từ tử cung vào "ngày ấy", dẫn tới việc kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông. Đa số các khối polyp là lành tính, nhưng một số polyp có khả năng hóa thành ác tính [ung thư] nếu như không được điều trị kịp thời. Nếu gặp những triệu chứng bất thường như ra máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục, giữa chu kỳ kinh hoặc sau khi thụt rửa âm đạo, dịch tiết âm đạo quá nhiều màu trắng hoặc vàng... hội chị em cần đến sớm gặp bác sĩ để khám và có chẩn đoán chính xác nha.

Cách chẩn đoán nguyên nhân khiến máu kinh vón cục

Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về chu kỳ kinh như bạn có trải qua phẫu thuật vùng chậu hay chưa, có đang sử dụng biện pháp tránh thai hay đã từng có thai. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tử cung, có thể cho bạn tiến hành các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh [siêu âm, MRI] nhằm phát hiện u xơ, lạc nội mạc tử cung hay những lý do cản quá trình co bóp tử cung.

Cách điều trị kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông

Để cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra nhiều máu cục, hội chị em có thể thực hiện một số phương pháp tại nhà như sau:

- Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước.

- Có chế độ ăn uống lành mạnh để bổ sung chất sắt.

- Thường xuyên tập thể dục nhằm giảm các cơn đau bụng. Các bài tập Yoga đơn giản có thể kể đến như: Động tác nằm ôm chân, nằm vặn người, chân áp sát vào tường, đứng gập bụng...

- Tránh dùng Aspirin để giảm đau. Điều này có thể khiến máu chảy nhiều hơn và làm tình trạng máu đông trở nên tồi tệ.

Nếu tình trạng kinh nguyệt ra máu cục không có dấu hiệu suy giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, con gái hãy đến ngay bác sĩ để được thăm khám và nhận toa thuốc đặc trị nhằm cân bằng nội tiết tố và kiểm soát lượng máu nha. Để điều trị tình trạng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp sau:

- Thuốc tránh thai nội tiết tố giúp ức chế sự phát triển của nội mạc tử cung. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc Tranexamic Acid tác động đến quá trình đông máu.

- Nếu nguyên nhân gây ra máu đông trong kỳ kinh là do khối u tử cung, bạn gái sẽ cần phẫu thuật để loại bỏ sự tăng trưởng của u.

Hy vọng qua bài viết này, Kotex đã mang đến những thông tin hữu ích cho con gái về hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông. Còn rất nhiều bài viết giải đáp các thắc mắc khác của chị em về sức khoẻ cũng như chu kỳ kinh nguyệt ở Góc Chuyên Gia của Kotex, đừng bỏ lỡ nhé!

Mọi người có thể lo lắng nếu họ nhận thấy cục máu đông trong máu kinh nguyệt. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn bình thường và hiếm khi gây lo ngại. Các cục máu đông bao gồm máu, các sản phẩm phụ của máu, mô bong tróc bị tống ra khỏi tử cung trong kỳ kinh và chất nhầy. Chúng thường có màu đỏ sẫm. Hỗn hợp này sau đó được tống ra khỏi tử cung qua cổ tử cung và ra khỏi âm đạo.

1. Các cục máu đông bình thường và bất thường

Các cục máu kinh là hỗn hợp của các tế bào máu, mô từ niêm mạc tử cung và protein trong máu. Đây là chức năng đông máu bình thường xảy ra tương tự ở các bộ phận khác trong cơ thể khi chấn thương mô, chẳng hạn như vết cắt hoặc vết rách.

Khi hành kinh xảy ra, cơ thể sẽ giải phóng các protein đông máu khiến máu trong tử cung bị đông lại. Sự đông máu này ngăn chặn các mạch máu trong niêm mạc tử cung tiếp tục chảy máu. Khi lượng máu là đáng kể, các protein đông máu có thể bắt đầu kết tụ lại với nhau, dẫn đến máu kinh vón cục.

Nếu các cục máu đông nhỏ, chỉ thỉnh thoảng xuất hiện, thường đầu chu kì kinh, chúng thường không có gì phải lo lắng. Nếu như thường xuyên xuất hiện thì có thể báo hiệu một tình trạng y khoa cần được thăm khám. Ngoài ra, một số bệnh lý cũng có thể gây ra cục máu đông lớn kèm với đau bụng nhiều.

Cục máu đông lớn

Gặp bác sĩ nếu bạn bị chảy máu kinh nhiều hoặc có cục máu đông lớn. Chảy máu kinh được coi là nhiều nếu bạn phải thay băng vệ sinh mỗi hai giờ hoặc ít hơn.

Bạn cũng nên thăm khám bác sĩ ngay lập tức nếu xuất hiện các cục máu đông lớn khi mang thai. Đó có thể là dấu hiệu của sẩy thai.

2. Điều gì gây ra cục máu đông trong chu kì kinh nguyệt?

Hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ bong tróc niêm mạc tử cung. Lớp niêm mạc tử cung này còn được gọi là nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung phát triển và dày lên trong suốt tháng để đáp ứng với estrogen, một nội tiết tố nữ. Mục đích của nó là giúp hỗ trợ trứng được thụ tinh. Nếu quá trình thụ thai không xảy ra, các thay đổi nội tiết tố sẽ báo hiệu lớp nội mạc bị bong ra và hành kinh sẽ xảy ra.

Khi niêm mạc tử cung bong ra, nó nằm dưới cổ tử cung, chờ cổ tử cung co bóp và trục xuất nó. Để hỗ trợ sự phân hủy của máu và mô dày này, cơ thể sẽ giải phóng các chất chống đông máu để làm loãng máu.Từ đó, cho phép nó đi qua tự do hơn. Tuy nhiên, khi dòng máu vượt quá khả năng sản xuất các chất chống đông máu của cơ thể, các cục máu đông được hình thành.

Sự hình thành cục máu đông phổ biến nhất trong những ngày lượng máu nhiều. Đối với nhiều phụ nữ có chu kì kinh bình thường, ngày chảy máu nhiều thường xảy ra vào đầu giai đoạn hành kinh. Thời gian hành kinh được coi là bình thường nếu chảy máu kéo dài 4 đến 5 ngày. 

>> Xem thêm bài viết về chu kì kinh nguyệt để nhận biết những dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến sức khoẻ.

3. Nguyên nhân cơ bản hình thành cục máu đông là gì?

Các yếu tố vật lý và nội tiết tố có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn và tạo ra lượng máu kinh nhiều. Chảy máu nhiều làm tăng cơ hội phát triển cục máu đông.

3.1 Tắc nghẽn tử cung

Các yếu tố cản trở tử cung có thể gây thêm áp lực lên thành tử cung. Điều đó có thể làm tăng chảy máu kinh và hình thành cục máu đông.

Chúng cũng có thể cản trở khả năng co bóp tử cung. Khi tử cung co bóp không đúng cách, máu chảy ra và đông lại bên trong khoang tử cung. Từ đó, hình thành các cục máu đông.

Tắc nghẽn tử cung có thể được gây ra bởi:

U xơ thường là khối u không ung thư, phát triển trong thành tử cung. Bên cạnh chảy máu kinh nặng, nó cũng có thể gây ra: chảy máu kinh không đều, đau lưng dưới, bụng nhô to ra, vấn đề sinh sản,…

>> Xem thêm bài viết về u xơ tử cung để hiểu rõ hơn về tình trạng u xơ cơ tử cung và chủ động phòng tránh những biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản

U xơ tử cung gây tắc nghẽn tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, ở các vị trí khác của đường sinh sản và ngoài đường sinh sản. Trong khoảng thời gian của kỳ kinh, nó có thể tạo ra: đau đớn, buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy, khó chịu khi quan hệ, đau vùng xương chậu, chảy máu bất thường,…

Adenomyosis xảy ra khi niêm mạc tử cung phát triển thành tử cung. Điều đó khiến tử cung to ra và dày lên. Ngoài chảy máu kéo dài, tình trạng này có thể khiến tử cung phát triển gấp hai đến ba lần kích thước bình thường.

Mặc dù hiếm gặp, khối u ung thư ở tử cung và cổ tử cung có thể dẫn đến chảy máu kinh nặng.

3.2 Mất cân bằng hormon

Để phát triển và dày lên đúng cách, niêm mạc tử cung phải dựa vào sự cân bằng các nội tiết tố estrogen và progesterone. Nếu có quá nhiều hoặc quá ít một trong hai chất, bạn có thể bị chảy máu kinh nặng.

Nguyên nhân có thể gây mất cân bằng nội tiết tố là:

  • Tiền mãn kinh
  • Mãn kinh
  • Tăng hoặc giảm cân đáng kể
Tăng hoặc giảm cân cũng có thể gây mất cân bằng nội tiết tố

Triệu chứng chính của sự mất cân bằng nội tiết tố là kinh nguyệt không đều. Ví dụ: thời gian hành kinh của bạn có thể muộn hơn hoặc lâu hơn bình thường hoặc bỏ lỡ chúng hoàn toàn.

3.3 Sẩy thai

Có đến một nửa số trường hợp bị sảy thai trong quá trình mang thai. Thậm chí, nhiều trường hợp mất thai xảy ra trước khi người phụ nữ biết mình có thai. Khi sẩy thai sớm, có thể dẫn đến chảy máu nặng, đau bụng và xuất hiện cục máu đông.

3.4 Bệnh Von Willebrand

Chảy máu kinh nhiều cũng có thể được gây ra bởi bệnh Von Willebrand [VWD]. VWD là bệnh hiếm, khoảng 5 – 24% phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nặng mãn tính bị ảnh hưởng.

VWD có thể là nguyên nhân của chu kỳ kinh nhiều nếu nó xảy ra thường xuyên. Bạn dễ bị chảy máu sau một vết cắt nhỏ hoặc nướu dễ bị chảy máu. Gặp bác sĩ nếu bạn nghi ngờ đây là nguyên nhân gây chảy máu nặng.

4. Biến chứng

Gặp bác sĩ nếu bạn thường xuyên có cục máu đông lớn trong máu kinh. Một trong những biến chứng chính của chảy máu kinh nhiều là thiếu máu thiếu sắt. Đây là tình trạng trong máu không đủ lượng sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Các triệu chứng bao gồm: mệt mỏi, xanh xao, đau ngực,…

5. Làm thế nào để xác định nguyên nhân của cục máu đông?

Để xác định nguyên nhân cơ bản của cục máu đông trong máu kinh, bác sĩ có thể hỏi bạn về những điều ảnh hưởng đến chu kì kinh. Ví dụ, bạn có phải đã phẫu thuật vùng chậu, sử dụng biện pháp tránh thai hoặc đã từng có thai. Họ cũng sẽ kiểm tra tử cung của bạn.

Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm máu để tìm sự mất cân bằng nội tiết tố. Các xét nghiệm hình ảnh, như MRI hoặc siêu âm, có thể được sử dụng để kiểm tra u xơ, lạc nội mạc tử cung hoặc các vật cản quá trình co bóp tử cung khác.

6. Các cục máu đông được điều trị như thế nào?

Kiểm soát chảy máu kinh nặng là cách tốt nhất để kiểm soát cục máu đông xuất hiện trong chu kì kinh. 

Các biện pháp tránh thai nội tiết tố có thể ức chế sự phát triển của niêm mạc tử cung. Các biện pháp này cũng có thể có lợi trong việc làm chậm sự phát triển của u xơ trong tử cung.

Ngoài ra, nếu như không muốn sử dụng nội tiết tố, một lựa chọn phổ biến khác là thuốc Tranexamic Acid, ảnh hưởng đến quá trình đông máu.

Sử dụng thuốc tránh thai thay nội tiết tố có thể giúp kiểm soát cục máu đông

Đôi khi các thủ thuật có thể được dùng để xác định nguyên nhân gây chảy máu kinh nặng.

Đối với những phụ nữ có khối u tăng trưởng trong tử cung như u xơ tử cung, phẫu thuật để loại bỏ sự tăng trưởng có thể là cần thiết. Loại phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào kích thước và vị trí của u xơ. Nếu u xơ phát triển lớn, bạn có thể cần phẫu thuật cắt bỏ chúng. Nếu u xơ tăng trưởng nhỏ, phẫu thuật nội soi thường được sử dụng. Ngoài ra, một số phụ nữ có thể lựa chọn cắt bỏ tử cung của họ.

Tóm lại, bạn có thể ngạc nhiên khi thấy một khối máu kinh vón cục. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, cục máu đông là một phần tự nhiên của máu kinh. Máu kinh vón cục đi kèm với chu kỳ kinh nhiều có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Điều đó thường không là vấn đề, nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe. Khi đó bạn cần được thăm khám và điều trị phù hợp.

Video liên quan

Chủ Đề