Tại sao nên đảm phán trực tuyến đấu giá trực tuyến

Lan tỏa hình thức đấu giá trực tuyến

[ĐCSVN] – Đấu giá trực tuyến là hình thức mới ở Việt Nam, nên cần có thời gian để tổ chức, cá nhân, người tham gia đấu giá tổ chức đấu giá tài sản nhận ra được tính ưu việt của hình thức này, Vì vậy, trước hết các tổ chức đấu giá cần cùng nhau chia sẻ, hợp tác để lan tỏa hình thức đấu giá văn minh này tới xã hội.

Đấu giá trực tuyến là một trong những hình thức đấu giá được quy định tại Điều 40 của Luật Đấu giá tài sản 2016, có hiệu lực từ 1/7/2017.

Ngày 3/6, Công ty đấu giá hợp danh số 5 Quốc gia tổ chức Tọa đàm, giao lưu về hình thức đấu giá trực tuyến. Đây là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước trở thành tổ chức đấu giá tài sản đủ điều kiện thực hiện đấu giá trực tuyến theo quy định của Luật.

Ông Quản Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Đấu giá Hà Nội, Tổng Giám đốc Công ty Đấu giá hợp danh số 5 cho biết: Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và xu hướng toàn cầu hóa, đấu giá trực tuyến sẽ mở ra một trang mới, hướng tới những cuộc đấu giá không bị giới hạn về thời gian, không gian và vị trí địa lý. Người tham gia đấu giá dù ở bất kỳ nơi nào cũng chỉ cần có máy tính hoặc thiết bị thông minh kết nối mạng internet là có thể đăng ký tham gia không chỉ một mà nhiều cuộc đấu giá cùng lúc, đang được kỳ vọng tạo ra thị trường mua bán công khai, minh bạch nhưng vẫn đảm bảo bảo mật thông tin của khách hàng.

Ưu điểm của hình thức này là nó có tính bảo mật, tính công khai minh bạch rất cao, giảm thiểu tình trạng thông đồng dìm giá và có thể cho phép nhiều người ở tất cả các địa phương, địa điểm tham gia đấu gía cùng lúc.

Ông Quản Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Đấu giá Hà Nội, Tổng Giám đốc Công ty Đấu giá hợp danh số 5 chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: TH.

Tuy nhiên, khó khăn là đòi hỏi tổ chức đấu giá tài sản phải có một cơ sở vật chất tốt, đáp ứng đầy đủ các điều kiện khắt khe , đặc biệt là phần mềm đấu giá trực tuyến hiện đại và đội ngũ nhân viên kỹ thuật để vận hành phần mềm này.

Anh Nguyễn Phạm Vũ, Công ty đấu giá 2EHT chỉ ra: Hiện nay, đang bị vướng ở Luật là đấu giá trực tuyến lại chỉ cấp cho 1 đơn vị đấu giá, chứ không phải cho một công ty trung gian để cho các tổ chức đấu giá cho thuê phần mềm…

Hơn nữa, mặc dù Công ty Đấu giá số 5 sẵn sàng chia sẻ cơ sở dữ liệu, hạ tầng theo hình thức cho thuê, dùng chung nhưng ông Vũ lo lắng rằng khách hàng bên Công ty ông có thể bị “dồn” hết sang Công ty số 5. Vì vậy, ông Vũ đề nghị trong trường hợp Công ty ông thuê đường truyền để tiến hành đấu giá trực tuyến thì sẽ có logo của Công ty mình giới thiệu đến khách hàng.

Trong khi đó, ông Nguyễn Huy Dương [Công ty Đấu giá Avalue] lại cho rằng, nếu khách hàng có tài sản thuê Công ty ông đấu giá trực tuyến thì ông sẽ thỏa thuận với Công ty Đấu giá số 5, trong đó có cả việc thỏa thuận chia lợi nhuận.

Trước mắt, ông Dương mong muốn thí điểm gửi một số khách hàng có nhu cầu sang Công ty Đấu giá số 5 trong vòng 6 tháng. Còn về lâu dài, theo ông Dương, Hội Đấu giá viên cần đứng ra xây dựng nền tảng chung cho các công ty đấu giá và việc này đòi hỏi phải kiến nghị sửa Luật Đấu giá tài sản.

Đại diện Hiệp hội Bất động sản Việt Nam – Phó Tổng Thư ký Nguyễn Văn Đính nhận định hình thức đấu giá trực tuyến sẽ là xu hướng mà xã hội, tất cả các ngành kinh tế sử dụng, áp dụng. Theo ông, cách làm quy củ, bài bản trong giao dịch bất động sản chính là kết hợp với tổ chức đấu giá, đấu thầu.

“Trong Hiệp hội bất động sản Việt Nam có trên 1.000 sàn giao dịch bất động sản. Khi không có ai thẩm định, công khai, minh bạch thì người tiêu dùng bị hậu quả trực tiếp”, ông Đính nói.

Trực tiếp giải đáp một số băn khoăn của các công ty đấu giá, Tổng Giám đốc Công ty Đấu giá số 5 Quản Văn Minh nhấn mạnh, khi các khách hàng của các công ty đấu giá có nhu cầu đấu giá trực tuyến thì phía Công ty Đấu giá số 5 sẽ ký hợp đồng hợp tác.

Công ty Đấu giá số 5 cũng cam kết hỗ trợ các công ty đấu giá trong trường hợp xây dựng trang tin độc lập để cùng nhau lan tỏa hình thức đấu giá văn minh này, sao cho các tổ chức đấu giá chủ động triển khai .

Phía Công ty Đấu giá số 5 còn bảo đảm tính bảo mật, an toàn thông tin của mình với các tính năng bảo mật hiện đại nhất như 3 cửa khóa để truy cập vào trang web, sử dụng 2 hệ thống máy chủ hoạt động song song, hệ thống Window Server 2019…/.

Vy Anh

Mục lục bài viết

  • 1. Đấu giá tài sản là gì?
  • 2. Đấu giá trực tuyến là gì?
  • 3. Tổ chức cuộc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến
  • 4. Điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến
  • 5. Trách nhiệm của tổ chức đấu giá tài sản vận hành Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến
  • 6. Trình tự thực hiện cuộc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến

1. Đấu giá tài sản là gì?

Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản thông qua thủ tục trả giá công khai giữa nhiều người muốn mua và người trả giá cao nhất là người được quyền mua tài sản bán.

2. Đấu giá trực tuyến là gì?

Điều 40 Luật đấu giá tài sản quy định tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản đấu giá lựa chọn một trong các hình thức sau đây để tiến hành cuộc đấu giá:

a] Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá;

b] Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá;

c] Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp;

d] Đấu giá trực tuyến.

Như vậy, đấu giá trực tuyến là một trong những hình thức đấu giá, hình thức nàycho phép người tham gia đấu giá các sản phẩm hoặc các dịch vụ thông qua Internet.

Hệ thống đấu giá trực tuyến được xây dựng với mục tiêu là cung cấp một môi trường ảo trên internet giúp cho các tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa gặp gỡ khách hàng và trao đổi buôn bán nhanh chóng, tiện lợi thông qua hình thức đấu giá. Người bán có thể bán được sản phẩm hàng hóa của mình và người mua có thể mua được sản phẩm hàng hóa với một giá có thể trả cho sản phẩm hàng hóa đó.

3. Tổ chức cuộc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến

Điều 9 Nghị định 62/2017/NĐ-CP quy định:

Trong trường hợp cuộc đấu giá được thực hiện bằng hình thức đấu giá trực tuyến thì tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá tài sản quy định tại Chương III và Chương IV của Luật đấu giá tài sản và quy định tại Chương III của Nghị định này.

Tổ chức đấu giá tài sản sử dụng Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến của tổ chức mình hoặc ký hợp đồng với tổ chức đấu giá tài sản khác có Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để tổ chức cuộc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến.

Trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện hoặc trường hợp tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá thì Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng ký hợp đồng với tổ chức đấu giá tài sản có Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để tổ chức cuộc đấu giá.

Đấu giá viên được tổ chức đấu giá tài sản phân công, thành viên được Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng phân công chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện cuộc đấu giá trực tuyến.

Ngoài việc thông báo công khai đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 57 của Luật đấu giá tài sản, tổ chức đấu giá tài sản thực hiện cuộc đấu giá dưới hình thức trực tuyến đăng tải thông báo công khai việc đấu giá trên hệ thống thông tin điện tử đấu giá trực tuyến theo thỏa thuận với người có tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.

Chi phí thuê tổ chức đấu giá tài sản có Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để tổ chức cuộc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến được tính vào chi phí đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 66 của Luật đấu giá tài sản.

Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thông tin và truyền thông, pháp luật về thương mại điện tử.

4. Điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến

Điều 13 Nghị định 62/2017/NĐ-CP quy định, điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến như sau:

Tổ chức đấu giá tài sản thiết lập Trang thông tin điện tử để tổ chức cuộc đấu giá dưới hình thức đấu giá trực tuyến theo quy định của Luật đấu giá tài sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a] Có hệ thống hạ tầng kỹ thuật để thực hiện đấu giá trực tuyến;

b] Có đội ngũ nhân viên điều hành hệ thống kỹ thuật Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến;

c] Có phương án, giải pháp kỹ thuật bảo đảm vận hành an toàn hệ thống kỹ thuật Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật để thực hiện cuộc đấu giá trực tuyến phải có các chức năng tối thiểu sau đây:

a] Đảm bảo tính an toàn, bảo mật về tài khoản truy cập và toàn vẹn dữ liệu, việc tham gia trả giá, giá đã trả và các thông tin về người tham gia đấu giá;

b] Ghi nhận và lưu trữ tất cả mức giá được trả trong cuộc đấu giá, việc rút lại giá đã trả và những thông tin cần thiết khác trong quá trình diễn ra cuộc đấu giá trực tuyến;

c] Hiển thị công khai, trung thực giá trả của người tham gia đấu giá; trích xuất được lịch sử việc trả giá trên hệ thống đấu giá trực tuyến;

đ] Hiển thị mức giá cao nhất được hệ thống đấu giá trực tuyến ghi nhận 30 giây một lần để những người tham gia đấu giá có thể xem được.

Điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến được thẩm định theo quy định sau:

Tổ chức đấu giá tài sản gửi Đề án thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến đến Sở Tư pháp nơi tổ chức đấu giá tài sản có trụ sở.

Giám đốc Sở Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng thẩm định điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng; thành phần Hội đồng gồm đại diện Sở Tư pháp làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu giá, công nghệ thông tin.

Hội đồng thẩm định điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến xem xét, thẩm định theo các nội dung sau đây:

a] Cơ sở pháp lý và sự cần thiết phải thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến;

b] Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự vận hành Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến;

c] Tính an toàn, bảo mật của hệ thống đấu giá trực tuyến;

d] Tính năng hiển thị, ghi nhận, lưu giữ, trích xuất của hệ thống đấu giá trực tuyến;

đ] Phương án, giải pháp kỹ thuật bảo đảm vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật;

e] Tính khả thi, hiệu quả của việc triển khai hệ thống đấu giá trực tuyến trong thực tiễn.

Phê duyệt tổ chức đấu giá tài sản đủ điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến được thực hiện như sau:

Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được Đề án thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, phê duyệt tổ chức đấu giá tài sản đủ điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến.

Danh sách tổ chức đấu giá tài sản có Trang thông tin điện tử đủ điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để đăng tải trên Trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản.

5. Trách nhiệm của tổ chức đấu giá tài sản vận hành Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến

Tổ chức đấu giá tài sản vận hành Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến có trách nhiệm sau đây:

- Vận hành Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến; chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá trực tuyến do mình thực hiện;

- Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và vận hành Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến theo quy định của Luật đấu giá tài sản, Nghị định này và pháp luật có liên quan;

- Dừng cuộc đấu giá trực tuyến và thông báo ngay cho người có tài sản quyết định thời gian đấu giá lại trong trường hợp do lỗi kỹ thuật của hệ thống đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản khiến cuộc đấu giá không bắt đầu được; hủy cuộc đấu giá trực tuyến trong trường hợp do lỗi kỹ thuật của hệ thống đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản khiến người tham gia đấu giá không tiếp tục trả giá được sau khi cuộc đấu giá bắt đầu và thông báo cho người có tài sản biết để quyết định thời gian đấu giá lại;

- Bảo mật thông tin về người tham gia đấu giá, tài khoản truy cập trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Bồi thường thiệt hại do lỗi mà tổ chức gây ra trong quá trình vận hành trang thông tin điện tử theo quy định của pháp luật;

- Ban hành, hướng dẫn và công bố trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến cách thức đăng ký tài khoản, việc sử dụng tài khoản, cách thức trả giá, phương thức đấu giá, thời điểm bắt đầu tiến hành đấu giá và thời điểm kết thúc đấu giá, bước giá và công bố kết quả đấu giá trên hệ thống đấu giá trực tuyến.

Và phải tuân thủ nguyên tắc đấu giá trực tuyến như sau:

- Tuân thủ quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

- Bảo mật về tài khoản truy cập, thông tin về người tham gia đấu giá và các thông tin khác theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm tính khách quan, minh bạch, an toàn, an ninh mạng.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản, người tham gia đấu giá và cá nhân, tổ chức có liên quan.

6. Trình tự thực hiện cuộc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến

Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 62/2017/NĐ-CP, trình tự thực hiện cuộc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến như sau:

- Tổ chức đấu giá tài sản đăng tải Quy chế cuộc đấu giá trên Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến.

- Khi đăng ký tham gia đấu giá, người tham gia đấu giá được cấp một tài khoản truy cập; được hướng dẫn về cách sử dụng tài khoản, cách trả giá và các nội dung cần thiết khác trên Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để thực hiện việc đấu giá trực tuyến.

- Người tham gia đấu giá sử dụng tài khoản của mình và thực hiện việc trả giá theo phương thức đấu giá, thời điểm bắt đầu tiến hành đấu giá và thời điểm kết thúc đấu giá, bước giá đã được công bố.

- Tại thời điểm kết thúc cuộc đấu giá, đấu giá viên được tổ chức đấu giá tài sản, thành viên được Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng phân công chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện cuộc đấu giá trực tuyến xác định người trúng đấu giá như sau:

+ Trường hợp việc trả giá được thực hiện bằng phương thức trả giá lên thì người trúng đấu giá là người có mức trả giá cao nhất được hệ thống thông tin đấu giá trực tuyến ghi nhận tại thời điểm kết thúc việc trả giá;

+ Trường hợp việc trả giá được thực hiện bằng phương thức đặt giá xuống thì người trúng đấu giá là người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc giá đã giảm được hệ thống thông tin đấu giá trực tuyến ghi nhận.

- Đấu giá viên được tổ chức đấu giá tài sản, thành viên được Hội đồng đấu giá tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng phân công chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện cuộc đấu giá trực tuyến căn cứ kết quả xác định người trúng đấu giá quy định tại khoản 4 Điều này công bố người trúng đấu giá trên hệ thống đấu giá trực tuyến ngay sau khi cuộc đấu giá kết thúc.

- Kết quả cuộc đấu giá trực tuyến được đăng công khai trên hệ thống đấu giá trực tuyến và được gửi vào địa chỉ điện tử của người tham gia đấu giá đã đăng ký với tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng ngay sau khi công bố người trúng đấu giá trên hệ thống đấu giá trực tuyến.

Thông báo kết quả đấu giá trực tuyến

- Tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thông báo kết quả đấu giá cho người trúng đấu giá ngay sau khi có kết quả đấu giá trực tuyến.

- Thông báo phải ghi rõ các thông tin về tài sản đấu giá, thời điểm bắt đầu và kết thúc việc trả giá, thời điểm hệ thống đấu giá trực tuyến ghi nhận giá trúng đấu giá.

Biên bản cuộc đấu giá trực tuyến

Biên bản cuộc đấu giá trực tuyến phải ghi nhận thời điểm bắt đầu tiến hành đấu giá, thời điểm kết thúc cuộc đấu giá, số người tham gia đấu giá, giá trúng đấu giá, người trúng đấu giá. Diễn biến của cuộc đấu giá được hệ thống đấu giá trực tuyến ghi nhận phải được trích xuất, có xác nhận của tổ chức đấu giá tài sản vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến và đính kèm biên bản đấu giá.

Biên bản đấu giá phải được lập tại thời điểm kết thúc việc trả giá và có chữ ký của đấu giá viên, thành viên được Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng phân công chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện cuộc đấu giá trực tuyến, người ghi biên bản, người có tài sản đấu giá. Trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện thì biên bản đấu giá còn phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng.

Biên bản đấu giá được gửi cho người trúng đấu giá để ký. Việc sử dụng chữ ký số trong biên bản đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề