Bài hát hạt gạo làng ta của tác giả nào năm 2024

Bài hát nổi tiếng "Hạt gạo làng ta" của nhạc sĩ Trần Viết Bính [phổ nhạc bài thơ cùng tên của nhà thơ Trần Đăng Khoa] từ lâu đã rất quen thuộc với nhiều thế hệ người yêu nhạc. Hoàn cảnh ra đời của bài hát có chi tiết rất thú vị, đó là những giai điệu của ca khúc này được hình thành trong một lần nhạc sĩ đạp xe xuống cơ sở.

Đó là vào một buổi sáng của năm 1970, nhạc sĩ đến nhà một anh bạn để rủ anh cùng đi xuống huyện Nghĩa Hưng công tác [lúc bấy giờ Nghĩa Hưng đang xây dựng trại giống lúa trung tâm của tỉnh Nam Định]. Trong khi đợi anh bạn sắp xếp ba lô, ngồi trước bàn học của cháu nhỏ con trai anh, nhạc sĩ rút ở giá sách của cháu ra một tập thơ. Tác giả của tập thơ này hồi đó là một thiếu nhi. Có một bài thơ trong tập thơ cuốn hút ông ngay - bài thơ "Hạt gạo làng ta".

Rồi trên quãng đường khoảng ba mươi cây số, đường nhiều "ổ gà" từ TP Nam Định đi xuống xã, lời của bài thơ cứ luẩn quẩn ở trong đầu nhạc sĩ không dứt ra được. Chân đạp xe mà miệng cứ ngâm nga những âm thanh, gắn giai điệu cho những đoạn thơ vừa đọc.

Đến xã, trút ba lô ra khỏi vai, nhạc sĩ Trần Viết Bính ghi lại ngay những âm thanh vừa được nghĩ ra trên đường đi. Và như thế bài hát "Hạt gạo làng ta" ra đời... "Hạt gạo làng ta" là bài thơ của Trần Đăng Khoa được in trong tập thơ "Từ góc sân nhà em". Đó là những câu thơ diễn tả nỗi vất vả, cực nhọc, một nắng hai sương của người nông dân Việt Nam đã được Trần Đăng Khoa khắc họa khá rõ nét.

Nói về bài thơ này, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có dịp nhắc đến công lao của nhạc sĩ Trần Viết Bính: "Tôi nghĩ bài thơ này cũng như những bài thơ khác của tôi thôi. Nhưng có lẽ được phổ cập và nhiều người biết đến, tôi nghĩ có được sự phổ cập ấy phải nhờ đến âm nhạc. Đây là một bài thơ rất may mắn được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ thành bài hát".

Là đồng tác giả của ca khúc được nhiều người yêu thích nhưng nhạc sĩ Trần Viết Bính và nhà thơ Trần Đăng Khoa phải đợi 30 năm sau mới có dịp gặp nhau. Nhạc sĩ Trần Viết Bính trước đây công tác ở Nhà Văn hoá TP Nam Định. Năm 1985, nhà thơ Trần Đăng Khoa mới có dịp về Nam Định nhưng nhạc sĩ đã chuyển vào tỉnh Đồng Nai sinh sống. Năm 1989, nhạc sĩ qua Mát-xcơ-va, đội mưa tuyết tìm đến Trường M. Goóc-ki thăm nhà thơ [lúc này Trần Đăng Khoa đang học ở Học viện Văn học M. Goóc-ki], nhưng dịp đó, nhà thơ lại đi thực tế. Năm 2000, Đài Truyền hình Việt Nam trong chuyên mục "Những bài hát còn xanh", giới thiệu bài hát "Hạt gạo làng ta". Nhờ thế nhạc sĩ Trần Viết Bính và nhà thơ Trần Đăng Khoa mới có dịp "gặp nhau" ở trên... truyền hình.

Đó là bài hát Hạt gạo làng ta phổ từ bài thơ cùng tên của thần đồng Trần Đăng Khoa một thời. Tác giả ca khúc là Trần Viết Bính – một nhạc sĩ không xa lạ đối với nhiều người yêu nhạc Việt Nam vì ngay từ những năm 1957-1958, đã là tác giả bài hát Dòng sông rất nổi tiếng viết về chủ đề đấu tranh thống nhất: “Nhà em ở phía bên sông. Nhớ ngày phiên chợ còn đông, đôi bờ chưa cách dòng sông, anh thường sang chung nột cánh đồng…”. Hồi đó, cùng chủ đề này còn có ba bài hát khác cũng rất nổi tiếng: Tình ca [Hoàng Việt], Câu hò bên bờ Hiền Lương [Hoàng Hiệp] và Bạn ơi lắng nghe Bến Hải tâm tình [Vĩnh Cát].

Những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước, tình cờ đọc được bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa in trong một tập sách, đang là cán bộ của ngành văn hóa tỉnh Nam Định, Trần Viết Bính rất thích và quyết định sẽ phổ thành bài hát.

Hồi đó, ông thường xuyên phải đạp xe về các vùng nông thôn để công tác và dàn dựng văn nghệ. Trên đường đạp xe, ông đã phổ xong bài thơ. Trần Viết Bính nói rằng, nếu không có những lần đạp xe nhiều như thế, ông đã không có bài hát. Lúc này ông phụ trách và dàn dựng cho một câu lạc bộ ca hát của thiếu nhi tỉnh Nam Định có tên Vàng Anh.

Sáng tác xong, ông bèn triển khai tập ngay cho câu lạc bộ này. Địa điểm tập vẫn ở nơi sơ tán tại một miền quê. Bà con nông dân đang làm ruộng đã dừng tay đến xem các em thiếu nhi tập và rất cảm động, có người chảy nước mắt xúc động khi nghe những lời ca trong bài: “Hạt gạo làng ta có bão tháng bảy, có mưa tháng ba, giọt mồ hôi sa những trưa tháng sáu, nước như ai nấu chết cả cá cờ, cua ngoi lên bờ mẹ em xuống cấy…”. Tập xong, Trần Viết Bính đưa các em lên Đài Tiếng nói Việt Nam thu thanh.

Sau khi phát trên làn sóng, bài hát được thiếu nhi và công chúng cả nước đón nhận và nhanh chóng lan tỏa. Bài hát này về sau được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ghi nhận và thưởng vì là một trong 20 ca khúc hay nhất viết về đề tài nông thôn, nông nghiệp.

Riêng tôi cho rằng đây là bài hát thiếu nhi hay nhất viết về đề tài này cho đến hôm nay. Hay bởi một giai điệu hết sức hồn nhiên, trong sáng, rất thiếu nhi, vừa giản dị, dễ hát lại vừa rất phong phú về âm điệu, hát thì rất “đã” và nghe thì rất thú vị. Hay bởi ý nghĩa sâu sắc của lời thơ, đã nói đúng được tình cảm tuổi thơ của nông thôn Việt Nam những tháng năm cả dân tộc phải oằn mình chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt và giặc dã tàn bạo.

Một chi tiết rất thú vị liên quan đến bài hát này là chính tác giả Trần Viết Bính sau đó đã nhớ nhầm em thiếu nhi lĩnh xướng bài hát tại buổi thu thanh hôm đó. Cũng bởi vì có quá nhiều tốp thiếu nhi đã hát bài này trong mấy chục năm qua và gần như không em nào không biết và yêu thích bài này.

Nhạc sĩ Trần Viết Bính thời trẻ

Mỗi con người đều có những duyên phận riêng trong nghề nghiệp cũng như chuyện riêng tư, đôi lứa. Trần Viết Bính bước vào con đường âm nhạc cũng thật tình cờ. Số là ông quê ở Thái Bình nhưng cha mẹ lại đưa cả nhà lên Nam Định lập nghiệp. Cha ông mở cửa hiệu bán các loại đàn. Cậu bé Bính rất thích cây đàn băng-giô an-tô có mặt da màu trắng, bầu đàn hình tròn và âm thanh vang, giòn, nghe rất vui tai. Thế là cậu đã tẩn mẩn tự tập gẩy khiến mặt đàn đen, bẩn nên không có khách nào mua chiếc này.

Cha cậu la mắng nhưng rồi cho hẳn cậu cây đàn này. Và cậu đã rất say sưa, tập đánh đượcc rất nhiều bài. Cậu còn quy tụ được thêm nhiều đứa trẻ khác để lập thành một ban nhạc thiếu nhi rồi tập chơi được nhiều bài. Lúc này cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, gia đình cậu chạy tản cư về một vùng kháng chiến, nơi đây đang có các nhạc sĩ nổi tiếng như Nguyễn Xuân Khoát, Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Tô Vũ… hoạt động. Thấy Bính sáng sủa, thông minh nhất đám nên Phạm Ngữ đã dạy cậu đánh đàn ghi-ta. Thế là từ đó, cậu lại càng say mê âm nhạc hơn và lao vào học nhạc, tập sáng tác. Bài hát đầu tiên cậu viết năm mới 16 tuổi có tên Núi Voi.

Trần Viết Bính có một kỷ niệm không bao giờ có thể quên. Đó là hồi năm 1946, cậu bé Bính khi ấy 12 tuổi [sinh năm 1934] được hát cho Bác Hồ nghe. Số là sau khi dự Hội nghị Fontaineublau ở Pháp, Bác Hồ về nước bằng tàu thủy. Khi cập bến cảng Hải Phòng, có rất nhiều đoàn đại biểu ra đón Bác, trong đó có thiếu nhi. Trần Viết Bính vinh hạnh được có mặt trong tốp thiếu nhi từ Thái Bình ra Hải Phòng đón Bác. Khi về đến một hội trường để nghe Bác nói chuyện, cậu đã được thay mặt các bạn hát cho Bác nghe bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng. Cậu được Bác xoa đầu và tặng kẹo.

Sau ngày hòa bình lập lại trên miền Bắc [năm 1954], Trần Viết Bính trở thành cán bộ ngành văn hóa của tỉnh Nam Định. Đến năm 1980, ông chuyển vào làm Giám đốc Nhà văn hóa trung tâm tỉnh Đồng Nai. Ông về hưu và hiện đang sinh sống tại đây.

Con người ta chẳng ai cưỡng lại được quy luật khắc nghiệt của thời gian. Chàng trai Trần Viết Bính bảnh bao, rất điển trai năm xưa với gương mặt sáng sủa, mái tóc bềnh bồng và nụ cười cùng ánh mắt lẳng, cái miệng điệu và rất… “điêu” thì nay đã là một bậc quá cao niên đang bước gần tới tuổi 90 [sinh năm 1934] với tóc bạc, da mồi nhầu nhĩ. Những bước đi đã loạng choạng. Sự tiếp nhận âm thanh của cái lỗ tai sành điệu năm nào nay chỉ còn được vài chục phần trăm. Nhưng cái đầu của ông thì vẫn tuyệt vời, thậm chỉ còn thông tuệ hơn xưa do năm tháng đã bồi đắp cho ông thêm nhiều tri thức và vốn sống.

Tôi bảo đảm rằng nhiều bạn trẻ không thể đánh đu với ông về khả năng tư duy, làm việc, sáng tạo. Đặc biệt là ông rất giỏi về công nghệ thông tin. Ông sử dụng máy tính thành thạo như các bạn trẻ. Tất nhiên là động tác thì chậm chạp hơn. Mọi việc liên quan đến âm nhạc như đánh vi-tính bản nhạc, hòa âm, phối khí ông thực hiện rất thành thạo trước máy tính.

Ít hơn ông một “giáp” tuổi nhưng tôi đã phải học ông lĩnh vực này và mỗi khi vấp, không tự xử lý, lại phải điện thoại hỏi ông. Nhưng nhiều việc không thể nói mà phải “chỉ tay” cụ thể. Ở xa nên việc này không thể. Ông đã nói tôi gửi vào qua email để ông khắc phục. Và chỉ vài phút sau, ông đã gửi ra cho tôi trong khi tôi mày mò mãi mà không tự giải quyết được.

Nhạc sĩ Trần Viết Bính hiện nay

Theo thời gian, sự nhạy cảm của bộ não cũng sẽ hạn chế dần. Nhưng riêng Trần Viết Bính dường như cưỡng lại được điều đó. Mọi sự kiện diễn ra trong đời sống đã tác động rất nhanh đến ông khiến ông tuôn ra âm nhạc khá dễ dàng. Lần đội tuyển bóng đá U23 nước vô địch Đông Nam Á cách đây ít năm đã khiến ông viết nên một ca khúc về bóng đá đầy sức cổ vũ, thôi thúc, tự hào. Ông cũng viết về việc chống dịch Covid-19 khá hiệu quả. Những chủ đề mang tính thời sự như vậy, nếu không có sự nhạy cảm, sắc bén thì không dễ có thể viết nên tác phẩm. Hiện nay, đang ở tuổi 87 nhưng ông vẫn làm việc đều đặn mỗi ngày trên máy tính. Quả là một năng lượng tuyệt vời!

Nói đến Trần Viết Bính phải nói đến tính cách rõ nhất là sự khảng khái, thẳng thắn, hào hiệp và một trái tim vô cùng lãng mạn và đa cảm. Thời trẻ và ngay cả đến khi đã qua tuổi trẻ, sức yêu đương của ông không biết mệt. Rất nhiều bóng hồng đã đi qua đời ông và đều để lại cho ông những ca khúc ghi dấu ấn. Những người giao du với ông từ thời trẻ kể rằng ông kông săn đuổi ai. Cái số đào hoa của ông khiến các bóng hồng cứ lượn lờ, le ve xung quanh khiến ông phát… mệt! Rồi họ ghen tức nhau mà cuối cùng cũng chấm hết.

Chàng Trần Viết Bính lúc nào đầu cũng chải bóng lộn, sức bri-xăng-tin thơm lừng, quần là phẳng lỳ, nếp sắc như lưỡi dao, đàn ngọt hát hay phải có đến hàng trăm những “souvenir” [kỷ niệm] như thế. Nhưng ông không “phản bội” ai bao giờ – tức là không tự dưng dừng lại, kết thúc mà toàn bị các người đẹp “ruồng bỏ” trước bởi họ muốn độc chiếm mà ông thì… không thể.

Tôi vẫn nói với mọi người: “Trần Viết Bính thuộc típ đàn ông chung thủy với… nhiều người!”. Vậy mà duyên số run rủi thế nào, rốt cuộc, ông đã kết duyện với một cô nàng hơn mình bảy tuổi để rồi tuôn ra năm người con. Chuyện rằng chàng Bính đẹp trai rất thích một “bà chị” xinh đẹp. Quan hệ “chị, em” ngọt xớt. Rồi đùng một cái, họ yêu nhau để “quay ngoắt 180 độ” thành “anh, em”.

Lại duyên phận đưa đẩy. Cuộc trăm năm này đứt gẫy để rồi đường ai nấy đi. Và bây giờ - những năm cuối đời, Trần Viết Bính có vẻ như mới gặp được đúng người của lòng mình để gắn bó, rủ rỉ bên nhau. Ông gặp được “nhân sự” này sau bao năm phiêu lưu chốn tình trường và đã “rửa tay gác kiếm”. Bà không phải dân âm nhạc nhưng đồng cảm được với mọi công việc nghề nghiệp của “ông xã”. Và có tai thưởng thức khá sành. Lại cũng chia sẻ sâu sắc được với mọi vui buồn trong cuộc sống cùng ông.

Trần Viết Bính là người rất nghĩa hiệp, luôn “giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha”. Thấy nhạc sĩ Dương Minh Ninh đã gần 100 tuổi, tác giả bài hát Tự túc rất nổi tiếng thời kỳ chống Pháp bị oan khuất và có cuộc sống bĩ cực, ông đã cất công tìm cách móc nối để minh oan mặc dù không có quan hệ gì. Số là Dương Minh Ninh quê ở Hội An, từng là người rất có công với cách mạng nhưng sau năm 1954 do quá đông con và nghè túng nên được tổ chức cho ở lại, không tập kết ra Bắc. Thế là sau này ông bị nghi oan là ở lại hoạt động cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Trần Viết Bính đã đi tìm mọi nhân chứng để xác nhận sự thật và công lao của vị nhạc sĩ không may kia. Chính tôi đã được ông rủ đến nhà một vị tướng ở Hà Nội trước kia biết rõ việc này. Sau nhiều ngày tháng kiên trì theo đuổi mục đích cao cả, cuối cùng Dương Minh Ninh được minh oan và được trả lại những quyền lợi chính đáng. Trần Viết Bính rất đỗi hạnh phúc trước kết quả mình theo đuổi. Chỉ tiếc vị nhạc sĩ tuổi đàn anh của ông hưởng niềm vui chưa được bao lâu thì qua đời.

Năm 2020, khi đã 86 tuổi, đi lại đã khó khăn nhưng hay tin nhạc sĩ Văn Ký mất tại Hà Nội, ông cũng đáp máy bay từ Biên Hòa ra tận nơi viếng người bạn hơn mình sáu tuổi. Ông ra chỉ bởi mỗi việc đó chứ không kết hợp việc gì. Ai biết cũng phải trân trọng những nghĩa cử cao quý của ông.

Ở Đồng Nai, giới lãnh đạo và anh em văn nghệ sĩ rất kính nể Trần Viết Bính. Thấy gì ngang tai, trái mắt, ông tỏ rõ thái độ, có tiếng nói phê phán thẳng thắn. Nhưng xong, lại rất vui vẻ, chan hòa. Mỗi dịp Tết nhất, các ngày lễ lạt, nhà ông luôn đông khách ra vào. Họ tự hào về ông – một người không sinh ra ở đây mà nặng tình gắn bó và có nhiều công sức đóng góp mà ca khúc “Đồng Nai mùa sầu riêng” khiến dân Đồng Nai rất yêu thích là một minh chứng.

Bài thơ Hạt gạo làng ta do ai phổ nhạc?

Đó là bài hát "Hạt gạo làng ta" của nhạc sỹ Trần Viết Bính, phổ thơ của thần đồng thơ Trần Đăng Khoa.

Hạt gạo làng ta ở đâu?

Dù chỉ là một trong số hàng chục con sông “chở nặng phù sa” cho vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhưng sông Kinh Thầy tại tỉnh Hải Dương, xưa nay đã được rất nhiều người biết đến qua bài thơ “Hạt gạo làng ta.”

Hạt gạo làng ta nói về điều gì?

- Bài thơ hạt gạo làng ta đã nói lên điều gì? Ca ngợi người lao động, ca ngợi hạt gạo. Để làm ra hạt gạo cần tốn nhiều công sức. Người nông dân tuy vất vả nhưng luôn vui vẻ, hạnh phúc vì đã làm việc tốt.

Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cây thể hiện điều gì?

– Đoạn thơ sử dụng điệp ngữ có nhằm nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên; sử dụng hình ảnh đối lập Cua ngoi lên bờ nhưng Mẹ em xuống cấy. Nhằm gợi tả hình ảnh lao động vất vả của người mẹ, đồng thời nhấn mạnh giá trị to lớn của hạt gạo được làm ra.

Chủ Đề