Bài thơ nhớ bác của huỳnh văn nghệ năm 2024

Hào khí của câu thơ như thúc giục, nâng bước, nhắc nhở những tâm hồn người Hà Nội rằng đi đâu về đâu hãy nhớ lấy gốc tích và vị thế của mình. Rất tiếc, người ta thường trích dẫn câu thơ song rất ít người đề cập tới tác giả của nó. Thậm chí, có người còn ngỡ đây là tác phẩm của cổ nhân, của thi sĩ nào đó ở thế kỷ trước.

Tác giả hai câu thơ trên là Huỳnh Văn Nghệ. Ông là một chiến sĩ cách mạng đồng thời là một nhà thơ [ông có thơ đăng báo từ giữa thập kỷ ba mươi của thế kỷ XX]. Hai câu thơ trên nằm trong bài "Nhớ Bắc" Huỳnh Văn Nghệ sáng tác năm 1944. Chính cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ là một trong những duyên cớ thúc đẩy Huỳnh Văn Nghệ sáng tác bài thơ. Bài thơ ra mắt bạn đọc lần đầu vào năm 1946, sau khi Cách mạng thành công. Đến năm 1948, nhân một dịp in lại, tác giả có chỉnh sửa một vài chỗ.

Tuy nhiên, theo ý kiến của ông Phan Định Công, người bạn thân thiết của Huỳnh Văn Nghệ thì bản viết ra năm 1944 là bản hay hơn cả.

"Nhớ Bắc" là bài thơ gồm 5 khổ, cả thảy 20 câu. Hai câu trích dẫn trên chính là hai câu cuối của khổ thơ đầu. Tiếp đó là: "Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng / Mà ta con cháu mấy đời hoang/ Vẫn nghe trong máu sầu xa xứ/ Non nước Rồng tiên nặng nhớ thương", cùng rất nhiều gợi nhớ tới giang sơn gấm vóc, trong đó có miền quan họ, đất Cổ Loa, hồ Hoàn Kiếm. Rõ ràng bài thơ không chỉ bó hẹp trong niềm cảm hoài của người đi xa với đất đế đô mà còn rộng ra trong niềm xót thương non nước hiển vinh hiện đang chìm trong ách thống trị của thực dân Pháp.

Có lẽ vì đến năm 1946, thời vận đã đổi khác nên Huỳnh Văn Nghệ mới sửa đổi bài thơ cho phù hợp với tình hình chăng? Tuy nhiên, chỉ với hai câu thơ: "Từ độ mang gươm đi mở nước/ Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long", bài "Nhớ Bắc" của Huỳnh Văn Nghệ đã quá đủ xứng đáng đứng trong hàng ngũ những bài thơ hay viết về Hà Nội

Trong tập thơ Thơ Đồng Nai do Tiếng Rừng in năm 1949 ở chiến khu Đ, tập thơ duy nhất của Huỳnh Văn Nghệ được in riêng khi tác giả còn sống có bài thơ Về Bắc và bài thơ Nhớ Bắc đều có khổ thơ đầu giống nhau, các khổ thơ còn lại thì có sự khác biệt rất nhiều.

Bài “Thần thi” Nhớ Bắc của Huỳnh Văn Nghệ được các cán bộ, chiến sĩ chiến khu Đ thuộc và lan truyền ra khắp miền Đông Nam Bộ ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và khổ thơ đầu tiên của bài thơ:

Ai đi về Bắc ta theo với Thăm lại non sông giống Lạc Hồng Từ độ mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long

Đã trở thành ca dao kháng chiến mà hầu như người Nam bộ ai cũng thuộc, nhất là khi đất nước bị chia cắt từ sau năm 1954 thì câu thơ đó thường được các mẹ, các chị và các chiến sĩ ở lại miền Nam ngâm lên mỗi khi nhớ về người con, người chồng, người thân đã đi tập kết là một sự gửi gắn lòng thương nhớ và nỗi mong muốn thống nhất đất nước.

Sau năm 1956 khi đất nước chính thức bị chia làm hai miền thì các chiến sĩ người Nam bộ tập kết ra miền Bắc chính là những người đầu tiên lan truyền bài thơ, công đầu phải kể đến những “Bộ đội ông Nghệ” đã từng chiến đấu dưới sự chỉ huy của Huỳnh Văn Nghệ ở chiến khu Đ tập kết ra Bắc. Khi có dịp gặp nhau họ thường cùng nhau đọc Nhớ Bắc để nhớ về một thời hào hùng của họ. Và cũng từ họ bài thơ đã bay cao lan tỏa ra khắp phương trời của tổ quốc. Trong sổ tay của không ít cán bộ chiến sĩ trên đường vào Nam chiến đầu đều có bài thơ trong sổ kỷ niệm.

Bài thơ đã trải qua gần 70 năm “sống” trong đời sống văn học cách mạng, nó đã được nhiều người biết và thuộc qua truyền khẩu, được nhiều lần in trong sách báo và cũng từ sự yêu quí, trân trọng này mà bài thơ có không ít “dị bản”. Thật may cho chúng ta bản in đầu tiên bài thơ Nhớ Bắc trong tập thơ Đồng Nai của nhà in Tiếng Rừng năm 1949 bản in đặc biệt có thủ bút của Huỳnh Văn Nghệ tặng Trung tướng Nguyễn Bình sau gần 30 năm lưu lạc quê người đã trở về với các con của ông vào năm 2006 như một bảo vật trở về cố hương. Cũng vài năm trước nhà sưu tầm Hoàng Minh đã có được bản in thường cũng do nhà in Tiếng Rừng xuất bản năm 1949, được thông tin này bà Huỳnh Thị Hà Thành [con gái thi tướng Huỳnh Văn Nghệ] và ông Hoàng Minh đã có cuộc gặp gỡ vào tháng 1/2014 để đối chiếu hai bản với nhau. Qua hai bản in này ta thấy có một bài Về Bắc với 3 khổ thơ và bài Nhớ Bắc có 4 khổ thơ và cùng giống nhau khổ thơ đầu cũng như đều được ghi năm 1948.

VỀ BẮC

Ai đi về Bắc ta theo với Thăm lại non sông giống Lạc Hồng Từ độ mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên Nhưng nay trời bắt nghỉ chinh yên

Lệ hờn đành nuốt chốn gươm hậu

Tận đáy lòng sâu, phiền hỡi phiền

Ai đi về Bắc ta đi với

Hỏi lại hồn thiêng đất Cổ Loa

Hoàn Kiếm Hồ xưa Linh Quy hỡi

Bao giờ mang trả kiếm cho ta

1948

Ảnh Hoàng Minh

NHỚ BẮC

Ai đi về Bắc ta đi với, Thăm lại non sông giống Lạc Hồng. Từ độ mang gươm đi mở cõi, Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long. Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng! Mà ta con cháu mấy đời hoang. Vẫn nghe trong máu sầu xa xứ, Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương.

Cổ Loa thành cũ ai thăm viếng?

Hoàn Kiếm Linh Quy có trở về?

Bạch Đằng máu giặc chưa phai hận?

Ai hát giùm tôi giọng gái quê!

Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên Chinh Nam say bước, quá xa miền Kinh đô nhớ lại sầu muôn dậm! Ai trả giùm tôi,đôi cánh tiên! 1948

Ảnh Hoàng Minh

Khoảng năm 1960-1961, Huỳnh Văn Nghệ có cung cấp cho NXB Văn Học tập bản thảo viết tay trong đó có bài thơ với tựa Tiễn bạn về Bắcđược ghi sáng tác tại ga Sài Gòn năm 1940 bài này có 3 khổ thơ và khổ đầu chỉ thay chữ “mở cõi “ trong dòng thứ ba bằng chữ “giữ nước” ông đã sửa lại cho phù hợp với không khí chính trị lúc bấy giờ, nhưng rất tiếc khi tập thơ Thơ Đồng Nai in chung của Huỳnh Văn Nghệ và Nắng Hồng được in, phát hành thì không có bài thơ Tiễn bạn về Bắc. Dưới đây là toàn văn bài thơ

TIỄN BẠN VỀ BẮC

Ai đi về Bắc ta đi với Thăm lại non sông giống Lạc-Hồng; Từ độ mang gươm đi giữ nước, Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.Ai nhớ người chăng, ôi Nguyễn Hoàng! Mà ta con cháu mấy đời hoang Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ, Non nước Rồng-Tiên nặng mến thương.

Ai đi về Bắc xin thăm hỏi Hồn cũ anh hùng đất Cổ-Loa. Hoàn-Kiếm hồ xưa Linh-Quy hỡi! Bao giờ mang trả kiếm dân ta.

Ga Sài Gòn năm 1940

Ảnh do gia đình Huỳnh Văn Nghệ cung cấp

Qua các tư liệu trên, theo tôi nghĩ các lần tái bản sau tác phẩm của Huỳnh Văn Nghệ nên in cả ba bài này.

Chủ Đề