Cải tạo không giam giữ là như thế nào năm 2024

Trong các hình phạt để xử lý hình sự thì cải tạo không giam giữ là một loại hình phạt không thể không nhắc đến. Vậy cải tạo không giam giữ là gì? được áp dụng khi nào?

Cải tạo không giam giữ là gì?

Cải tạo không giam giữ thuộc một trong những hình phạt chính được quy định tại Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015.

Trong đó, cải tạo không giam giữ là hình phạt không bắt buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.

Cải tạo không giam giữ [Ảnh minh họa]

Áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thế nào?

Cải tạo không giam giữ được quy định tại Điều 36 Bộ luật Hình sự, theo đó:

Cải tạo không giam giữ áp dụng với tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng

Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Thời gian tạm giam, tạm giữ được trừ vào thời gian cải tạo không giam giữ

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.

Bị khấu trừ thu nhập trong thời gian cải tạo không giam giữ

- Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.

- Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng.

Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án. Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Người bị cải tạo không giam giữ không có việc làm phải lao động phục vụ cộng đồng

Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.

- Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.

- Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

Người bị cải tạo không giam giữ có được miễn, giảm hình phạt?

Trường hợp được miễn chấp hành hình phạt

Theo Điều 62 Bộ luật hình sự, người bị kết án cải tạo không giam giữ được miễn chấp hành hình phạt theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Sau khi bị kết án đã lập công;

+ Mắc bệnh hiểm nghèo;

+ Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Trường hợp được giảm hình phạt

Căn cứ Điều 63 Bộ luật Hình sự, người bị kết án cải tạo không giam giữ nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 1/3 thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ.

Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được 1/2 mức hình phạt đã tuyên.

Trên đây là các quy định về cải tạo không giam giữ. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

[LSVN] - Hình phạt cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 [BLHS] áp dụng đối với người phạm tội. Mục đích chính của hình phạt chủ yếu là giáo dục ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa và đấu tranh, phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ trong tổng hợp hình phạt thì còn nhiều quan điểm và cách giải quyết khác nhau cho nên việc áp dụng chưa thống nhất trên thực tiễn.

Ảnh minh họa.

Cải tạo không giam giữ là một trong các hình phạt đối với người phạm tội được quy định tại Điều 32 và Điều 36, Bộ luật Hình sự. Đồng thời, tại Điều 56, Bộ luật Hình sự tổng hợp hình phạt của nhiều bản án được quy định như sau:

“1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều này”.

Tuy nhiên, khi xác định thời gian đã chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ khi tội phạm thực hiện hành vi phạm tội mới để tổng hợp hình phạt còn nhiều cách áp dụng chưa thống nhất.

Chẳng hạn như vụ án sau: Ngày 13/11/2021, A. bị TAND huyện X. xử phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ về tội “Đánh bạc” và giao cho UBND xã Y. giám sát, giáo dục. Ngày 15/12/2021, UBND xã . nhận quyết định thi hành án và bản sao bản án đối với A. Đến ngày 15/01/2022, A. có hành vi “đánh bạc”. Ngày 15/3/2022, A. bị TAND huyện X. xử phạt 12 tháng tù về tội “Đánh bạc”.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Thời gian đã chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ được tính từ ngày cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người bị kết án nhận được quyết định thi hành án và bản sao đến ngày tuyên án sơ thẩm, tức là, từ ngày 15/12/2021 [ngày UBND xã Y. nhận được quyết định thi hành án và bản sao đối với A.] đến ngày 15/3/2022. Bởi lẽ, A. đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, trong thời gian này, A. thực hiện hành vi phạm tội mới, nhưng A. không bị tạm giữ, tạm giam [nếu A. bị tạm giữ, tạm giam, thì thời hạn này sẽ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, mà sẽ được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù chung] mà A. vẫn có mặt tại địa phương, chịu sự quản lý, giáo dục của UBND xã Y. và phải thực hiện các nghĩa vụ như, khấu trừ thu nhập hoặc lao động phục vụ cộng đồng. Mặt khác, pháp luật hiện hành cũng không có quy định về việc đình chỉ hoặc tạm đình chỉ thi hành án đối với người phạm tội trong trường hợp này, do vậy, theo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội, thì thời gian đã chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ của A. cần được tính đến ngày xét xử sơ thẩm.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Thời gian đã chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ được tính từ ngày cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người bị kết án nhận được quyết định thi hành án và bản sao bản án đến ngày thực hiện hành vi phạm tội mới, từ ngày 15/12/2021 [ngày UBND xã Y. nhận được quyết định thi hành án và bản sao bản án đối với A.] đến ngày 15/01/2022.

Tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai, bởi lẽ: Khoản 2, Điều 56, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này”. Khoản 2, Điều 56, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã thay cụm từ “thực hiện hành vi phạm tội mới” cho cụm từ “phạm tội mới” tại khoản 2, Điều 51, Bộ luật Hình sự năm 1999, điều đó thể hiện tinh thần của Bộ luật Hình sự năm 2015 ở đây là xác định đến thời điểm thực hiện hành vi phạm tội mới. Điều này cũng phù hợp với quy định về tái phạm tại khoản 1, Điều 53, Bộ luật Hình sự năm 2015: “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi hành vi phạm tội do cố ý…”.

Mặt khác, sau khi thực hiện hành vi phạm tội mới, bị can/bị cáo sẽ bị áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú… trong thời gian này, bị can/bị cáo sẽ phải chấp hành nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn. Mặt khác, nếu người phạm tội đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ mà lại phạm tội mới, thì chứng tỏ việc người phạm tội được Tòa án áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ trước đây đối với họ là không có tác dụng giáo dục và phòng ngừa tội phạm, mục đích của hình phạt không đạt được.

Như vậy, việc thời gian đã chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ được tính từ ngày cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người bị kết án nhận được quyết định thi hành án và bản sao bản án đến ngày thực hiện hành vi phạm tội mới không chỉ bảo đảm đúng quy định pháp luật, mà còn thể hiện thái độ của Nhà nước đối với người phạm tội, phản ánh đúng bản chất của hành vi phạm tội.

Thiết nghĩ, trong thời gian tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn xác xác định thời gian đã chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ để tổng hợp hình phạt theo hướng: thời gian đã chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ được tính từ ngày cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người bị kết án nhận được quyết định thi hành án và bản sao bản án đến ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

TRẦN VĂN MINH

Tòa án Quân sự khu vực Quân khu 7

Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội thông qua thực hiện quyền bào chữa trong tố tụng hình sự

Cải tạo không giam giữ như thế nào?

Cải tạo không giam giữ được hiểu là hình phạt không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.

Án treo và cải tạo không giam giữ khác nhau như thế nào?

Án treo là biện pháp miễn phạt tù có điều kiện; còn cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt chính. Án treo và cải tạo không giam giữ đều không cách ly người bị kết án khỏi xã hội và giao cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương giám sát, giáo dục.

Cải tạo không giam giữ bao lâu được xóa án tích?

– Khoản 2 Điều 70 Bộ luật hình sự quy định giữ nguyên thời hạn 01 năm để được xóa án tích đối với trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo.

Thời hạn cải tạo không giam giữ tối đa bao nhiêu ngày?

Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Chủ Đề