Baáo cáo tình hình hóa đơn ủy nhiệm năm 2024

Theo nghị định mới nhất, tổ chức, doanh nghiệp sẽ không phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý (BC26/AC) nữa.

Hiện nay, nếu vẫn đang sử dụng hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP và các Thông tư 32/2022/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC thì hàng quý doanh nghiệp, hộ kinh doanh vẫn phải lập và nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC), dù có sử dụng hay không sử dụng hóa đơn.

Tuy nhiên, nếu sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020, Thông tư 78/2021/TT-BTC (sẽ thay thế cho Nghị định 119/2019, Thông tư 68/2019/TT-BTC) thì việc báo cáo này sẽ được loại bỏ, giảm nhẹ thủ tục hành chính đối với những doanh nghiệp dùng nhiều loại hóa đơn, nhiều lượng hóa đơn.

![ sử dụng hóa đơn ](https://cyberbill.vn/wp-content/uploads/2021/10/khong-con-phai-bao-cao-tinh-hinh-su-dung-hoa-don-nua-1003x800.jpg)Nghị định 123/2020, Thông tư 78/2021/TT-BTC chủ trương giảm nhẹ thủ tục hành chính

2. Cách thức đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Để sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký sử dụng với cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.

Còn trường hợp doanh nghiệp là tổ chức kết nối chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử trực tiếp đến cơ quan thuế thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Nội dung thông tin đăng ký theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT. Ngoài các chỉ tiêu cơ bản (tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, cơ quan Thuế quản lý) thì người nộp thuế phải đăng ký cụ thể về các chỉ tiêu:

Hình thức hóa đơn điện tử (có mã/không có mã của cơ quan Thuế); hình thức gửi dữ liệu hóa đơn (trực tiếp/thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử); phương thức chuyển dữ liệu (đầy đủ nội dung từng hóa đơn/ theo bảng tổng hợp dữ liệu); loại hóa đơn điện tử sử dụng (hóa đơn GTGT, bán hàng …); danh sách chứng thư số sử dụng và đăng ký ủy nhiệm lập hóa đơn (nếu có).

Sau khi được cơ quan Thuế chấp nhận việc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thì người nộp thuế được lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

– Với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế, sau khi lập, người bán phải gửi hóa đơn đó đến cơ quan Thuế để được cấp mã rồi mới gửi cho người mua.

– Với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan Thuế, khi gửi hóa đơn đã lập cho người mua thì đồng thời (trong cùng ngày lập) phải gửi dữ liệu của hóa đơn đó đến cơ quan Thuế quản lý.

Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ủy nhiệm cho bên thứ ba sử dụng hóa đơn điện tử thì bên ủy nhiệm vẫn phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng hóa đơn đã ủy nhiệm.

Nếu ủy nhiệm sử dụng hóa đơn không có mã của cơ quan Thuế thì bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ để chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Do tất cả các hóa đơn gửi đến lấy mã hoặc hóa đơn không có mã gửi dữ liệu đến cơ quan Thuế của từng người nộp thuế đã được lưu giữ tại cơ quan Thuế quản lý, nên người nộp thuế sẽ không phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý (BC26/AC) như trước đây nữa.

Hóa đơn điện tử có phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không là thắc mắc của không ít người. Theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời.

Hóa đơn điện tử có phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không?

Hiện nay, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử sẽ không phải lập và gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đến cơ quan thuế trừ trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố chưa khắc phục được, cơ quan thuế phải bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cho một số tổ chức, cá nhân để sử dụng.

Cụ thể, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Sử dụng hóa đơn đặt in của cơ quan thuế do hệ thống cấp mã hóa đơn điện tử của cơ quan thuế gặp sự cố và chưa khắc phục được

Khoản 2 Điều 20 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

2. Trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố, Tổng cục Thuế thực hiện các giải pháp kỹ thuật chuyển sang hệ thống dự phòng và có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về các sự cố nêu trên. Tổng cục Thuế lựa chọn một số tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử có đủ điều kiện để ủy quyền cấp mã hóa đơn điện tử trong trường hợp hệ thống của cơ quan thuế gặp sự cố. Trường hợp trong thời gian chưa khắc phục được sự cố của cơ quan thuế thì cơ quan thuế có giải pháp bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cho một số tổ chức, cá nhân để sử dụng. Sau khi hệ thống cấp mã của cơ quan thuế được khắc phục, cơ quan thuế thông báo để các tổ chức, cá nhân tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy đã mua của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.

Baáo cáo tình hình hóa đơn ủy nhiệm năm 2024
Hóa đơn điện tử có phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không? (Ảnh minh họa)

Trường hợp 2: Khi chia, tách, sáp nhập, phá sản, giải thể…

Khoản 2 Điều 29 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định một số trường hợp khác phải nộp báo cáo theo sự kiện phát sinh.

Cụ thể, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế khi:

  • Chia, tách, sáp nhập, phá sản, giải thể hay chuyển đổi sở hữu.
  • Giao, khoán, bán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.

Trước ngày 01/7/2022, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế cũng phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ.

Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2022, tất cả doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đều phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử nên sẽ không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nữa và chỉ phải nộp nếu thuộc 01 trong 02 trường hợp nêu trên.

Lưu ý:

­Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê với cơ quan thuế nơi chuyển đi.

Như vậy, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, trừ một số trường hợp nêu trên.

Mức phạt chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn?

Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn có thể là 02 ngày làm việc kể từ thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế về việc tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc cùng với thời hạn quyết toán thuế.

Theo Điều 29 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy mức độ vi phạm, mức phạt đối với hành vi chậm/không nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn như sau:

- Hình phạt chính:

Hành vi

Mức phạt

Chậm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

- Từ 01 ngày - 05 ngày (có tình tiết giảm nhẹ)

Phạt cảnh cáo

- Từ 01 ngày - 10 ngày (không có tình tiết giảm nhẹ)

Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng

- Từ 11 ngày - 20 ngày

Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng

- Từ 21 ngày - 90 ngày

Phạt tiền từ 04 - 08 triệu đồng

- Từ 91 ngày trở lên

Phạt tiền từ 05 - 15 triệu đồng

Không nộp Báo cáo

- Phạt tiền từ 05 - 15 triệu đồng

- Buộc phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Như vậy, mức phạt tiền đối với hành vi không nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là 05 - 15 triệu đồng đối với tổ chức và 2,5 - 7,5 triệu đồng đối với cá nhân.