Bà bầu có ăn được ve sầu không

Bà bầu có ăn được ve sầu không

Ve sầu hay còn gọi  kim thiền  một siêu họ côn trùng có đầu to, hai cánh có nhiều vân. … Ve sầu là các loài sâu bọ được nhiều người biết nhất vì kích thước to lớn hơn, hình dáng đặc biệt có đầu lớn và khả năng tạo âm thanh rỉ rả, inh ỏi, suốt mùa hè.

Trong y học cổ truyền, ve sầu có tên thuốc là trách thiền, nhưng ít được dùng nguyên con mà chính xác ve lột mới là bộ phận dùng chủ yếu. Vào đầu hè, khi ấu trùng ve lột xác thành ve sầu trưởng thành, người ta đi thu nhặt xác ve bám trên thân cây to, trên mặt đất hoặc vớt xác trôi theo các dòng sông suối. Khi lấy xác, cần gỡ nhẹ tay và đựng trong những lọ rộng tránh ép mạnh hay nèn chặt làm bẹp xác, vụn nát, rửa sạch, phơi khô.

Ve sầu sống được bao lâu? Vòng đời của chúng như thế nào?

Sau khi giao phối, ve cái đào những rãnh nhỏ lên vỏ các cành cây và đẻ trứng vào đó. Ve cái có thể làm nhiều lần như vậy cho đến khi nó đẻ hết vài trăm trứng. Khi trứng nở, ấu trùng ve rơi xuống và đào sâu vào trong đất. Hầu hết các loài ve có vòng đời từ 2 đến 5 năm. Một số loài có vòng đời dài hơn nhiều, như loài Magicicada có vòng đời 17 năm và đôi khi là 13 năm. Những vòng đời dài như thế là sự thích ứng để chống lại các loài ăn thịt ve như ong bắp cày và bọ ngựa, bởi vì các loài ăn thịt có vòng đời ngắn này không thể thường xuyên xuất hiện đồng thời với ve.

Phần lớn cuộc đời của ve là thời kỳ ấu trùng ở dưới đất với độ sâu khoảng từ 30 cm đến 2,5 m. Các ấu trùng ve hút nhựa rễ cây và có những chân trước đào bới rất khỏe.

Bà bầu có ăn được ve sầu không

Khi đến giai đoạn chuyển tiếp cuối cùng để kết thúc thời kỳ ấu trùng, những ấu trùng ve đào một đường hầm lên mặt đất và chui lên. Ấu trùng sẽ lột xác thành ve vào khoảng tháng 5, tháng 6 hàng năm và thời điểm ve bò lên mặt đất để lột xác thành ve sầu diễn ra từ 20:00 đến 06:00 sáng hôm sau. Các con ve sữa khi bắt đầu lột xác sẽ bò lên thân cây gần đó. Khi thành ve sầu các cánh của ve bắt đầu mở ra, các tỉnh mạch và màu sắc bắt đầu trở nên đậm hơn. Và việc đầu tiên của ve sầu sau khi lột xác là hút nhựa cây để bổ sung chất dinh dưỡng.

Kết thúc giai đoạn ấu trùng, nhộng chui lên mặt đất, sau đó lột xác trên cây, cơ thể chuyển dần từ màu trắng sang màu đen. Những con đực trưởng thành bắt đầu ca hát, thu hút con cái. Sau đó con cái đẻ trứng trên những cành cây non. Một chu kỳ sống mới của ve sầu lại bắt đầu.

6 tác dụng trị bệnh của xác ve sầu

Xác ve sầu làm thuốc chữa nhiều bệnh.

Xác ve sầu có dáng cong, chân quặp lại, dài khoảng 3cm. Ở lưng có một vết rạch dọc, mép cuộn vào trong – đầu thóp lại, bụng phồng to, có nhiều đốt. Thể nhẹ rỗng, màu vàng nâu bóng, sạch đất cát, dễ vụn nát. Khi dùng, cho xác ve sầu vào nước sôi, khỏa nhẹ, ngắt bỏ đầu và chân.

Theo Đông y, xác ve sầu có vị mặn, ngọt, không mùi, tính lạnh có tác dụng thanh nhiệt, tán phong, chống viêm, tiêu thũng, thúc sỏi, được dùng trong những trường hợp sau:

Chữa chứng hay đau đầu, chóng mặt: xác ve sầu sao qua, tán nhỏ, mỗi lần uống 4g với rượu hoặc nước ấm.

Chữa kinh phong co giật: xác ve sầu, thiên nam tinh, cam thảo, sinh khương đại táo, mỗi vị 3g; toàn yết 1,5g. Tất cả làm khô, tán bột, uống làm 2- 3 lần trong ngày.

Chữa da khô nóng ngứa: xác ve sầu, tổ ong (tầng sáp vừa thu hoạch) lượng bằng nhau, nướng qua sao vàng, tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g với rượu.

Chữa cảm mạo, viêm khí quản, mất tiếng: xác ve sầu 3g, cam thảo 3g, ngưu bàng 5g, cát cánh 5g. Tất cả sắc với 40ml nước còn 100ml, uống trong ngày.

Chữa mắt có màng mộng: xác ve sầu và cúc hoa vàng lượng bằng nhau, tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước có hòa ít mật ong.

Chữa phù toàn thân: xác ve sầu, vỏ cây thông, rễ cây vương tùng, cành tía tô, lượng mỗi thứ bằng nhau. Nấu nước tắm hàng ngày.

Ngoài ra theo kinh nghiệm dân gian, người ta còn dùng ve sữa non để làm thuốc. Ve sữa non còn gọi là nhộng ve, là dạng ấu trùng sống ở dưới đất, có thân tròn dài, mập ú, chưa mọc cánh và chân, căng đầy sữa non, màu nâu nhạt. Khi dùng đem ve sữa tẩm bột, chiên giòn mà ăn hoặc ngâm ve vào rượu thuốc trong nhiều ngày mới uống. Ve sữa non là thuốc bổ cho mọi lứa tuổi. Đàn ông tuổi trung niên dùng ve sữa non thấy cơ thể sung mãn, tinh lực dồi dào, thần khí mạnh mẽ.

DS. Huyền Hoa

CẢNH BÁO TÁC HẠI CỦA VE SẦU

Ăn nhộng ve sầu: Món ăn ‘lạ’ nhưng nguy hại khôn lường

Tại nhiều địa phương, nhộng ve sầu được người dân tìm kiếm để chế biến thành món ăn, tuy nhiên nhộng ve sầu cũng ẩn chứa nhiều nguy hại tới sức khỏe người sử dụng.

Gần đây, với những tin đồn nhộng ve sầu sẽ có những tác dụng chữa bệnh, giữ tuổi thanh xuân,…nhiều người đã đi tìm kiếm loài này. Nhưng để có được nhộng ve sầu với số lượng lớn là điều vô cùng khó khăn nên nó được coi là của hiếm của giới sành ăn.

Bà bầu có ăn được ve sầu không

Mùa hè là thời điểm duy nhất trong năm để nhiều người tìm kiếm nhộng ve sầu. Ảnh minh họa

Mùa hè là thời gian sinh sản và hoạt động của ve sầu, đây cũng là thời điểm duy nhất trong năm để nhiều người tìm kiếm nhộng ve sầu. Theo ông Trần Văn Tín (Nam Định), một người có kinh nghiệm trong việc “săn” nhộng ve sầu cho biết: “Ve sầu có 3 lần lột xác trong đêm, từ 19 – 20 giờ, 21 – 22 giờ và 1 – 2 giờ sáng. Vì vậy, để bắt được nhộng ve sầu cần phải đợi đúng thời điểm ve sầu lột xác để bắt nhanh, nếu không, nhộng ve sẽ phát triển thêm đôi cánh, dẫn đến khó bắt và nếu bắt được thì ăn cũng không ngon”.

Theo các chuyên gia, nhộng ve sầu sống trong môi trường đất nên có nguy cơ nhiễm và bị nấm ký sinh cao. Trong đó một số loại nấm độc gây nguy hiểm cho người sử dụng.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia của Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: “Nhộng có thể gây dị ứng cho những người có cơ địa không thích hợp. Đối với nhộng con ve sầu, do nó sống trong môi trường đất cũng tạo cơ hội cho kí sinh trùng bám vào nhộng. Việc ăn nó có thể khiến kí sinh trùng xâm nhập vào cơ thể gây nguy hiểm”.

PGS.TS Thịnh cũng phân tích những gì trước kia dân gian không sử dụng thì cùng không nên sử dụng trừ khi đã có nghiên cứu của các nhà khoa học. Không nên tự ý ăn các loại nhộng, ấu trùng. Chuyên gia cũng cho hay, nhộng tằm từ trước đến nay được người dân sử dụng rất phổ biến tuy nhiên nhộng tằm cũng có thể gây di ứng đối với người có cơ địa không phù hợp.

Trước đó, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn; Lựa chọn những loại nhộng, ấu trùng, côn trùng thông thường, phổ biến, còn tươi sống để chế biến thành thức ăn. Đặc biệt những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn, nếu nghi ngờ thì không ăn;

Trong trường hợp sau khi ăn mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Trước đó, báo chí đã đưa tin về vụ 5 người nhập viện nghi do bị ngộ độc sau khi ăn nhộng ve sầu. Theo đó, vào ngày 31/5, Bệnh viện Bà Rịa tiếp nhận từ Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc ((Bà Rịa – Vũng Tàu) 5 bệnh nhân vào cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, tay chân co giật, nôn ói, trong đó có người suy hô hấp sau khi ăn nhộng ve sầu do một người hàng xóm đào được ở dưới đất.