Ý nghĩa của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

Bồi dưỡng học sinh giỏi [HSG] nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo dạy giỏi, học giỏi, phát hiện người học có năng khiếu về môn học không chỉ để thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học mà còn góp phần không nhỏ cho việc tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài…

Ở tỉnh ta, những năm qua, công tác tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu các môn văn hóa tham dự các kỳ thi HSG đạt nhiều kết quả phấn khởi, từng bước khẳng định được vị thế của giáo dục tỉnh nhà trong sự phát triển chung. Mặt khác, công tác tuyển chọn, bồi dưỡng HSG hiện nay cũng đặt ra cho những người làm giáo dục không ít băn khoăn, trăn trở…

Thông qua các tiết học vận dụng đổi mới giáo dục, giáo viên có cơ hội phát hiện học sinh có năng khiếu, bồi dưỡng thành những học sinh giỏi.

Thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng HSG, bên cạnh việc đầu tư, chuẩn bị tốt nhất về đội ngũ giáo viên, ngành giáo dục và các địa phương dành sự quan tâm đặc biệt tới việc tăng cường cơ sở vật chất và các nguồn lực cho hình thành ít nhất 1 trường tiểu học và 1 trường THCS chất lượng cao tại mỗi huyện, thành phố nhằm phát hiện, bồi dưỡng HSG, học sinh có năng khiếu cho cấp THPT. Lên cấp THPT, số học sinh khá, giỏi được tuyển chọn vào Trường THPT chuyên Biên Hòa tiếp tục được sàng lọc qua kỳ thi tuyển chọn nghiêm túc vào các lớp chuyên theo đúng sở trường. Những học sinh có năng khiếu nhưng không có điều kiện theo học tại trường chuyên sẽ được bố trí vào các lớp chất lượng cao, trở thành nòng cốt HSG cho các trường THPT không chuyên… Với những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, công tác bồi dưỡng HSG cũng có thêm nhiều nhiệm vụ nặng nề hơn về chất lượng. Trên cơ sở tự đổi mới, các nhà trường chủ động thay đổi phương thức và nội dung đào tạo HSG từ học cái gì sang học như thế nào và học để làm gì, triển khai các hoạt động dạy học tích cực, rèn luyện cho học sinh tính năng động, sáng tạo, thay đổi hình thức bồi dưỡng từ truyền đạt sang tổ chức cho học sinh làm chuyên đề, luyện đề… Ông Hoàng Văn Sử, Trưởng phòng Giáo dục Trung học [Sở GD&ĐT] cho biết, chất lượng công tác bồi dưỡng HSG có sự cải thiện đáng kể, số lượng giải cũng được tăng đều qua từng năm. 

Theo thống kê, các đội tuyển HSG của tỉnh ta đã gặt hái được 879 giải trong các kỳ thi chọn HSG quốc gia. Năm học 2010-2011 là năm có nhiều giải HSG quốc gia nhất, với 60 giải ở tất cả 10 môn thi, các năm còn lại đều có số giải và chất lượng giải tương đương, bình quân mỗi năm tỉnh ta có gần 44 giải HSG quốc gia. Chỉ riêng trong năm học 2016-2017 đã có 279/480 học sinh đoạt các giải cá nhân trong kỳ thi chọn HSG các môn văn hóa cấp tỉnh ở cấp THCS và 42/74 học sinh đoạt giải cá nhân trong kỳ thi chọn HSG quốc gia, trong đó, lần đầu tiên sau 20 năm tái lập tỉnh có 1 giải Nhất môn Toán cấp quốc gia…

Mặc dù đã có sự đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG và chất lượng HSG của tỉnh đã được nâng cao, có thành tích ổn định, song ông Bùi Đình Thanh, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Duy Tiên cho rằng, chất lượng và số lượng giải HSG chưa thực sự phản ánh đúng tiềm năng, thế mạnh của vùng đất học. Vẫn còn đó không ít những tồn tại, hạn chế trong bồi dưỡng HSG như: đề thi của một số môn có phần thi thực hành trong kỳ thi chọn HSG các môn văn hóa cấp tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, chưa đánh giá đúng năng lực và phẩm chất học sinh; sự liên thông trong công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng HSG giữa các cấp còn hạn chế; chưa có kế hoạch dài hơi cho phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu; phần lớn giáo viên lãnh đội đều dạy học theo kinh nghiệm và năng lực cá nhân là chính chứ ít được giao lưu, học tập kinh nghiệm; chất lượng HSG không đồng đều giữa các môn…

Bên cạnh đó, mặc dù có trải qua kỳ thi tuyển đầu vào trường chuyên tương đối gay gắt nhưng đây mới chỉ là những học sinh thuộc top 2, top 3. Nhiều học sinh giỏi, có năng khiếu thực sự và có khả năng đạt thành tích cao lựa chọn đăng ký học tại các trường chuyên danh tiếng của các tỉnh lân cận hay khối chuyên các trường đại học. Ngành giáo dục đã tổ chức kỳ thi chuyên hằng năm trùng với lịch thi vào các trường chuyên của các tỉnh và khối chuyên các trường đại học để tăng tỉ lệ học sinh giỏi theo học tại Trường THPT chuyên Biên Hòa nhưng bằng cách này, hay cách khác, số học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu theo học tại các trường chuyên, khối chuyên vẫn không giảm là bao…

Qua quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên cũng khẳng định, có rất nhiều học sinh đạt được mục đích đỗ vào trường chuyên, trường chất lượng cao nhưng "học gạo", thiếu thực chất và không sáng tạo. Trong khi đó, yêu cầu quan trọng, căn bản nhất cho việc lựa chọn học sinh đội tuyển chính là năng lực và sức sáng tạo, tư duy tốt. Chính vì vậy, theo cô giáo Nguyễn Thị Thanh, giáo viên lãnh đội HSG môn Sinh học, Trường THCS Nam Cao [Lý Nhân], việc lựa chọn học sinh vào các đội tuyển dự thi chọn HSG vì thế cũng giảm hơn về chất lượng. Mặt khác, khi tham gia đội tuyển thi HSG, một số học sinh và cha mẹ học sinh còn bộc lộ suy nghĩ: thi HSG được gì và mất gì, nên hay không nên thi HSG vì nếu không may đi thi mà không được giải thì áp lực về tâm lý sẽ có thể khiến học sinh đó "tuột dốc" về cả tinh thần lẫn sức học, hậu quả rất khó lường nên chưa thực sự thiết tha, mặn mà với việc tham gia học trong các đội tuyển và tham dự các kỳ thi chọn HSG các cấp…

Đây là những vấn đề đặt ra không chỉ riêng ngành giáo dục mà còn với cả các địa phương, toàn xã hội, mong muốn có sự quan tâm hơn nữa tới công tác phát hiện, bồi dưỡng HSG nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG nói chung và chất lượng thi chọn HSG nói riêng.

Thanh Hà

Đăng lúc: 19/06/2018 [GMT+7]

I.Thực trạngcủa công tác bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia hiện nay ở trường THCS Thiệu Ngọc

1. Thuận lợi

- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH. Nhà trường đã có những kế hoạch cụ thể và lâu dài cho công tác bồi dưỡng HSG.

- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiều thầy, cô có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG và đặc biệt là có nhiệt huyết lớn trong công tác bồi dưỡng HSG.

-Có nhiềuhọc sinh chăm ngoan, học giỏi, có ý thức nỗ lực phấn đấu vươn lên.

2. Khó khăn

- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm. Do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.

- Công tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi đòi hỏi nhiều thời gian, tâm huyết. Cùng với đó trách nhiệm lại nặng nề, áp lực công việc lớn cũng là những khó khăn không nhỏ với các thầy cô giáo tham gia BD HSG.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho công tác bồi dưỡng HSG còn nhiều thiếu thốn, hư hỏng nhiều.

- Nguồn tài chính để chi trả cho giáo viên BDHSG còn hạn hẹp, chưa huy động được các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân.

- Ngoài ra, không phải không có trường hợp có những thầy, cô giáo có chuyên môn giỏi và có kinh nghiệm nhưng chưa thật mặn mà với công tác BDHSG vì nhiều lí do khác nhau.

- Học sinh luôn đứng trước sự lựa chọn giữa học chuyên sâu để thi HSG và học để thi ĐH, các em không yên tâm vì phải mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến kết quả học tập ôn thi ĐH sau khi thi HSG.

- Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng nhưng chưa thật cố gắng nên kết quả thi HSG chưa cao.

Trước những thuận lợi và khó khăn như trên và qua một nhiều năm tham gia công tác quản lý, chỉ đạo bồi dưỡng HSGQG, chúng tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác này cần thực hiện tốt những công việc sau đây.

II. Một số kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả BD HSG

1. Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG

Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường được xây dựng dựa trên nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ khảo thí và sự chỉ đạo của Sở GDĐT, đồng thời cần chú ý đến đặc điểm riêng của nhà trường, của địa phương. Kế hoạch bồi dưỡng HSG được xây dựng chi tiết, tỉ mỉ, có sự bàn bạc thống nhất với lãnh đạo nhà trường và các tổ chuyên môn, đồng thời thông báo cho hội phụ huynh học sinh được biết để phối hợp thực hiện.

Trong kế hoạch, cần chú trọng đến:

- Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng HSG. Nội dung trọng tâm của chương trình là gì?

- Lựa chọn, phân công giáo viên bồi dưỡng HSG.

- Lựa chọn, thi chọn đội tuyển HSG của các bộ môn.

- Thời gian dự kiến hoàn thành các chuyên đề và toàn bộ chương trình.

- Quản lý, chỉ đạo và điều chỉnh nội dung bồi dưỡng HSG

2. Việc quản lý và chỉ đạo công tác bồi dưỡng HSG

- Quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên.

- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực với từng bước đi thích hợp. Tăng cường kỷ cương, nền nếp trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, đồ dùng và trang thiết bị hiện có cho dạy học nói chung và dạy bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Đầu tư thoả đáng cho việc mua sắm tài liệu. Tham mưu với các cấp việc xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học cốt yếu cần thiết hỗ trợ cho việcbồi dưỡng học sinh giỏi.

- Huy động các lực lượng giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung và chất lượng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Thực hiện tốt, có hiệu quả công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục.

- Tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng chuẩn, nâng cao năng lực chuyên môn phục vụ có hiệu quả cho công tác giảng dạy, đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

3. Việc xây dựng chương trình và tài liệu bồi dưỡng HSG

- Giáo viên bồi dưỡng HSG cần biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng khối, lớp, về từng mảng kiến thức và rèn luyện các kỹ năng theo số tiết quy định. Nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp dần.

- Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh trùng lặp. Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt 4 năm liền [từ lớp 6 đến lớp 9]

- Tất cả giáo viên tham gia dạy đội tuyển phải có khả năng sưu tầm, biên soạn và dạy chuyên đề chuyên sâu.

- Đội ngũ này phải được phân công cụ thể, rõ ràng và phù hợp để phát huy khả năng và thế mạnh của từng người.

- Có sự phân công chuyên môn một cách hợp lí đối với giáo viên BDHSG.

- Biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiến thức, từng chuyên đề.

- Giáo viên đầu tư đào sâu chuyên môn, sưu tầm và đọc tài liệu trong và ngoài nước, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ các dạng đề thi ở các đề thi đã qua.

4. Việc lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG

Uy tín và năng lực của người thầy có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Thầy cô là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền hứng thú, niềm say mê môn học cho các em. Để dạy được học sinh có khả năng và phương pháp tự học thì bản thân thầy cô cũng phải tự đào tạo, cố gắng hoàn thiện về năng lực chuyên môn, có am hiểu về kiến thức chuyên sâu, có phương pháp truyền đạt khoa học, tâm huyết với công việc, yêu thương học trò, giúp đỡ đồng nghiệp.

Để thực hiện được quá trình nêu trên rất cần một đội ngũ giáo viên ổn định, thường xuyên được bồi dưỡng. Việc tổ chức bồi dưỡng tại chỗ được coi là yếu tố quan trọng nhất. Các hình thức có thể là:

- Giao chuyên đề dạy đội tuyển cho giáo viên tự đọc, tự học để đáp ứng nhiệm vụ đang đảm nhận; giáo viên tự soạn nội dung giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi. Nội dung giảng dạy được tổng hợp, bổ sung từ nhiều nguồn tư liệu: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đề thi trong nước, ngoài nước, đề thi Olympic …

- Bồi dưỡng qua phân công nhiệm vụ chuyên môn: Mỗi giáo viên dạy một số chuyên đề cho học sinh giỏi; hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.

- Bồi dưỡng qua giao lưu, học hỏi với các trường khác...

5. Công tác thi đua khen thưởng.

Công tác thi đua khen thưởng là động lực thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường. Trong điều kiện thực tế ở các nhà trường, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng HSG còn hạn chế dẫn đến công tác thi đua khen thưởng cho giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn. Song quan trọng hơn cả là các thức khen thưởng. Cần phải được tổ chức khen thưởng một cách trang trọng đảm bảo trân trọng những thành tích mà giáo viên và học sinh đã nỗ lực đạt được:

- Đối với học sinh:

Sau mỗi kỳ thi, nhà trường cần tổ chức lễ khen và thưởng các em đạt giải một cách trang trọng, tiết kiệm theo nghị quyết của Hội đồng trường. Cuối mỗi năm học, trong các đợt tổng kết nhà trường cần tham mưu với Ban đại diện CMHS các lớp tuyên dương và có những phần thưởng ý nghĩa để làm nguồn động viên kịp thời cho các em và tạo động lực để các em tiếp tục phân đấu.

- Đối với giáo viên:

Trước hết, mỗi giáo viên trong nhà trường đều xác định rõ ràng phần thưởng cao quý nhất của mình là sự tin yêu của các em học sinh, uy tín, sự tôn trọng, thán phục của phụ huynh học sinh và bạn bè, đồng nghiệp.

Bên cạnh đó, hằng năm nhà trường cần theo dõi thành tích mà giáo viên đạt được để tuyên dương trong các cuộc họp hội đồng, các dịp lễ sơ kết, tổng kết. Với những phần thưởng tuy không lớn về giá trị vật chất nhưng là nguồn động viên tinh thần lớn đối với giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Công tác khen thưởng đối với học sinh và giáo viên là hoạt động quan trọng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng BDSG của nhà trường.

6. Đề xuất, kiến nghị đối với Sở GD&ĐT

- Tổ chức các chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên các trường THPT trong toàn tỉnh. Tổ chức biên soạn và cung cấp một số tài liệu cơ bản cho các nhà trường.

- Hướng dẫn công tác tài chính trong việc bồi dưỡng HSG.

Trường THCS Thiệu Ngọc

Đăng lúc: 19/06/2018 [GMT+7]

I.Thực trạngcủa công tác bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia hiện nay ở trường THCS Thiệu Ngọc

1. Thuận lợi

- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH. Nhà trường đã có những kế hoạch cụ thể và lâu dài cho công tác bồi dưỡng HSG.

- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiều thầy, cô có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG và đặc biệt là có nhiệt huyết lớn trong công tác bồi dưỡng HSG.

-Có nhiềuhọc sinh chăm ngoan, học giỏi, có ý thức nỗ lực phấn đấu vươn lên.

2. Khó khăn

- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm. Do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.

- Công tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi đòi hỏi nhiều thời gian, tâm huyết. Cùng với đó trách nhiệm lại nặng nề, áp lực công việc lớn cũng là những khó khăn không nhỏ với các thầy cô giáo tham gia BD HSG.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho công tác bồi dưỡng HSG còn nhiều thiếu thốn, hư hỏng nhiều.

- Nguồn tài chính để chi trả cho giáo viên BDHSG còn hạn hẹp, chưa huy động được các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân.

- Ngoài ra, không phải không có trường hợp có những thầy, cô giáo có chuyên môn giỏi và có kinh nghiệm nhưng chưa thật mặn mà với công tác BDHSG vì nhiều lí do khác nhau.

- Học sinh luôn đứng trước sự lựa chọn giữa học chuyên sâu để thi HSG và học để thi ĐH, các em không yên tâm vì phải mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến kết quả học tập ôn thi ĐH sau khi thi HSG.

- Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng nhưng chưa thật cố gắng nên kết quả thi HSG chưa cao.

Trước những thuận lợi và khó khăn như trên và qua một nhiều năm tham gia công tác quản lý, chỉ đạo bồi dưỡng HSGQG, chúng tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác này cần thực hiện tốt những công việc sau đây.

II. Một số kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả BD HSG

1. Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG

Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường được xây dựng dựa trên nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ khảo thí và sự chỉ đạo của Sở GDĐT, đồng thời cần chú ý đến đặc điểm riêng của nhà trường, của địa phương. Kế hoạch bồi dưỡng HSG được xây dựng chi tiết, tỉ mỉ, có sự bàn bạc thống nhất với lãnh đạo nhà trường và các tổ chuyên môn, đồng thời thông báo cho hội phụ huynh học sinh được biết để phối hợp thực hiện.

Trong kế hoạch, cần chú trọng đến:

- Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng HSG. Nội dung trọng tâm của chương trình là gì?

- Lựa chọn, phân công giáo viên bồi dưỡng HSG.

- Lựa chọn, thi chọn đội tuyển HSG của các bộ môn.

- Thời gian dự kiến hoàn thành các chuyên đề và toàn bộ chương trình.

- Quản lý, chỉ đạo và điều chỉnh nội dung bồi dưỡng HSG

2. Việc quản lý và chỉ đạo công tác bồi dưỡng HSG

- Quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên.

- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực với từng bước đi thích hợp. Tăng cường kỷ cương, nền nếp trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, đồ dùng và trang thiết bị hiện có cho dạy học nói chung và dạy bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Đầu tư thoả đáng cho việc mua sắm tài liệu. Tham mưu với các cấp việc xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học cốt yếu cần thiết hỗ trợ cho việcbồi dưỡng học sinh giỏi.

- Huy động các lực lượng giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung và chất lượng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Thực hiện tốt, có hiệu quả công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục.

- Tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng chuẩn, nâng cao năng lực chuyên môn phục vụ có hiệu quả cho công tác giảng dạy, đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

3. Việc xây dựng chương trình và tài liệu bồi dưỡng HSG

- Giáo viên bồi dưỡng HSG cần biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng khối, lớp, về từng mảng kiến thức và rèn luyện các kỹ năng theo số tiết quy định. Nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp dần.

- Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh trùng lặp. Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt 4 năm liền [từ lớp 6 đến lớp 9]

- Tất cả giáo viên tham gia dạy đội tuyển phải có khả năng sưu tầm, biên soạn và dạy chuyên đề chuyên sâu.

- Đội ngũ này phải được phân công cụ thể, rõ ràng và phù hợp để phát huy khả năng và thế mạnh của từng người.

- Có sự phân công chuyên môn một cách hợp lí đối với giáo viên BDHSG.

- Biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiến thức, từng chuyên đề.

- Giáo viên đầu tư đào sâu chuyên môn, sưu tầm và đọc tài liệu trong và ngoài nước, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ các dạng đề thi ở các đề thi đã qua.

4. Việc lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG

Uy tín và năng lực của người thầy có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Thầy cô là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền hứng thú, niềm say mê môn học cho các em. Để dạy được học sinh có khả năng và phương pháp tự học thì bản thân thầy cô cũng phải tự đào tạo, cố gắng hoàn thiện về năng lực chuyên môn, có am hiểu về kiến thức chuyên sâu, có phương pháp truyền đạt khoa học, tâm huyết với công việc, yêu thương học trò, giúp đỡ đồng nghiệp.

Để thực hiện được quá trình nêu trên rất cần một đội ngũ giáo viên ổn định, thường xuyên được bồi dưỡng. Việc tổ chức bồi dưỡng tại chỗ được coi là yếu tố quan trọng nhất. Các hình thức có thể là:

- Giao chuyên đề dạy đội tuyển cho giáo viên tự đọc, tự học để đáp ứng nhiệm vụ đang đảm nhận; giáo viên tự soạn nội dung giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi. Nội dung giảng dạy được tổng hợp, bổ sung từ nhiều nguồn tư liệu: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đề thi trong nước, ngoài nước, đề thi Olympic …

- Bồi dưỡng qua phân công nhiệm vụ chuyên môn: Mỗi giáo viên dạy một số chuyên đề cho học sinh giỏi; hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.

- Bồi dưỡng qua giao lưu, học hỏi với các trường khác...

5. Công tác thi đua khen thưởng.

Công tác thi đua khen thưởng là động lực thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường. Trong điều kiện thực tế ở các nhà trường, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng HSG còn hạn chế dẫn đến công tác thi đua khen thưởng cho giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn. Song quan trọng hơn cả là các thức khen thưởng. Cần phải được tổ chức khen thưởng một cách trang trọng đảm bảo trân trọng những thành tích mà giáo viên và học sinh đã nỗ lực đạt được:

- Đối với học sinh:

Sau mỗi kỳ thi, nhà trường cần tổ chức lễ khen và thưởng các em đạt giải một cách trang trọng, tiết kiệm theo nghị quyết của Hội đồng trường. Cuối mỗi năm học, trong các đợt tổng kết nhà trường cần tham mưu với Ban đại diện CMHS các lớp tuyên dương và có những phần thưởng ý nghĩa để làm nguồn động viên kịp thời cho các em và tạo động lực để các em tiếp tục phân đấu.

- Đối với giáo viên:

Trước hết, mỗi giáo viên trong nhà trường đều xác định rõ ràng phần thưởng cao quý nhất của mình là sự tin yêu của các em học sinh, uy tín, sự tôn trọng, thán phục của phụ huynh học sinh và bạn bè, đồng nghiệp.

Bên cạnh đó, hằng năm nhà trường cần theo dõi thành tích mà giáo viên đạt được để tuyên dương trong các cuộc họp hội đồng, các dịp lễ sơ kết, tổng kết. Với những phần thưởng tuy không lớn về giá trị vật chất nhưng là nguồn động viên tinh thần lớn đối với giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Công tác khen thưởng đối với học sinh và giáo viên là hoạt động quan trọng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng BDSG của nhà trường.

6. Đề xuất, kiến nghị đối với Sở GD&ĐT

- Tổ chức các chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên các trường THPT trong toàn tỉnh. Tổ chức biên soạn và cung cấp một số tài liệu cơ bản cho các nhà trường.

- Hướng dẫn công tác tài chính trong việc bồi dưỡng HSG.

Trường THCS Thiệu Ngọc

Video liên quan

Chủ Đề