Thứ tự dung của các bước nghiên cứu khoa học là

Để nghiên cứu đạt được kết quả đúng đắn, đáng tin cậy và liền mạch trong quá trình thực hiện thì nghiên cứu cần được thực hiện theo một quy trình khoa học. Tất nhiên số bước trong quy trình có thể phụ thuộc vào lĩnh vực khoa học và trình độ cũng như kinh nghiệm của nhà nghiên cứu. Tuy vậy, quy trình nghiên cứu khoa học cơ bản bao gồm các bước sau:

Quy trình nghiên cứu khoa học 

Xác định đề tài là tìm vấn đề làm đối tượng nghiên cứu. Vấn đề của khoa học và thực tiễn là vô cùng phong phú, xác định cho mình một vấn đề nghiên cứu không phải là việc làm đơn giản. Phát hiện được vấn đề để nghiên cứu nhiều khi còn khó hơn cả giải quyết nó và lựa chọn đề tài đôi khi quyết định cả phương hướng chuyên môn trong sự nghiệp của bản thân người làm nghiên cứu. Nếu chọn đúng, nghiên cứu của bạn sẽ đưa ra được nhiều điều thú vị. Ngược lại, nếu bạn chọn sai, nghiên cứu sẽ nghèo nàn và không nói lên được điều gì hay ho. Vì vậy, khi xác định đề tài nghiên cứu, người nghiên cứu cần chú ý tới các yêu cầu như:

Xem thêm “4 tiêu chí lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học” tại đây.

Bước 1 trong quy trình này được tính là hoàn thành khi bạn đã có quyết định khá chắc chắn, sẵn sàng cho các bước tiếp theo chứ không phải là chọn đại một đề tài nào đó, điều đó đồng nghĩa bạn phải hình dung tương đối rõ ràng về đề tài của mình.

Câu hỏi nghiên cứu chính là vẫn đề mà người nghiên cứu muốn “khám phá” khi thực hiện công trình nghiên cứu của mình. Trong khi đó phần luôn đi cùng câu hỏi nghiên cứu chính là những giả thuyết – các câu trả lời phỏng đoán. Cần lưu ý rằng những giả thuyết này được đặt ra dựa trên kết quả của những nghiên cứu trước đó hoặc quan điểm của tác giả, với một lượng giới hạn và chưa biết đúng hay sai. Dựa vào những phỏng đoán này, người nghiên cứu sẽ có hướng tìm kiếm để kiểm chứng và đưa ra kết luận trong bước cuối cùng.

Trong bước này, phương pháp nghiên cứu cũng cần được làm rõ, bởi tùy thuộc vào câu hỏi nghiên cứu và những điều kiện khách quan thì phương pháp nghiên cứu sử dụng sẽ khác nhau

Xem thêm: Hỗ trợ spss

Đề cương nghiên cứu là văn bản dự kiến các bước đi, nội dung của công trình và các bước tiến hành để trình cơ quan và tổ chức tài trợ phê duyệt, nó là cơ sở để làm việc với các đồng nghiệp. Xây dựng đề cương nghiên cứu là một bước rất quan trọng, nó giúp cho người nghiên cứu giành được thế chủ động trong quá trình nghiên cứu. Có đề cương mới sắp xếp được kế hoạch chi tiết cho hoạt động nghiên cứu. Đề cương và kế hoạch tuy hai văn bản này có nhiều điểm tương tự nhưng thật ra về tính chất là khác nhau, kế hoạch chỉ vạch ra diễn biến, trình tự các hoạt động, còn đề cương đi vào các nội dung của việc nghiên cứu. Các nội dung nghiên cứu phải được trình bày rõ ràng, đầy đủ trong một đề cương.

Nội dung của đề cương nghiên cứu thường bao gồm các nội dung sau đây:

-         Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu và lịch sử vấn đề nghiên cứu

-         Khách thể và đối tượng nghiên cứu

-         Các nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

-         Các nguồn tài liệu và các phương pháp nghiên cứu

-         Dự kiến dàn ý công trình nghiên cứu

Một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động nghiên cứu chính là thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu. Cần xác định rõ loại dữ liệu gì [định tính hay định lượng, sơ cấp hay thứ cấp…] để tìm ra cách thu thập hiệu quả, phù hợp.

Các dữ liệu thu thập được chưa thể sử dụng ngay được mà phải qua quá trình sàng lọc để loại bỏ các dữ liệu bị lỗi, không tin cậy. Sau khi đã xử lý dữ liệu, người nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích, hệ thống hóa dữ liệu để đưa ra các kết luận kiểm định cho giả thuyết đã đặt ra ban đầu và các đánh giá khác.

Đây chính là bước cuối cùng để hoàn thành một nghiên cứu. Ngay từ tên gọi, hoạt động này thiên về “tư duy” và diễn dịch ở dạng viết để người đọc có thể hiểu và đánh giá cao chất lượng của công trình.

Trong bước này tác giả cần chú ý đến nội dung và văn phong, bởi đây là hai yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá của người đọc/người phản biện đối với công trình nghiên cứu.

Viết báo cáo tổng kết đề tài phải tiến hành nhiều lần, càng sớm càng tốt theo như kế hoạch để tác giả có thời gian xin ý kiến từ người hướng dẫn hoặc những người có chuyên môn để chỉnh sửa một cách tốt nhất.

Nói chung, không có những quy tắc tuyệt đối trong phương pháp nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu khoa học. Các quy tắc này có thể thay đổi tuỳ chuyên ngành, tuỳ cấp độ nghiên cứu cũng như tuỳ người hướng dẫn hoặc chịu trách nhiệm khoa học của đề tài. Mỗi nhà khoa học lại chịu những áp lực hành chính, quy định chuyên môn và thói quen nghiên cứu trong đơn vị và chuyên ngành của mình. Tuy nhiên vẫn có thể áp dụng những bước cơ bản trên giúp một người làm công tác nghiên cứu có thể xây dựng một đề tài nghiên cứu đạt hiệu quả.

Rất mong nhận được nhiều bình luận từ các bạn!
Xin vui lòng chú ý một số điều sau
  1. Các bạn có thể bình luận với tài khoản Google, tài khoản tùy chọn [tên, địa chỉ] hoặc ẩn danh
  2. Nếu thực sự quan tâm một chủ đề nào đó, khi bình luận xong hãy nhân vào nút "Thông báo cho tôi" ở góc dưới. Khi đó nếu có các bình luận và thảo luận mới về chủ đề này sẽ có thông báo gửi đến email của bạn
  3. Nếu cần hỗ trợ, hãy để lại số điện thoại. Nên chủ động gửi tài lệu về Hỗ Trợ Nghiên Cứu
  4. Các bình luận spam, có lời lẽ không phù hợp sẽ bị chặn

Trong bài viết này Luận Văn Việt xin chia sẻ một vài vấn đề mang tính tổng quan về nghiên cứu khoa học như khái niệm, các bước thực hiện, các hình thức tổ chức để bạn hiểu rõ hơn nghiên cứu khoa học là gì và những lưu ý khi chọn đề tài.

1. Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm… dựa trên những dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới [đây là hướng nghiên cứu hàn lâm] hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn [đây là hướng nghiên cứu ứng dụng].

Người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu nhưng chủ yếu là phải rèn luyện cách làm việc tự lực và có phương pháp. Do đó, là sinh viên với những kiến thức hạn chế thực hiện nghiên cứu khoa học càng phải phát huy khả năng tự học để trau dồi những kiến thức cần thiết, đồng thời việc lựa chọn đề tài nên phù hợp với khả năng của mình.

Lợi ích của nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học sẽ mang lại cho bạn rất nhiều thứ! Bạn sẽ chủ động hơn trong học tập, những phương pháp học tập và tư duy mới sẽ hình thành! Cách thức phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, bạn sẽ giỏi hơn trong giao tiếp, trong cách làm việc nhóm [teamwork]….

Bạn cũng sẽ có được niềm vui từ sự thành công, sự tôn trọng, yêu quý từ mọi người xung quanh bạn! Đặc biệt đây là giai đoạn tiền đề tạo điều kiện cho bạn làm tốt luận văn tốt nghiệp sau này! Hơn nữa, bạn sẽ có những khoản tiền thưởng [thường thì rất ít], bạn còn được cộng điểm, và được các nhà tuyển dụng ưu tiên trong quá trình phỏng vấn!

Tuy nhiên, để thành công trong Nghiên cứu khoa học bạn cũng phải mất đi nhiều thứ. Thời gian, tiền bạc và công sức! Thời gian để tìm tòi, đọc tài liệu, đi thực tế, khảo sát, viết báo cáo… Tiền để photo tài liệu, in ấn, và các chi phí khác! Công sức là rất lớn, bạn sẽ phải nỗ lực tư duy trong một thời gian dài..

2. Các bước thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học

Các bước cần thiết để tiến hành thực hiện nghiên cứu khoa học là gì? Nếu thực sự bạn có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, bạn đừng ngần ngại mà hãy bắt tay ngay để thực hiện một công trình khoa học về bất cứ một vấn đề nào đó mà bạn thích! Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, xin hãy làm theo 5 bước sau đây:

2.1. Tìm ý tưởng

Bạn có thể tìm ý tưởng đề tài từ việc đọc sách, báo, Internet, nghe đài… hoặc qua quan sát thực tế. Khi bạn phát hiện ra vấn đề, hãy chọn cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp.

2.2. Xác định hướng nghiên cứu

Khi bạn đã tìm ra ý tưởng hãy tìm đọc nhiều tài liệu về vấn đề đó. Chẳng hạn như về “thực trạng vi phạm pháp luật của trẻ em vị thành niên trên địa bàn TP.HCM”, bạn hãy tìm đọc tất cả các loại sách báo viết về chủ đề này. 

2.3. Chọn tên đề tài

Sau khi đã có trong tay nhiều tài liệu bạn hãy đặt cho mình tên của đề tài! Lưu ý, tên đề tài phải ngắn gọn và phải thể hiện được vấn đề bạn đang định nghiên cứu. tên đề tài phải thể hiện đầy đủ đối tượng, phạm vi, chủ thể, khách thể, thời gian, không gian nghiên cứu.

2.4. Lập đề cương

Bạn hãy thể hiện ý tưởng của mình thành một đề cương sơ khởi bao gồm những nội dung sau đây:

  • Đặt vấn đề
  • Mục đích nghiên cứu
  • Phạm vi nghiên cứu [Phạm vi về không gian, thời gian, đối tượng nghiên cứu]
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Câu hỏi nghiên cứu
  • Các giả thuyết
  • Kết cấu đề tài
  • Nguồn số liệu, tài liệu tham khảo

>>>Tìm hiểu ngay Phương pháp luận là gì, phân loại các phương pháp luận thường gặp trong nghiên cứu khoa học

Chủ Đề