Vitamin là gì có mấy loại vitamin

Bạn đã nghe nhiều về lợi ích của các loại Vitamin, mỗi loại thức ăn chúng ta dùng hằng ngày đều chứa một lượng Vitamin nhất định, và nếu đủ liều lượng, nó sẽ có tác dụng tốt với cơ thể của chúng ta, vậy bạn có biết có bao nhiêu loại Vitamin hay không? Nguồn gốc vitamin từ đâu ra? Trước tiên, bạn phải hiểu Vitamin là phân tử hữu cơ cần thiết ở lượng rất nhỏ cho hoạt động chuyển hoá bình thường của cơ thể sinh vật. Nó là các hợp chất hữu cơ rất cần thiết ở mức độ vi lượng để giúp duy trì sự sống. Có nhiều loại vitamin và chúng khác nhau về bản chất hoá học lẫn tác dụng sinh lý.

Hiện nay, theo các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra và công nhận có 13 loại Vitamin khác nhau:

  • Vitamin A, B1, B2, B3 [PP], B5, B6, B8, B9, B12, C, D1, D2, D3, D4, D5, E, K.
  • Vitamin A, D, E, K hòa tan trong chất béo.
  • Vitamin B, C hòa tan trong nước.

Vitamin tan trong chất béo: Vitamin A, D, E và K là những vitamin tan trong chất béo. Những loại vitamin này dễ lưu giữ hơn các loại vitamin tan trong nước và cơ thể có khả năng tích trữ chúng trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tháng. Các vitamin tan được trong chất béo được hấp thu qua đường ruột cùng với sự hỗ trợ của các hợp chất béo. Các vitamin hòa tan được trong chất béo được lưu trữ ở gan và các mô mỡ.

Vitamin tan trong nước: Các vitamin tan được trong nước không thể tồn tại quá lâu. Cơ thể không thể giữ chúng lại, chúng nhanh chóng được bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Vitamin C và tất cả các loại vitamin nhóm B là vitamin tan trong nước. Do vậy, loại này cần được chu cấp thường xuyên hơn so với loại tan trong chất béo. Ví dụ như: Viên C củi.

Tác dụng của từng loại Vitamin [Chức năng của từng Vitamin]:  Chúng tôi xin nêu ra các loại vitamin có trong thực phẩm để mọi người biết bổ sung.

Tác dụng của Vitamin A:

  • Thị giác: mắt được cấu tạo bởi các sắc tố có chứa vitamin A. Nó được hấp thụ bởi luồng thần kinh được vận chuyển nhờ dây thần kinh thị giác. Vì vậy sự có mặt của vitamin A là một phần không thể thiếu đối với việc đảm bảo thị giác của con người.
  • Các mô: Vitamin A kích thích quá trình phát triển của các biểu mô như mô sừng, ruột và các con đường hô hấp. Nó cũng ảnh hưởng đặc biệt đến da, kích thích sự liền sẹo và phòng ngừa các chứng bệnh của da như bệnh trứng cá.
  • Sự sinh trưởng: do vai trò quan trọng trong sự phát triển tế bào của con người, nên vitamin A là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của phôi thai và trẻ em. Vitamin A còn có vai trò đối với sự phát triển của xương, thiếu vitamin A làm xương mềm và mảnh hơn bình thường, quá trình vôi hoá bị rối loạn.
  • Hệ thống miễn dịch: do các hoạt động đặc hiệu lên các tế bào của cơ thể, vitamin A tham gia tích cực vào sức chống chịu bệnh tật của con người.
  • Chống lão hoá: Vitamin A kéo dài quá trình lão hoá do làm ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do.
  • Chống ung thư: hoạt động kìm hãm của nó với các gốc tự do cũng dẫn đến ngăn chặn được một số bệnh ung thư.
  • Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: Gan, dầu gan cá tuyết, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, bơ, cải xoăn, rau bina, bí ngô, rau cải xanh, một số loại phô mai, trứng, quả đào, dưa vàng và sữa.

Tác dụng của Vitamin C:

  • Kìm hãm sự lão hoá của tế bào: nhờ phản ứng chống oxy hoá mà vitamin C ngăn chặn ảnh hưởng xấu của các gốc tự do, hơn nữa nó có phản ứng tái sinh mà vitamin E – cũng là một chất chống ôxy hoá – không có.
  • Kích thích sự bảo vệ các mô: chức năng đặc trưng riêng của viamin C là vai trò quan trọng trong quá trình hình thành collagen, một protein quan trọng đối với sự tạo thành và bảo vệ các mô như da, sụn, mạch máu, xương và răng.
  • Kích thích nhanh sự liền sẹo: do vai trò trong việc bảo vệ các mô mà vitamin C cũng đóng vai trò trong quá trình liền sẹo.
  • Ngăn ngừa ung thư: kết hợp với vitamin E tạo thành nhân tố quan trọng làm chậm quá trình phát bệnh của một số bênh ung thư.
  • Tăng cường khả năng chống nhiễm vi khuẩn: kích thích tổng hợp nên interferon – chất ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virut trong tế bào.
  • Dọn sạch cơ thể: vitamin C làm giảm các chất thải có hại đối với cơ thể như thuốc trừ sâu, kim loại nặng, CO, SO2, và cả những chất độc do cơ thể tạo ra.
  • Chống lại chứng thiếu máu: vitamin C kích thích sự hấp thụ sắt bởi ruột non. Sắt chính là nhân tố tạo màu cho máu và làm tăng nhanh sự tạo thành hồng cầu, làm giảm nguy cơ thiếu máu.

Tác dụng của Vitamin D [Loại Vitamin cơ thể tự tổng hợp được]

  • Hình thành hệ xương: vitamin này tham gia vào quá trình hấp thụ canxi và photpho ở ruột non, nó còn tham gia vào củng cố, tu sửa xương.
  • Cốt hóa răng: tham gia vào việc tạo ra độ chắc cho răng của con người.
  • Chức năng khác: vitamin D còn tham gia vào điều hoà chức năng một số gen. Ngoài ra, còn tham gia một số chức năng bài tiết của insulin, hormon cận giáp, hệ miễn dịch, phát triển hệ sinh sản và da ở nữ giới.
  • Nguồn vitamin D: Tiếp xúc ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn sáng nhân tạo có tia cực tím B [UVB] để kích thích da sản sinh vitamin D. Ngoài ra, vitamin D cũng được tìm thấy trong cá béo, trứng, gan bò và nấm.
  • Đặc điểm của Vitamin D là cơ thể có thể tổng hợp vitamin D [đặc biệt là cholecalciferol] ở da, từ cholesterol, khi da được tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời [vì thế nó còn được gọi là “vitamin ánh nắng”]

Tác dụng của Vitamin E:

  • Hầu như không có bệnh chứng chuyên biệt do thiếu sinh tố E. Nhà thống kê đã từ lâu ghi nhận mối liên hệ giữa đối tượng có lượng sinh tố E trong máu rất thấp với các chứng bệnh thời đại như: nhồi máu cơ tim, ung thư, dị ứng. Triệu chứng điển hình thường gặp khi nguồn dự trữ sinh tố E bị thiếu hụt là khuynh hướng mỏi cơ, rối loạn thị lực, co thắt bắp thịt, suy nhược, hay quên.
  • Thực phẩm giàu vitamin E bao gồm: quả kiwi, hạnh nhân, bơ, trứng, sữa, các loại hạt, rau lá xanh, dầu thực vật chưa đun nóng, mầm lúa mì và ngũ cốc nguyên hạt.

Tác dụng của Vitamin K:

  • Thiếu hụt vitamin K có thể gây xuất huyết nhiều hơn bình thường.
  • Thực phẩm giàu vitamin K: rau lá xanh, bơ, quả kiwi. Mùi tây chứa rất nhiều vitamin K.

Tác dụng của Vitamin B1:

  • Đồng hoá đường: vitamin B1 cần thiết cho việc tạo ra một loại enzyme [tham gia vào thành phần của coenzyme] quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hoá đường và quá trình phát triển của cơ thể. Khi thiếu vitamin B1 axit pyruvic sẽ tích lũy trong cơ thể gây độc cho hệ thống thần kinh. Vì thế nhu cầu vitamin B1 đối với cơ thể tỉ lệ thuận với nhu cầu năng lượng.
  • Nhân tố ngon miệng: kích thích sự tạo thành một loại enzyme tham gia vào quá trình đồng hoá thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn.
  • Sự cân bằng về thần kinh: Vitamin B1 tham gia điều hòa quá trình dẫn truyền các xung tác thần kinh, kích thích hoạt động trí óc và trí nhớ.
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin B bao gồm: nấm men, thịt lợn, ngũ cốc, hạt hướng dương, gạo lứt, lúa mạch đen nguyên hạt, măng tây, cải xoăn, súp lơ, khoai tây, cam, gan và trứng.

Tác dụng của Vitamin B2:

  • Cân bằng dinh dưỡng: vitamin B2 tham gia vào sự chuyển hoá thức ăn thành năng lượng thông qua việc tham gia sự chuyển hoá glucid, lipid và protein bằng các enzyme.
  • Nhân tố phát triển
  • Tình trạng của da
  • Thị giác: vitamin B2 có ảnh hưởng tới khả năng cảm thụ ánh sáng của mắt.
  • Thực phẩm giàu vitamin B2 bao gồm: măng tây, chuối, hồng, đậu bắp, cải, phô mai, sữa, sữa chua, thịt, trứng, cá và đậu xanh.

Tác dụng của Vitamin B3:

  • Thiếu hụt vitamin B3 có thể gây bệnh pellagra, xuất hiện cùng lúc 3 triệu chứng: tiêu chảy, viêm da và giảm trí nhớ.
  • Thực phẩm giàu vitamin B3 bao gồm: gan, tim, thận, gà, thịt bò, cá [cá ngừ, cá hồi], sữa, trứng, bơ, quả chà là, cà chua, rau ăn lá, bông cải xanh, cà rốt, khoai lang, măng tây, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, nấm và men bia.

Tác dụng của Vitamin B5:

  • Thiếu hụt vitamin B5 có thể gây bệnh dị cảm với cảm giác bồn chồn, bứt rứt.
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin B5 bao gồm: thịt, ngũ cốc nguyên hạt , bông cải xanh, bơ, sữa ong chúa và buồng trứng cá.

Tác dụng của Vitamin B6:

  • Thiếu máu, biến chứng viêm dây thần kinh ngoại biên hoặc tổn thương các bộ phận của hệ thần kinh khác ngoài não và tủy sống.
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin B6 bao gồm: thịt, chuối, ngũ cốc nguyên hạt, rau và quả hạch. Sữa sẽ mất một nửa hàm lượng vitamin B6 vốn có nếu cô đặc lại, tương tự sữa cấp đông và đóng hộp cũng vậy, hàm lượng B6 sẽ không nguyên vẹn.

Tác dụng của Vitamin B7:

  • Thiếu hụt vitamin B7 có thể gây viêm da, viêm ruột hoặc ruột non cấp tính.
  • Thực phẩm giàu vitamin B7 bao gồm: lòng đỏ trứng, gan, một số loại rau.

Tác dụng của Vitamin B9:

  • Thiếu hụt vitamin B9 ở phụ nữ mang thai có gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi vì thế họ được khuyến nghị bổ sung axit folic trước khi mang thai.
  • Thực phẩm giàu vitamin B9 bao gồm: lá các loại rau, các loại đậu, gan, men làm bánh, sản phẩm từ ngũ cốc và hạt hướng dương, trái cây thì có cam và bưởi.

Tác dụng của Vitamin B12:

  • Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây bệnh thiếu máu megaloblastic, một tình trạng tủy xương tạo ra các tế bào hồng cầu lớn bất thường và chưa trưởng thành.
  • Thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm: cá, động vật có vỏ, thịt, gia cầm, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, một số loại ngũ cốc và sản phẩm từ đậu nành, men dinh dưỡng.

Bạn có thể thấy được Vitamin rất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta, vì vậy mỗi ngày, bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, để bổ sung nhiều loại vitamin cho cơ thể hấp thụ. Đối với những người đang bị bệnh, bạn tăng cường bổ sung loại vitamin phù hợp với bệnh của mình. Chúng tôi không khuyến cáo việc lạm dụng Vitamin quá mức, có thể gây phản ứng không mong muốn đối với cơ thể.

Video liên quan

Chủ Đề