Tại sao phải nhượng quyền thương hiệu

Những người có ý tưởng bắt đầu kinh doanh thường phải đối mặt với nhiều câu hỏi khó cũng như đứng trước nhiều lựa chọn khác nhau. Một trong những lựa chọn kinh doanh hấp dẫn cho những nhà đầu tư, đặc biệt khi họ muốn thử sức ở một lĩnh vực kinh doanh mới với rất ít kinh nghiệm, chính là việc liệu rằng họ có nên đầu tư mua một thương hiệu nhượng quyền hay không?

Đối với một số người, nhượng quyền thương hiệu là một lựa chọn đầu tư hấp dẫn. Nhượng quyền đem đến một mô hình kinh doanh sẵn có, cùng với đào tạo, hướng dẫn và hỗ trợ.

Trong những năm gần đây, nhượng quyền thương mại đang tăng trưởng rất nhanh chóng. Các doanh nghiệp nhượng quyền phát triển với tốc độ nhanh hơn so với không nhượng quyền. Trong 5 năm qua, mức tăng trưởng việc làm trung bình hàng năm trong lĩnh vực nhượng quyền là 2,6%, cao hơn gần 20% so với các doanh nghiệp khác, theo Hiệp Hội Nhượng quyền quốc tế [IFA] cho biết.

Tuy nhiên, vẫn sẽ luôn có những rủi ro đối với mọi khoản đầu tư. Có nhiều yếu tố cần xem xét, và việc nắm rõ các ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư nhượng quyền sẽ là tiền đề quan trọng để nhà đầu tư quyết định xem hình thức kinh doanh này có phù hợp với mình. 

Bạn muốn sở hữu nhượng quyền Jeff của chính mình?

Liên hệ với chuyên viên tư vấn

Những lý do để cân nhắc đầu tư mua thương hiệu nhượng quyền: 

  • Nhượng quyền thương hiệu đem đến sự độc lập quyền sở hữu của doanh nghiệp nhỏ nhưng vẫn đảm bảo sự hỗ trợ lợi ích từ hệ thống mạng lưới và quy trình có sẵn của một doanh nghiệp lớn.  
  • Người đầu tư không nhất định phải có kinh nghiệm kinh doanh để vận hành một cơ sở nhượng quyền. Các công ty nhượng quyền thường đào tạo những kiến thức thực tế cần thiết để bạn vận hành mô hình kinh doanh. 
  • Các cơ sở nhượng quyền thương hiệu có tỷ lệ thành công cao hơn so với các đơn vị startup. 
  • Việc đảm bảo tài chính cho một nhượng quyền có thể dễ dàng hơn. Chi phí mua một nhượng quyền có thể thấp hơn so với chi phí tự mở đơn vị kinh doanh cùng lĩnh vực. 
  • Các công ty nhận nhượng quyền thường nhận được nhiều lợi ích từ danh tiếng thương hiệu nhượng quyền đã được xây dựng sẵn, một hệ thống quản lý và vận hành hiệu quả, mức độ nhận diện rộng khắp và sự hỗ trợ liên tục

Bạn muốn sở hữu nhượng quyền Jeff của chính mình?

Liên hệ với chuyên viên tư vấn

Các nhược điểm của việc đầu tư vào một thương hiệu nhượng quyền: 

  • Đầu tư mua nhượng quyền thương hiệu có nghĩa là bạn tham gia vào một thỏa thuận chính thức với bên nhượng quyền.
  • Các thỏa thuận nhượng quyền sẽ quy định cách bạn điều hành doanh nghiệp, vì vậy có khả năng bạn sẽ không thể sáng tạo theo mong muốn của mình. 
  • Sẽ có thể có những hạn chế hoặc yêu cầu về khu vực kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp và các nhà cung ứng được phép lựa chọn. 
  • Danh tiếng không tốt của một đơn vị nhận nhượng quyền khác có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của cơ sở nhượng quyền của bạn. 
  • Một số công ty nhượng quyền sẽ yêu cầu bạn liên tục chia sẻ một phần lợi nhuận kinh doanh. 
  • Công ty nhượng quyền thương hiệu không phải gia hạn thỏa thuận khi kết thúc thời hạn thoả thuận.

Nhượng quyền thương mại được nhiều người coi là một cách đơn giản để kinh doanh lần đầu tiên. Khi nắm rõ các nguyên tắc trong kinh doanh, áp dụng quản lý kinh doanh tốt - chẳng hạn như ra quyết định sáng suốt, làm việc chăm chỉ, quản lý thời gian hiệu quả, có tài chính đủ và phục vụ tốt khách hàng - nhượng quyền thương hiệu sẽ là một khoản đầu tư đúng đắn. Nếu không chắc chắn về những yếu tố trên, hãy thận trọng khi đầu tư mua nhượng quyền, đảm bảo khoản đầu tư của bạn tạo ra lợi nhuận tốt và lãi vốn khi bán.

Bạn muốn sở hữu nhượng quyền Jeff của chính mình?

Liên hệ với chuyên viên tư vấn

Cơ hội đầu tư hấp dẫn với nhượng quyền Jeff:

Nếu đang quan tâm tới việc mua một nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam, Jeff là một trong những lựa chọn đáng cân nhắc bởi những lợi ích tuyệt vời mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng không thể bỏ qua: 

  • Công nghệ: Người tiêu dùng có thể sử dụng ứng dụng Jeff để quản lý các đơn hàng giặt ủi hoặc đặt dịch vụ làm đẹp, đăng lý lớp fitness hoặc mát-xa thư giãn. Chỉ trong 1 ứng dụng duy nhất, Jeff hỗ trợ cho cả cửa hàng nhượng quyền và khách hàng cuối cùng, từ đó giúp tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ cao hơn. 
  • Quy trình chuẩn và hỗ trợ liên tục: Jeff có một đội ngũ chuyên gia để giúp đối tác thiết lập và mở rộng quy mô kinh doanh. Với nhiều doanh nhân và chuyên gia đã thành công trong các lĩnh vực, các kiến thức, kinh nghiệm và quy trình thiết lập tại Jeff đã được kiểm chứng thành công.
  • Marketing: một tập thể những chuyên gia đến từ các công ty danh tiếng như Uber, Coca-Cola, Google… đang làm việc liên tục để hỗ trợ đối tác. Jeff tập trung vào việc thu hút nhiều người dùng hơn tới với các cơ sở nhượng quyền cũng như các chiến dịch giúp gia tăng trung thành thương hiệu.
  • Bán chéo: tạo điều kiện bán chéo giữa các mô hình kinh doanh khác nhau của Jeff  để người dùng sử dụng một dịch vụ [giặt là, làm đẹp, fitness hoặc thư giãn] sẽ được giảm giá hoặc nhận các ưu đãi đặc biệt nếu họ cũng sử dụng các dịch vụ khác. Với chiến lược này, chúng tôi có thể tạo ra một cộng đồng người dùng trung thành, những người thích tận hưởng cuộc sống tuyệt vời.
  • Tài chính và lợi nhuận: các mô hình kinh doanh và cấu trúc chi phí của Jeff được tối ưu hóa để đem lại hiệu quả về vốn nhất cao nhất có thể, với chi phí ban đầu thấp hơn so với nhượng quyền thương mại trung bình trong ngành.

Để tìm hiểu thêm thông tin về các lựa chọn nhượng quyền tại Jeff, hãy liên hệ với chuyên gia tư vấn của chúng tôi. 

Bạn muốn sở hữu nhượng quyền Jeff của chính mình?

Liên hệ với chuyên viên tư vấn

Có thể bạn cũng quan tâm:

Bạn muốn mở nhượng quyền Jeff nào?

Không khó để tìm thấy những doanh nghiệp sử dụng phương thức nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam và trên thế giới. Rất nhiều quán cà phê và trà sữa hiện đang sử dụng phương thức này để kinh doanh. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì? Nó hấp dẫn đến như thế nào mà lại phổ biến như vậy? Liệu có nên sử dụng phương thức này không? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được MarketingAI giải đáp cho các bạn qua bài viết bên dưới.

Tìm hiểu về nhượng quyền thương hiệu, thương hiệu nhượng quyền là gì?. Hình thức này được gọi là Franchise, là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó được sử dụng thương hiệu / tên của sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh. Trong một khoảng thời gian nhất định với một ràng buộc tài chính hoặc có thể là một khoản chi phí, đôi khi là phân chia theo phần trăm doanh thu, lợi nhuận cửa hàng.

Hình thức nhượng quyền thương hiệu là gì? Franchise là gì – Ảnh: Sưu tầm

Nhượng quyền thương hiệu là một mô hình tương đối linh hoạt, và bất kỳ loại hình kinh doanh nào cũng có thể được nhượng quyền. Có nhiều loại nhượng quyền, có thể được phân loại theo các yếu tố khác nhau, như mức đầu tư, chiến lược của bên nhượng quyền, hoạt động, mô hình tiếp thị và quan hệ, v.v … Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn 4 loại hình nhượng quyền chính là: Nhượng quyền kinh doanh toàn diện, không toàn diện, nhượng quyền có tham gia của quản lý và nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn.

Đúng như tên gọi, đây là mô hình nhượng quyền có cấu trúc hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất khi thể hiện mức độ hợp tác và cam kết giữa hai bên nhượng và nhận.

Không chỉ được sử dụng nhãn hiệu nhượng quyền thương hiệu, quan trọng hơn, bên nhận có quyền sử hữu toàn bộ hệ thống để vận hành kinh doanh, bí quyết trong công nghệ sản xuất/kinh doanh và quyền quản lý sản phẩm/dịch vụ [sản xuất, tiếp thị,…]. Bên nhượng quyền sẽ cung cấp một kế hoạch với đầy đủ thủ tục chi tiết về hầu hết mọi khía cạnh trong doanh nghiệp, cung cấp hệ thống đào tạo, hỗ trợ trong giai đoạn đầu cũng như về lâu dài sau này.

Full business format franchise là gì? Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện là gì? Các loại  mô hình nhượng quyền thương hiệu là gì? [Nguồn: Ocha]

Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện là loại hình phổ biến nhất và thường được nhắc đến nhất trong hệ thống nhượng quyền thương hiệu. Các doanh nghiệp từ hơn 70 ngành công nghiệp đều có thể thực hiện việc nhượng quyền này, tuy nhiên phổ biến nhất là ngành hàng thức ăn nhanh, bán lẻ, nhà hàng, dịch vụ kinh doanh, các trung tâm/phòng tập thể hình, vv….

Với mô hình này, bên nhượng quyền sẽ chỉ chuyển nhượng một số yếu tố trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thường là cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu, hoặc có thể là chia sẻ công thức hay mô hình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ.

  • Với hình thức nhượng quyền thương hiệu, các thương hiệu thường có giá trị tương đối cao và có lượng fans nhất định, muốn sử dụng tên tuổi cho việc sản xuất các mặt hàng không chung ngạch. Ví dụ Pepsi [đồ uống] cấp phép cho các hãng áo phông in logo của mình, Disney [hãng phim hoạt hình] cấp phép hình ảnh cho các sản phẩm đồ chơi, đồ gia dụng,vv…

Non-business format franchise là gì? Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện là gì?  Cách thức nhượng quyền thương hiệu là gì? [Nguồn: Tri thức Việt]

  • Nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ là hình thức bên nhận quyền chỉ phụ trách khâu phân phối sản phẩm/dịch vụ ra thị trường. Ở Việt Nam, mô hình này cũng tương đối phổ biến với những thương hiệu như Trung Nguyên [chuỗi cà phê], Pierre Cardin [áo sơ mi cao cấp],vv…
  • Nhượng quyền công thức sản xuất và marketing sản phẩm xảy ra khi bên nhượng quyền cung cấp quyền kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động tổ chức, vận hành, tiếp thị cho bên mua nhượng quyền. Coca Cola là một thương hiệu điển hình đang áp dụng.

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là gì? Kinh doanh nhượng quyền gì bây giờ? Xu hướng nhượng quyền thương hiệu là gì hiện nay [Nguồn: brandsvietnam]

Nhìn chung, mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện này thường được các doanh nghiệp áp dụng khi bên nhượng quyền mong muốn mở rộng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ phủ thị trường, tăng doanh thu để cạnh tranh với đối thủ. Vì không chuyển nhượng những yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp, nên đa phần những doanh nghiệp này không quản lý quá chặt chẽ các hoạt động của bên nhận quyền và chỉ quan tâm đến thu nhập của việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ.

>>> Xem thêm: So sánh chi phí nhượng quyền giữa các thương hiệu cà phê Việt Nam hiện nay

Mô hình nhượng quyền quản lý liên quan đến chất lượng và kinh nghiệm của các quản lý/ lãnh đạo hơn là kinh nghiệm trong ngành. Về cơ bản, nhượng quyền quản lý xảy ra khi bên nhượng quyền cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp cho bên nhận quyền, bên cạnh việc chuyển nhượng thương hiệu và mô hình/ công thức kinh doanh. Người quản lý không cần phải tham gia vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp mà sẽ chỉ có nhiệm vụ giám sát toàn diện. Vai trò của bạn là sử dụng kinh nghiệm và chuyên môn có được trong sự nghiệp của mình để lãnh đạo công ty và quản lý các bộ phận một cách hiệu quả, tập trung vào phát triển kinh doanh và đưa ra những quyết định mạnh mẽ về tài chính.

Management franchise là gì? Nhượng quyền có tham gia quản lý là gì? Hợp tác nhượng quyền thương hiệu là gì?  [Nguồn: Internet]

Hình thức này đặc biệt phù hợp với các thương hiệu dịch vụ, yêu cầu cao về chất lượng liên quan đến nguồn nhân lực, cụ thể là ngành nhà hàng khách sạn. Ở Việt Nam, Holiday Inc hay Marriott đều là những chuỗi nhà hàng khách sạn lớn sử dụng mô hình này.

Equity Franchise có nghĩa là bên nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty mặc dù số vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ

>>> Xem thêm: Kinh doanh nhượng quyền: Tiềm năng hay rủi ro cao?

Có thể thấy việc xây dựng thương hiệu từ trước đem lại cho thương hiệu một sự minh bạch và chất lượng được đảm bảo với người tiêu dùng. Các chuỗi hệ thống cửa hàng thường được giám sát chặt chẽ về chất lượng, và quy trình quản lý của họ chuyên nghiệp luôn đảm bảo được về mặt chất lượng của sản phẩm. Chỉ cần một mắt xích lỏng, có thể gây thiệt hại đến cả chuỗi nhượng quyền thương hiệu.

Thông thường các thương hiệu muốn nhượng quyền phải có một số lượng thị phần nhất định trên thị trường. Việc các bên nhận thương hiệu sang nhượng là một điều khá thuận lợi, vì bên nhận quyền sẽ không cần tốn thời gian định hình thương hiệu trên thị trường nữa. Mà thay vào đó họ sẽ tập trung phát triển vào bên trong cách quản lý vận hành sao cho có một bộ máy tốt để phát triển doanh nghiệp.

Ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu là gì? [Nguồn: Khởi nghiệp trẻ]

Những quy trình vận hành kinh doanh, quy trình tuyển chọn nhân viên đều được hệ thống hóa về một quy chuẩn. Việc có một khung xương sẵn sẽ giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng phân bổ xuống các cơ sở nhận nhượng quyền. Một hệ thống quy mô bài bản là một yếu tố giúp việc quản lý dễ dàng hơn và khi gặp sự cố thì có thể khắc phục được vì đã có những nguyên tắc đặt ra ngay từ đầu.

Một điều nữa khi sử dụng phương thức nhượng quyền thương hiệu là sẽ được hưởng toàn bộ những chương trình đào tạo nhân viên bài bản. Những đặc quyền về chương trình đào tạo từ A-Z cũng như những thông tin về thương hiệu, mọi thứ sẽ được trình bày bài bản và chuyên nghiệp. Chính những hệ thống đào tạo này sẽ giúp bạn có được đội ngũ được training có chất lượng cao và hiểu biết tốt về thương hiệu mà bạn vừa được nhượng.

Chủ nhượng quyền có nghĩa vụ hỗ trợ tối đa các bên nhận nhượng quyền. Từ việc pháp lý, thiết kế, trình bày đến các chiến lược marketing, mọi thứ đều được hỗ trợ tối đa từ phía đối tác. Điều này sẽ giúp bên nhận nhượng quyền “dễ thở” hơn trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp khi vừa nhận được từ tay và bắt đầu mới.

Bạn nên nhớ rằng, khi được đứng tên thương hiệu này thì bạn có cấp trên đó là chủ sở hữu thương hiệu. Đối với bên sử dụng phương thức nhượng quyền thương hiệu, thì cần nắm lòng một điều là bạn sẽ không sở hữu thương hiệu này, mà chỉ được phép kinh doanh dưới tên thương hiệu của người khác. Vì vậy nếu không đáp ứng được những quy chuẩn mà bên cung ứng đưa ra thì rất có thể hợp đồng nhượng quyền sẽ bị mất và mọi thứ sẽ trở nên khó khăn đối với bạn.

Sẽ không chỉ có riêng bạn sử dụng phương thức này, sẽ có rất nhiều người muốn nhượng quyền thương hiệu. Cạnh tranh trong chuỗi là điều rất gay gắt, nhằm đạt được target doanh thu mà chủ nhượng quyền đề ra cho mình. Thông thường để tạo điều kiện, các cửa hàng sẽ được bonus hay giảm chi phí hợp đồng nếu đạt được những mục tiêu nhất định.

Nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu là gì? [Nguồn: Dreamstime]

Phải làm theo những quy định, quy chuẩn đặt ra từ đối tác cho nhượng quyền là điều chắc chắn. Gần như mọi hoạch định được định sẵn cho cho bạn và sẽ được đưa vào khuôn khổ. Các chính sách sẽ được đưa từ trên xuống dưới, và dường như việc sáng tạo các quản lý và vận hành kinh doanh sẽ là không có và đó chính là điều khiến bạn “tù túng” trong phương thức nhượng quyền.

Để đưa ra quyết định về việc nhượng quyền thương hiệu, các doanh nghiệp đều phải tính toán và thảo luận rất lâu, đồng thời phải có những bước điều tra nghiên cứu kỹ càng về mọi khía cạnh để làm sao giảm thiểu rủi ro xuống thấp nhất có thể. Giống như bất cứ một hoạt động kinh doanh nào, Franchise cũng tiềm ẩn những khả năng xảy ra sai sót dẫn đến hậu quả nặng nề. Chính vì thế, các thương hiệu cần phải lưu ý những điều sau trước khi tiến hành thực hiện nhượng quyền.

Tương tự như quá trình khởi nghiệp, điều đầu tiên các doanh nghiệp cần lưu ý trước khi đưa ra các quyết định mua, bán hay sang nhượng là phải tìm hiểu kỹ thị trường. Đặc biệt là đối với bên nhận quyền, khi quyết định bỏ tiền túi ra thì phải chắc chắn mình nhận được giá trị xứng đáng.

Có rất nhiều yếu tố bạn sẽ phải xem xét. Ví dụ: Thương hiệu bạn muốn mua có đang hoạt động tốt trên thị trường không? Sản phẩm/dịch vụ của họ có đang “ăn nên làm ra” và được nhiều phân khúc khách hàng yêu thích không? Nó có phù hợp với doanh nghiệp của bạn và nếu mua về, bạn sẽ giúp ích được gì cho thương hiệu này cho sự phát triển sau này [quy trình sản xuất, mô hình tiếp thị,… phải ra sao để duy trì và phát triển thương hiệu hơn]. Chắc chắn sẽ có những khó khăn xảy ra, liệu bạn có thể đợi đến thời điểm thu hồi vốn không hay chấp nhận “đứt gánh” giữa đường? Đây là điều mà các thương hiệu cần phải tính toán và cân nhắc thật kỹ.

Thị trường nhượng quyền thương hiệu là gì? Nhượng quyền thương hiệu tiếng Anh là gì? Franchise là gì [Nguồn: Entrepreneur]

Ngoài ra, đối với các thương hiệu nước ngoài, hay thậm chí là giữa các vùng miền khác nhau trong nước, các doanh nghiệp còn phải tính toán đến việc sản phẩm/dịch vụ đó có được người dân của khu vực này ưa chuộng hay không? Các bên nhượng quyền đôi khi còn có những quy định về việc đặt các cửa hàng sao cho hợp lý,… cũng là những yếu tố khá phức tạp mà doanh nghiệp bạn cần phải xem xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.

Sau khi đưa ra được quyết định mua, bán sang nhượng cần thiết, các bên luôn cần phải tiến hành các hợp đồng chuyển nhượng rõ ràng, đi kèm các quyền lợi và nghĩa vụ cần thiết. Đây là lúc sự tham gia của pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu không muốn mất một số tiền lớn mua nhượng quyền để sau đó hàng loạt các cửa hàng cùng tên mở ra cạnh tranh mà không tốn xu nào, hãy kiểm tra chắc chắn thương hiệu bạn đã đăng ký bản quyền, được pháp luật bảo hộ.

Nên nhượng quyền thương hiệu nào? Tính pháp lý trong nhượng quyền thương hiệu là gì? [Nguồn: Entrepreneur]

Những quyền lợi, nghĩa vụ được ghi rõ trong hợp đồng cũng sẽ được pháp luật bảo vệ, vì thế hãy đảm bảo nó luôn rõ ràng để tránh xảy ra những trục trặc trong quá trình kinh doanh sau này, chỉ vì những bất cẩn ban đầu.

Đây là điều khó tránh khỏi khi các doanh nghiệp quyết định mua lại thương hiệu nào đó, sau đó mở rộng cửa hàng/chi nhánh. Ngoài các khoản chi phí “cố định” như mặt bằng, thiết bị, nhân viên,.. còn “ti tỉ” những thứ khác mà doanh nghiệp cần bỏ tiền ra như chi phí sang sửa, trang trí cửa hàng, chi phí nguyên vật liệu đảm bảo sự đồng nhất,vv… trong khi đó vẫn phải đảm bảo nguồn thu để trả cho thương hiệu một phần phần trăm doanh thu nhất định theo kỳ.

Một khi đã xác định mua lại một thương hiệu nào đó, bạn phải đảm bảo tính thống nhất trong mọi khía cạnh của sản phẩm, dịch vụ,vv… trước và cả sau khi mua. Vì người tiêu dùng có thể sẽ rất tức giận và có khả năng “quay lưng” với một thương hiệu nếu bạn cố tình thay đổi chỉ một vài điểm nhỏ nào đó. Tất nhiên khi ấy, bạn còn phải đối mặt với những rủi ro bị tước quyền kinh doanh hay rắc rối về các điều khoản.

Nhượng quyền sản xuất là gì? Tính nhất quán trong nhượng quyền thương hiệu là gì? [Nguồn: Dreamstime]

Vì thế, các doanh nghiệp phải xác định ngay từ đầu sau khi mua, sẽ phải tiếp tục phát triển sản phẩm/dịch vụ theo một “format” chung, không được tự do sáng tạo theo mong muốn của mình. Những thay đổi nếu có xảy ra phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và được cả 2 bên thống nhất theo các điều khoản trong hợp đồng.

Đây là một câu chuyện khiến khá nhiều các bên nhận quyền “đau đầu”. Đối với các hãng, thương hiệu là một món hàng họ có thể bán được cho nhiều người. Họ bán cho bạn, và họ cũng có thể sẽ bán cho hàng chục, hàng trăm người khác. Sự cạnh tranh giữa các cửa hàng trong chuỗi nhượng quyền có thể là một bài toán đau đầu cho chủ đầu tư.

Khi đó, các cửa hàng nhượng quyền chung trong chuỗi đôi khi xảy ra những tình trạng “bằng mặt mà không bằng lòng” khi có những phát sinh trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến việc ảnh hưởng tiêu cực đến nhau. Chỉ cần một cửa hàng xảy ra lỗi, đôi khi các cơ sở khác cũng sẽ bị vạ lây.

Quy trình nhượng quyền thương hiệu không chỉ là câu chuyện giữa 2 công ty, 2 thương hiệu mà còn liên quan khá nhiều đến pháp luật. Các thủ tục hồ sơ tương đối phức tạp và phải tuân theo các điều khoản của bộ Luật Việt Nam nên các doanh nghiệp cần phải lưu ý cẩn thận.

Quy trình nhượng quyền thương hiệu là gì? [Nguồn: Internet]

Theo điều 20, mục 3 về Quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu gồm có:

  • Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của nghị định hoạt động nhượng quyền thương hiệu.
  • Bên chuyển nhượng bàn giao Sổ đăng ký hoạt động và thông báo bằng văn bản cho bên nhận quyền về việc đăng ký.

Theo điều 19, mục 3 về Quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu theo mẫu do Bộ Thương hiệu hướng dẫn.
  • Bản giới thiệu về hoạt động nhượng quyền do Bộ Thương hiệu quy định.
  • Các văn bản xác nhận khác [Giấy tờ pháp lý, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trong các trường hợp chuyển giao,…].

Bạn có thể hiểu rằng các thủ tục và hồ sơ nhượng quyền thực hiện nhằm cung cấp, xác nhận và khai báo công khai với các bên liên quan có thẩm quyền.

Chính sách nhượng quyền thương hiệu là gì? [Nguồn: 123rf]

Đối với bên chuyển nhượng, chính sách nhượng quyền là một trong những yếu tố khách quan lẫn chủ quan ảnh hưởng đến quyết định của bên nhận quyền. Chính sách thể hiện được quyền lợi công bằng cho cả hai bên, hỗ trợ mục tiêu cuối cùng của việc nhượng quyền và hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Một số chính sách thông dụng như:

  • Hỗ trợ chi phí nhượng quyền.
  • Hỗ trợ chi phí nội thất.
  • Hỗ trợ tư vấn thiết kế layout quán.
  • Chính sách đào tạo nhân viên, quản lý,…
  • Đồng phục nhân viên.
  • Tư vấn chiến lược Marketing, khuyến mãi,…

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bên nhận quyền cũng cần phải xem xét kỹ những điều khoản quyền lợi này trong hợp đồng, tránh những tranh cãi không cần thiết về vấn đề chi phí trong giai đoạn triển khai sau này. Thông thường, bên nhận nhượng quyền sẽ chịu 2 khoản chi phí cơ bản là phí hoạt động định kỳ và phí nhượng quyền ban đầu, vì thế, các chi phí khác nếu có phát sinh cần phải được tính toán và cân nhắc cẩn thận trước.

Đúng là vậy! Có thể thấy trong những năm trở lại đây hình thức kinh doanh này đang là trào lưu được rất nhiều doanh nghiệp hướng đến. Có thể thấy rõ nhất ở lĩnh vực kinh doanh trà sữa, cà phê. Ding Tea là một hãng trà sữa tiêu biểu, nó có thể coi là “nền móng” của hình thức nhượng quyền trà sữa trên thị trường. Xuất hiện vào năm 2013, giờ đây có gần 200 cửa hàng trên toàn quốc , và số lượng cửa hàng nhượng quyền không ngừng tăng lên.

Các thương hiệu Việt Nam nhượng quyền – Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu là gì? [Nguồn:DingteaVietnam]

Các thương hiệu khác như: Phở 24, Kinh Đô, Trung Nguyên… Phở 24 là một thương hiệu rất kén chọn trong việc chọn vị trí kinh doanh. Doanh nghiệp yêu cầu khắt khe về vị trí mở cửa hàng, nơi được chọn phải là những địa điểm có đông khách du lịch. Theo Phở 24 thì chọn địa điểm tốt chiếm 50% cơ hội thành công.

Còn Trung Nguyên có lẽ là người đầu tiên áp dụng mô hình nhượng quyền tại Việt Nam, hiện đã xây dựng và triển khai tinh thần “Khơi nguồn sáng tạo” đến các quán trong hệ thống của mình nhưng không gây được ấn tượng như mong đợi trong tâm trí người tiêu dùng. Những giai đoạn đầu có thể thấy thành tựu mà Trung Nguyên gây dựng nên, nhưng cũng khó có thể nói Trung Nguyên đã thành công trong lĩnh vực sang nhượng thương hiệu tại Việt Nam. Điều này đòi hỏi Trung Nguyên phải nỗ lực lớn và tốn nhiều tiền để tái xác lập hình ảnh thương hiệu mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.

>>> Xem thêm: TOP 9 mô hình nhượng quyền thương hiệu cafe giúp bạn “hái tiền triệu”

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức tuy không mới nhưng những năm trở lại đây, nó là hình thức rất được ưa chuộng sử dụng. Hãy nhìn vào những thành công của các thương hiệu khi sang nhượng thì sẽ hiểu vì sao nó lại được lòng đến như vậy. Vì vậy, trước khi bạn có ý định muốn áp dụng hình thức này, thì hãy hiểu được nhượng quyền thương hiệu là gì Để có được những thành công và tránh được rủi ro khi bắt đầu kinh doanh.

Thắng Nguyễn – Marketing AI

Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề