Việt Nam và Liên hợp quốc có mối quan hệ như thế nào

Quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc: Sự trùng hợp, hợp tác hiệu quả và kỳ vọng

Vũ Đăng Minh 23/09/2020 10:00

Baoquocte.vn. TGVN. Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức Việt Nam cần tham gia Liên hợp quốc để bảo vệ nền hòa bình, độc lập, xây dựng đất nước.

Sự trùng hợp thú vị, “con mắt xanh”, trắc trở và bước vào “Ngôi nhà chung”

Cách đây 75 năm, ngày 24/10/1945, Liên hợp quốc [LHQ] chính thức ra đời. Liền trước đó là ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, 2/9/1945. Dù bộn bề kiến quốc, nhưng ngày 3/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký “Thông cáo về chính sách ngoại giao của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”, văn bản chính sách ngoại giao chính thức đầu tiên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng gửi nhiều thư, điện đến nguyên thủ, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh, Trung Hoa Dân quốc, yêu cầu công nhận nền độc lập của Việt Nam, kết nạp Việt Nam vào LHQ. Trong “Lời kêu gọi Liên hợp quốc” tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đối với các nước dân chủ, Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực… chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của LHQ1.

Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức vai trò quan trọng của LHQ, vận mệnh của Việt Nam gắn với vận mệnh của khu vực, thế giới; Việt Nam cần tham gia LHQ để bảo vệ nền hòa bình, độc lập, xây dựng đất nước.

Đồng thời, Người khẳng định: Việt Nam muốn làm bạn với tất mọi nước dân chủ và không gây thù oán với ai; hợp tác với mọi nước vui lòng hợp tác thật thà và bình đẳng với Việt Nam. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đối ngoại đa phương, quan hệ bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, sẵn sàng tham gia các hiệp định an ninh trong khuôn khổ của LHQ… phù hợp với tôn chỉ, mục tiêu của LHQ, chứng tỏ “con mắt xanh”, đặt nền tảng cho đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Sau khi bày tỏ yêu cầu được kết nạp vào LHQ năm 1945, 1946, Việt Nam chính thức gửi đơn xin gia nhập LHQ các năm 1948, 1951, 1975… Do sự cản trở của các thế lực thù địch, phải gần 30 năm sau, năm 1977, Việt Nam mới chính thức trở thành thành viên của LHQ.

Lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc ngày 20/9/1977, đánh dấu sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức lớn nhất hành tinh này. [Nguồn: Tư liệu TTXVN]

Sáng 20/9/1977, tại trụ sở LHQ diễn ra lễ thượng cờ Việt Nam với sự chứng kiến của đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh dẫn đầu. Việt Nam bước vào “Ngôi nhà chung” và LHQ có một thành viên thành tâm, nhiều hứa hẹn.

Hợp tác hiệu quả, ghi dấu ấn

Việt Nam tranh thủ, sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ to lớn từ LHQ và cộng đồng quốc tế, để khắc phục hậu quả chiến tranh, duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh, xây dựng và phát triển đất nước. Chúng ta có một diễn đàn quốc tế để triển khai các chính sách, hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, bảo vệ lợi ích chính đáng, làm cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ đường lối đối ngoại của Việt Nam, làm sâu sắc quan hệ Việt Nam với các nước. LHQ ghi nhận Việt Nam là một điển hình thành công trong thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.

Vai trò tích cực, chủ động của Việt Nam thể hiện trong đề xuất ý tưởng, tham gia thảo luận và thực hiện các nghị quyết, tuyên bố của LHQ về: giải trừ quân bị, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, vũ khí giết người hàng loạt; bảo vệ phụ nữ, trẻ em trước hậu quả chiến tranh, xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu; phát huy vai trò của phụ nữ trong các tiến trình hòa bình, an ninh thế giới… hay tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ.

Với phương châm “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, Việt Nam đã đóng góp cho cộng đồng quốc tế cách thức giải quyết các vấn đề tồn tại trong lịch sử với các nước từng là kẻ thù. Mô hình hợp tác 3 bên [ban đầu giữa Việt Nam, FAO và Senegal] về trồng lúa, được mở rộng và áp dụng rộng rãi, được coi là hình mẫu cho hợp tác Nam-Nam.

Vị thế, uy tín của Việt Nam ngày càng nâng cao trên trường quốc tế; 2 lần được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ với số phiếu cao, đặc biệt nhiệm kỳ 2 đạt sự ủng hộ gần tuyệt đối, lập kỷ lục [192/193]. Việt Nam cũng được bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế-xã hội, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ, làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ năm 1997…

Tối 7/6/2019, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc đã công bố Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Theo kết quả bỏ phiếu, có tổng cộng 192 trên tổng số 193 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Trong lời chúc mừng Quốc khánh Việt Nam lần thứ 75, Tổng Thư ký LHQ Anttonio Guterres đánh giá: “Việt Nam đã luôn là đối tác mạnh mẽ của LHQ kể từ khi gia nhập… Với tư cách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, Việt Nam đã và đang có những đóng góp quan trọng trong việc ủng hộ hòa bình bền vững. Kỷ niệm 75 năm ngày Quốc khánh Việt Nam diễn ra trùng hợp với dịp Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN và thành viên Hội đồng Bảo an LHQ, thể hiện sự hiện diện mạnh mẽ của các bạn trên trường quốc tế”.

Bài học và kỳ vọng “Thương hiệu Việt Nam”

Thành tựu của Việt Nam là thành công của mối quan hệ giữa LHQ với một đối tác thành viên, góp phần khẳng định vai trò quan trọng của LHQ, nhất là trong bối cảnh thế giới, khu vực diễn biến ngày càng phức tạp.

Việt Nam là một nước không lớn, không giàu, nhưng đã hợp tác hiệu quả, có những đóng góp quan trọng, là tấm gương thúc đẩy nỗ lực của những nước đang phát triển trong tham gia cộng đồng quốc tế, các tiến trình vì hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển.

Nền tảng thành công của đối ngoại, hợp tác quốc tế là đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; nắm bắt và tận dụng cơ hội, giữ vững nguyên tắc và linh hoạt trong xử trí; hài hòa lợi ích quốc gia, dân tộc với lợi ích chung, trên cơ sở Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế; minh bạch và giữ vững cam kết.

Thành công đó còn là kết quả của văn hóa, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, phong cách ngoại giao Việt Nam, “biết mình, biết người”, luôn thành tâm, thiện chí, nỗ lực và kết nối cộng đồng.

Trải qua 43 năm là thành viên LHQ, chúng ta từng bước tạo dựng “Thương hiệu Việt Nam”. Tiếp tục xây dựng, củng cố “Thương hiệu”, định vị vững chắc Việt Nam trong thế giới, khu vực là trách nhiệm của thế hệ hôm nay và là mong muốn của bạn bè quốc tế.

Những dấu mốc trong quá trình tham gia Liên hợp quốc

Ngược dòng lịch sử, Liên hợp quốc chính thức được thành lập ngày 24/10/1945 với mục tiêu duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết.

Việt Nam có nguyện vọng tham gia Liên hợp quốc từ rất sớm, chỉ 4 ngày sau khi tổ chức này họp khóa đầu tiên, ngày 10/1/1946 tại thủ đô London [Anh].


Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh phát biểu tại Kỳ họp thứ 32 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York [Mỹ] ngày 20/9/1977. Kỳ họp đã thông qua Nghị quyết công nhận Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc. [Nguồn: Tư liệu TTXVN]

Ngày 14/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhân danh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nộp đơn xin gia nhập Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, phải đợi 31 năm sau, qua bao thăng trầm của cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, ngày 20/9/1977, đúng 9 giờ sáng tại tòa sảnh chính của trụ sở Liên hợp quốc, lễ thượng cờ Việt Nam được diễn ra theo nghi lễ gia nhập thành viên của Liên hợp quốc.

Đây là một mốc son lịch sử đánh dấu sự ghi nhận của tổ chức toàn cầu lớn nhất hành tinh và cộng đồng quốc tế đối với một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do và dân chủ.

Trong giai đoạn 1977-1986, Việt Nam vừa phải giải quyết những hậu quả nặng nề của chiến tranh, vừa phải tổ chức lại nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu và từng bước khôi phục sản xuất. Liên hợp quốc đã tích cực giúp Việt Nam giải quyết những khó khăn nhiều mặt với tổng viện trợ đạt hơn 500 triệu USD.


Lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc ngày 20/9/1977, đánh dấu sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức lớn nhất hành tinh này. [Nguồn: Tư liệu TTXVN]

Hợp tác với Liên hợp quốc đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao trình độ công nghệ và thúc đẩy tiến bộ về khoa học-kỹ thuật ở Việt Nam, phục hồi và xây dựng mới một số cơ sở sản xuất, tăng cường năng lực phát triển.

Trong giai đoạn 1986-1996, Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới. Cho tới cuối những năm 1980, Liên hợp quốc chiếm tới gần 60% tổng số viện trợ cho Việt Nam ngoài nguồn từ các nước xã hội chủ nghĩa.

Trong giai đoạn này, viện trợ không hoàn lại của Liên hợp quốc cho Việt Nam đạt trên 630 triệu USD.

Từ đầu những năm 1990, nhiều nước trong Tổ chức hợp tác và phát triển [OECD], các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực nối lại viện trợ cho Việt Nam nhưng Liên hợp quốc vẫn chiếm 30% viện trợ kỹ thuật từ bên ngoài.


Hỗ trợ phát triển của LHQ có ý nghĩa hết sức to lớn, đã góp phần đắc lực giúp Việt Nam trong nhiều lĩnh vực thiết yếu.Trong ảnh: Lễ ký kết Chương trình chung của LHQ hỗ trợ không hoàn lại cho Việt Nam để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2014-2016 [ngày 7/3/2014]. [Ảnh: Đình Huệ/TTXVN]

Các dự án hợp tác là nguồn hỗ trợ đáng kể cho Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng chính sách phát triển, nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan và trình độ cán bộ trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới; đồng thời Liên hợp quốc tiếp tục có những đóng góp có giá trị đối với việc nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, phát triển nguồn nhân lực khoa học-kỹ thuật, và giải quyết các vấn đề xã hội khác của Việt Nam.

Trong giai đoạn 1997-2011, thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, làm bạn với tất cả các nước, Việt Nam đã tranh thủ diễn đàn Liên hợp quốc làm cở sở để tăng cường quan hệ với các tổ chức trong hệ thống Liên hợp quốc, mở rộng quan hệ song phương và đa phương với các nước và tổ chức quốc tế.

Hoạt động nổi bật nhất trong giai đoạn này là Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.

Việt Nam tích cực thương lượng và trở thành thành viên chính thức của Công ước Cấm Vũ khí Hóa học [CWC] năm 1998, tham gia đàm phán và là một trong những nước đầu tiên ký Hiệp ước Cấm Thử Hạt nhân Toàn diện [CTBT] năm 1996, tham gia và trở thành thành viên của Hội nghị Giải trừ Quân bị [CD] năm 1996.

Ngoài ra, Việt Nam sớm tham gia vào quá trình chuẩn bị cho các Hội nghị lớn như Hội nghị Kiểm điểm NPT 2000, 2005 và 2010; Hội nghị về chống buôn bán bất hợp pháp vũ khí nhỏ năm 2001, 2003…

Việt Nam không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ thu hút viện trợ của các tổ chức phát triển Liên hợp quốc mà còn chủ động xây dựng các hình thức hợp tác và tham gia vào các tổ chức này. Mô hình hợp tác 3 bên [ban đầu giữa Việt Nam, FAO, Senegal về trồng lúa] đã được mở rộng và áp dụng rộng rãi, được coi là hình mẫu cho hợp tác Nam-Nam.


Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực, chủ động trong lĩnh vực giải trừ quân bị và chống phổ biến, nhất là giải trừ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác. Trong ảnh: Ngày 25/9/2009, tại trụ sở LHQ ở New York [Mỹ], Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát biểu tại Khoá họp 64 Đại hội đồng LHQ với chủ đề Không phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ vũ khí hạt nhân. [Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN]

Việt Nam cũng tham gia đầy đủ và thực chất vào các cơ chế hoạch định chính sách của Liên hợp quốc, như Việt Nam giữ chức Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1997, tham gia Hội đồng Kinh tế Xã hội của Liên hợp quốc [ECOSOC] [1998-2000].

Việt Nam cũng chủ động tham gia sâu hơn vào hệ thống Liên hợp quốc thông qua việc là thành viên Hội đồng chấp hành UNDP/UNFPA [nhiệm kỳ 2000-2002], ECOSOC [1998-2000]…

Trong giai đoạn này, Việt Nam đã tích cực phối hợp với các tổ chức phát triển Liên hợp quốc thực hiện thí điểm sáng kiến “Một Liên hợp quốc”, được cộng đồng các nhà tài trợ đánh giá cao.Trong giai đoạn 2012-nay, trong khuôn khổ Sáng kiến Thống nhất Hành động – Một Liên hợp quốc, Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc tích cực phối hợp triển khai Kế hoạch chung tiếp theo của Liên hợp quốc giai đoạn 2012-2016, phù hợp với dự thảo Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội [SEDP] và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội [SEDS] của Việt Nam.

Là một trong tám nước thí điểm triển khai Sáng kiến Thống nhất hành động trên thế giới, nhìn chung, sáng kiến này đã đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường gắn kết hệ thống của các tổ chức Liên hợp quóc tại Việt Nam.

Ngày 1/1/2014, Việt Nam chính thức trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền [nhiệm kỳ 2014-2016]. Tháng 6/2014, Việt Nam lần đầu tiên cử lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Việt Nam cũng đảm nhiệm vai trò thành viên của Hội đồng Kinh tế Xã hội của Liên hợp quốc [ECOSOC] nhiệm kỳ 2016-2018.


Ngày 5/10/2009, tại trụ sở LHQ ở New York [Mỹ], Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm chủ trì phiên họp của Hội đồng Bảo anLHQ trong tháng Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng, với chủ đề do Việt Nam đề xuất Đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái thời kỳ hậu xung đột và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các tiến trình hoà bình-an ninh dưới đề mục Phụ nữ, hòa bình và an ninh. [Nguồn: TTXVN phát]

Trong năm 2017, Việt Nam là một trong 52 nước đầu tiên ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân và năm 2018 là nước thứ 10 phê chuẩn Hiệp ước này.

Việt Nam đã tích cực tham gia xây dựng và thực thi các điều ước quốc tế của Liên hợp quốc cũng như vào các nỗ lực chung nhằm thúc đẩy Liên hợp quốc phát huy vai trò là một thể chế đa phương toàn cầu công bằng, hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng chung của nhân loại.

Không chỉ là thành viên tích cực trong nỗ lực chung tay xây dựng hòa bình, Việt Nam luôn đề cao sự cần thiết tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, đặc biệt là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực…

Sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc được cộng đồng quốc tế đánh giá là một ví dụ điển hình về hợp tác phát triển giữa các nước thành viên Liên hợp quốc cũng như về vai trò của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo.





VIỆT NAM – LIÊN HỢP QUỐC

Dấu ấn chặng đường hợp tác vì hòa bình và phát triển

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 76.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 76.

Tham dự Phiên thảo luận trong vai trò Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2020-2021, Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu, nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hợp tác quốc tế, hành động đa phương và củng cố lòng tin để giải quyết thách thức chung, nhất là ứng phó đại dịch, chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững, đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp một cách hoà bình, không sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực.

Là dịp kết nối hợp tác quan trọng, các cuộc gặp, tiếp xúc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các nhà lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế nhân tham dự Phiên thảo luận cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước, nhất là các nước lớn, đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống, đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.

Các hoạt động tiếp xúc song phương tại Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đóng góp tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, phù hợp mục tiêu, lợi ích của cả hai nước. Thông tin tích cực về kết quả thực hiện mục tiêu kép, vừa nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy khôi phục hoạt động kinh tế, được Việt Nam gửi tới các nước, các đối tác nhân dịp này, góp phần củng cố niềm tin, thu hút thêm các nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự khoá họp Đại hội đồng Liên hợp quốc năm nay sau khi Đại hội XIII của Đảng thành công tốt đẹp, vạch ra định hướng, mục tiêu phát triển mới của đất nước. Đây là dịp để Việt Nam gửi thông điệp tới cộng đồng quốc tế về khát vọng và tầm nhìn phát triển, tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại độc lập, hoà bình, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại; Việt Nam là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm, đóng góp hiệu quả vào công việc chung của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.

Khẳng định vai trò, tiếng nói của Việt Nam tại Liên hợp quốc

[ĐCSVN] - Hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc [LHQ] đạt kết quả khả quan và có tác dụng tích cực, vừa đáp ứng được yêu cầu, lợi ích của Việt Nam trong từng giai đoạn, vừa góp phần tăng cường vai trò, tiếng nói và dấu ấn đóng góp của Việt Nam tại LHQ.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres
[Ảnh: BNG].

Trong hơn 40 năm qua, hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc [LHQ] có ý nghĩa to lớn từ giai đoạn tái thiết đất nước sau chiến tranh đến thời kỳ phá thế bao vây cấm vận và từng bước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Hợp tác Việt Nam - LHQ đạt kết quả khả quan và có tác dụng tích cực, vừa đáp ứng được yêu cầu, lợi ích của Việt Nam trong từng giai đoạn, vừa góp phần tăng cường vai trò, tiếng nói và dấu ấn đóng góp của Việt Nam tại LHQ.

Đối ngoại đa phương là một trong những ưu tiên của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế nêu rõ nhiệm vụ “chủ động và tích cực tham gia các thể chế đa phương, góp phần xây dựng trật tự chính trị và kinh tế công bằng, dân chủ, ngăn ngừa chiến tranh, xung đột, củng cố hòa bình, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi”.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng định hướng công tác đối ngoại đa phương là “chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc”. Gần đây nhất, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8/8/2018 về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, văn bản chỉ đạo đầu tiên Đảng ta về công tác đối ngoại đa phương của đất nước, đưa đối ngoại đa phương thành một định hướng chiến lược quan trọng hàng đầu và là một phương thức hiệu quả thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược - xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở đó, việc thúc đẩy quan hệ với Liên hợp quốc [LHQ] xác định là một trong những trọng tâm của đối ngoại đa phương qua các thời kỳ.

Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập LHQ, tổ chức đóng vai trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột và ứng phó với các thách thức toàn cầu. Quan hệ hợp tác Việt Nam - LHQ trong hơn 40 năm qua đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia-dân tộc của ta, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; làm sâu sắc hơn quan hệ của ta với các nước, các đối tác chủ chốt và bạn bè, tranh thủ một nguồn lực quan trọng phục vụ công cuộc phát triển đất nước.

Mặt khác, Việt Nam đã chủ động đóng góp tích cực và ngày càng thực chất đối với hoạt động của LHQ, trong đó có đề cao vai trò của LHQ và chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, quan hệ bình đẳng, hợp tác phát triển giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc, phản đối hành động áp bức, xâm lược, cấm vận đơn phương trong quan hệ quốc tế; tham gia đóng góp vào quá trình thảo luận, thông qua nhiều nghị quyết, tuyên bố quan trọng của LHQ về hợp tác phát triển, giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống khủng bố, bảo đảm quyền con người. Việt Nam được LHQ và cộng đồng quốc tế đánh giá là một điển hình thành công trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và là một quốc gia quyết tâm và nghiêm túc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng tích cực thúc đẩy các sáng kiến cải tổ LHQ, đặc biệt được đánh giá là một trong những quốc gia đi đầu triển khai sáng kiến “Thống nhất hành động” của LHQ nhằm tăng hiệu quả hoạt động của LHQ ở cấp độ quốc gia. Với những đóng góp của mình, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, cơ quan quan trọng của LHQ và ghi được nhiều dấu ấn Việt Nam tại các cơ quan như tại HĐBA LHQ, Hội đồng Nhân quyền LHQ, Hội đồng Kinh tế - xã hội [ECOSOC].

Giai đoạn 1977-1986: Ngay sau khi tham gia LHQ, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của các nước thành viên Liên hợp quốc để Đại hội đồng LHQ khóa 32 [1977] thông qua Nghị quyết 32/2 kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ, giúp đỡ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh. Mặt khác, chúng ta cũng tranh thủ được sự giúp đỡ về nguồn vốn, chất xám, kỹ thuật của LHQ phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế–xã hội của đất nước. Việt Nam chính thức gia nhập LHQ năm 1977, song một số tổ chức quốc tế đã viện trợ cho Việt Nam từ năm 1975. Trong giai đoạn này, Việt Nam vừa phải giải quyết những hậu quả nặng nề của chiến tranh, vừa phải tổ chức lại nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu và từng bước khôi phục sản xuất. LHQ đã tích cực giúp Việt Nam giải quyết những khó khăn nhiều mặt với tổng viện trợ đạt hơn 500 triệu USD. Các tổ chức tài trợ chính bao gồm: Chương trình Phát triển LHQ [UNDP], Chương trình Lương thực thế giới [WFP], Quỹ Nhi đồng LHQ [UNICEF], Quỹ Dân số LHQ [UNFPA], Cao Ủy LHQ về Người tị nạn [UNHCR], và Tổ chức Y tế thế giới [WHO]. Các tổ chức này đã hỗ trợ đáng kể cho đầu tư của Chính phủ Việt Nam về các hạng mục phát triển xã hội, tập trung trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Hợp tác với LHQ đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao trình độ công nghệ và thúc đẩy tiến bộ về khoa học-kỹ thuật ở Việt Nam, phục hồi và xây dựng mới một số cơ sở sản xuất, tăng cường năng lực phát triển. Đồng thời trong bối cảnh bao vây cấm vận, hợp tác với LHQ tạo điều kiện để ta tiếp cận được nguồn viện trợ của nhiều nước phương Tây.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Liên Hợp Quốc. Ảnh:Reuters.

Giai đoạn 1986-1996: Đây là giai đoạn Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, theo đó nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tiến hành đổi mới chính sách kinh tế, chính sách xã hội. Cho tới cuối những năm 1980, LHQ chiếm tới gần 60% tổng số viện trợ cho Việt Nam ngoài nguồn từ các nước xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn này, viện trợ không hoàn lại của LHQ cho Việt Nam đạt trên 630 triệu USD. Từ đầu những năm 1990, nhiều nước trong Tổ chức hợp tác và phát triển [OECD], các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực nối lại viện trợ cho Việt Nam nhưng LHQ vẫn chiếm 30% viện trợ kỹ thuật từ bên ngoài.

Trong giai đoạn này, một số tổ chức đã nâng mức hỗ trợ như Quỹ Phát triển nông nghiệp [IFAD], Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ [UNESCO], Tổ chức Phát triển Công nghiệp LHQ [UNIDO]. Một số tổ chức khác cũng bắt đầu có hoạt động viện trợ trực tiếp như Chương trình kiểm soát Ma túy LHQ [UNDCP], Chương trình Môi trường LHQ [UNEP], Tổ chức Lao động quốc tế [ILO] và thêm nhiều nước song phương cũng như các tổ chức tài chính tiền tệ như Ngân hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF], Ngân hàng Phát triển Châu Á [ADB] tham gia trong các loại hình dự án hỗn hợp đa-song phương.

Các dự án hợp tác là nguồn hỗ trợ đáng kể cho Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng chính sách phát triển, nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan và trình độ cán bộ trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới; đồng thời LHQ tiếp tục có những đóng góp có giá trị đối với việc nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, phát triển nguồn nhân lực khoa học-kỹ thuật, và giải quyết các vấn đề xã hội khác của Việt Nam.

Giai đoạn 1997-2011: LHQ dành ưu tiên cho các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và các chính sách xã hội; cải cách và quản lý phát triển; quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên; và điều phối viện trợ, quản lý nhà nước và huy động nguồn lực.

Trong giai đoạn hợp tác 2001-2005, LHQ có ba ưu tiên chính là thúc đẩy hơn nữa cải cách, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, LHQ chuyển mạnh hướng hỗ trợ kỹ thuật sang hỗ trợ các biện pháp cải cách về chính sách và thể chế kinh tế, doanh nghiệp nhà nước, hành chính công, luật pháp, lập kế hoạch đầu tư công, phát triển hệ thống ngân hàng, đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực khác phòng chống HIV/AIDS và các bệnh hiểm nghèo; hỗ trợ thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, tổ chức hàng năm Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ v.v.. Những ưu tiên chính trong giai đoạn này là thúc đẩy cải cách, tư vấn trong việc xây dựng mới hoặc sửa đổi nhiều bộ luật quan trọng, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ thực hiện Chương trình 135, lồng ghép với việc thực hiện Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ [MDGs], hỗ trợ trong các nỗ lực bảo vệ thiên nhiên, nâng cao nhận thức của người dân về môi trường, xây dựng chiến lược và chính sách, nâng cao năng lực quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý môi trường và đa dạng sinh học.

Trong giai đoạn 2006-2011, viện trợ của LHQ cho Việt Nam đạt trên 400 triệu USD.

Việt Nam tham gia tích cực và có trách nhiệm trong các hoạt động của Liên hợp quốc
[ảnh: VNA]

Trong giai đoạn 2007-2011, thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, làm bạn với tất cả các nước, Việt Nam đã tranh thủ diễn đàn Liên hợp quốc làm cở sở để tăng cường quan hệ với các tổ chức trong hệ thống Liên hợp quốc, mở rộng quan hệ song phương và đa phương với các nước và tổ chức quốc tế. Hoạt động nổi bật nhất trong giai đoạn này là Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm Uỷ viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia vào cơ quan quan trọng nhất của Liên hợp quốc về hoà bình, an ninh quốc tế trong bối cảnh HĐBA phải xử lý khối lượng công việc đồ sộ do xuất hiện nhiều vấn đề an ninh phức tạp, thêm vào đó là những thách thức an ninh toàn cầu mới và tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu trầm trọng nhất lịch sử thế giới hiện đại.

Việt Nam tích cực thương lượng và trở thành thành viên chính thức của Công ước Cấm Vũ khí Hoá học [CWC] năm 1998, tham gia đàm phán và là một trong những nước đầu tiên ký Hiệp ước Cấm Thử Hạt nhân Toàn diện [CTBT] năm 1996, tham gia và trở thành thành viên của Hội nghị Giải trừ Quân bị [CD] năm 1996. Ngoài ra, ta sớm tham gia vào quá trình chuẩn bị cho các Hội nghị lớn như Hội nghị Kiểm điểm NPT 2000, 2005 và 2010; Hội nghị về chống buôn bán bất hợp pháp vũ khí nhỏ năm 2001, 2003...

Việt Nam cũng tham gia đầy đủ và thực chất vào các cơ chế hoạch định chính sách của LHQ, như phục vụ việc Việt Nam giữ chức Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ năm 1997, tham gia Hội đồng Kinh tế Xã hội của Liên hợp quốc [ECOSOC] [1998-2000]. Ta đã hoàn thành trước hạn 5/8 các Mục tiêu Thiên niên kỷ [MDG].

Việt Nam không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ thu hút viện trợ của các tổ chức phát triển LHQ mà còn chủ động xây dựng các hình thức hợp tác và tham gia vào các tổ chức này. Mô hình hợp tác 3 bên [ban đầu giữa Việt Nam, FAO, Xê-nê-gan về trồng lúa] đã được mở rộng và áp dụng rộng rãi, được coi là hình mẫu cho hợp tác Nam - Nam. Ta cũng chủ động tham gia sâu hơn vào hệ thống LHQ thông qua việc là thành viên Hội đồng chấp hành UNDP/UNFPA [nhiệm kỳ 2000 - 2002], ECOSOC [1998 - 2000]… Trong giai đoạn này, Việt Nam đã tích cực phối hợp với các tổ chức phát triển LHQ thực hiện thí điểm sáng kiến “Một Liên hợp quốc”, được cộng đồng các nhà tài trợ đánh giá cao.

Giai đoạn 2012-2016: Trong giai đoạn hợp tác 2012-2016, trong khuôn khổ Sáng kiến Thống nhất Hành động – Một LHQ [DaO], Chính phủ Việt Nam và LHQ đang tích cực phối hợp triển khai Kế hoạch chung tiếp theo của LHQ giai đoạn 2012-2016, phù hợp với dự thảo Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội [SEDP] và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội [SEDS] của Việt Nam. Kế hoạch chung này ưu tiên 3 lĩnh vực trọng tâm chính là: chất lượng tăng trưởng, bảo trợ xã hội và tiếp cận các dịch vụ xã hội; tăng cường tiếng nói và nâng cao quản trị công. Một cấu phần quan trọng của Sáng kiến Thống nhất Hành động – Một LHQ là Một Ngôi nhà chung, được cụ thể hóa bằng việc xây dựng Ngôi nhà Xanh chung LHQ tại Hà Nội. Đây là Ngôi nhà chung LHQ đầu tiên thân thiện với môi trường, được khánh thành nhân dịp Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-Moon vào thăm Việt Nam tháng 5/2015. Là một trong tám nước thí điểm triển khai Sáng kiến Thống nhất hành động trên thế giới, nhìn chung, sáng kiến này đã đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường gắn kết hệ thống của các tổ chức LHQ tại Việt Nam.

Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền [nhiệm kỳ 2014-2016] và thành viên của ECOSOC [nhiệm kỳ 2016-2018]. Từ năm 2014, Việt Nam bắt đầu cử lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.

Đây là lần thứ hai Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực chính thức của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc sau nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2008-2009. [Ảnh: BNG]

Giai đoạn 2017-2021: Kế hoạch Chiến lược chung 2017-2021 giữa Việt Nam và LHQ trong khuôn khổ Sáng kiến Một LHQ đã được ký tháng 7/2017. Chương trình này tập trung vào mục tiêu hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2016-2020 và các Mục tiêu Phát triển bền vững [SDGs]. Chương trình bao gồm bốn lĩnh vực ưu tiên: Đầu tư vào Con người; Đảm bảo thích ứng với Biến đổi Khí hậu và phát triển môi trường bền vững; Thúc đẩy sự Thịnh vượng và Quan hệ Đối tác; Tăng cường Công lý, Hòa Bình và Quản trị toàn diện. Tổng ngân sách của Chương trình này dự kiến là hơn 423 triệu USD, trong đó 96 triệu USD từ ngân sách thường xuyên; 68 triệu USD từ các nguồn tài trợ khác và 259 triệu USD cần phải tiếp tục huy động. Tháng 7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Đóng góp do quốc gia tự quyết định [NDC cập nhật] và sẽ nộp tài liệu này cho Ban thư ký Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu [UNFCCC]. Để triển khai thực hiện NDC cập nhật, bên cạnh việc huy động nội lực, Việt Nam cũng cần hỗ trợ lớn về tài chính và công nghệ và mong muốn tăng cường hợp tác thông qua khuôn khổ song phương, đa phương và các cơ chế mới theo thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu để huy động nguồn lực cần thiết nhằm thực hiện các mục tiêu nêu trong NDC cập nhật, từ đó đóng góp vào việc triển khai Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu. Trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, các tổ chức LHQ tại Việt Nam, đặc biệt là Tổ chức Y tế thế giới [WHO] đã hỗ trợ Việt Nam trên 5 lĩnh vực gồm: Chuẩn bị khẩn cấp y tế cộng đồng, Giám sát, đánh giá rủi ro, điều tra và phản ứng với dịch bệnh, Phòng thí nghiệm, Kiểm soát phòng ngừa lây nhiễm và quản lý lâm sàng, Truyền thông rủi ro. Các tổ chức LHQ cũng đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 cho trẻ em, người lao động và toàn xã hội và có 2 báo cáo tổng hợp đánh giá tác động của COVID-19 tại Việt Nam và khuyến nghị biện pháp ứng phó.

Hỗ trợ của LHQ được đánh giá là thiết thực, phù hợp với các mục tiêu phát triển của Việt Nam, góp phần giúp Việt Nam triển khai các Mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, quá trình hợp tác cũng có những khó khăn, hạn chế như nguồn lực tài chính giảm, nhiều dự án giải ngân chậm một phần do những vướng mắc trong thủ tục phê duyệt dự án, xác nhận viện trợ và thủ tục quản lý, tiếp nhận ODA còn phức tạp, sự phối hợp giữa đối tác cung cấp viện trợ cũng như cơ quan quản lý, tiếp nhận viện trợ chưa thực sự hiệu quả. Trên cơ sở đó, ngày 15/10/2019, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Văn phòng Điều phối viên LHQ tại Việt Nam tổ chức Hội thảo về “Hệ thống phát triển LHQ và quan hệ với Việt Nam” nhằm rà soát quan hệ hợp tác Việt Nam – LHQ, đánh giá thành tựu và khó khăn, hạn chế nhằm kiến nghị biện pháp thúc đẩy hơn nữa hiệu quả hợp tác Việt Nam – LHQ.

"Việt Nam: Đối tác tin cậy vì hòa bình bền vững". [Ảnh Mạnh Hùng]

Về phần mình, Việt Nam tiếp tục tích cực tham gia vào nỗ lực chung của Liên hợp quốc trong việc giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế, thúc đẩy quyền con người: Việt Nam đã tích cực tham gia thương lương và ký Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân; ngày 17/5/2018 trở thành nước thứ 10 phê chuẩn Hiệp ước. Trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Việt Nam đã cử 169 lượt sĩ quan, cán bộ tham gia Phái bộ LHQ ở Nam Xu-đăng và Cộng hòa Trung phi, triển khai thành công Bệnh viện dã chiến cấp 2 tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình ở Nam Xu-đăng. Ta đã được bầu là Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ [nhiệm kỳ 2020 – 2021] với với số phiếu cao kỷ lục 192/193 phiếu ủng hộ. Trên cương vị này, ta đã phát huy được vai trò, chủ động và tích cực tham gia đóng góp vào công việc chung của HĐBA trên tinh thần độc lập, tự chủ, tích cực, trách nhiệm và cân bằng; đóng góp thực chất vào quá trình thương lượng, tìm giải pháp, đáp ứng quan tâm chung của cộng đồng quốc tế; thúc đẩy quan hệ song phương với các nước thành viên HĐBA và phát huy “vai trò kép” Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ và Chủ tịch ASEAN 2020. Đặc biệt trên cương vị Chủ tịch HĐBA [tháng 1/2020], ta đã phối hợp tổ chức thành công Phiên họp về quan hệ hợp tác ASEAN-LHQ lần đầu tiên trong lịch sử tại HĐBA. Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục hợp tác tích cực với các cơ chế LHQ về quyền con người, bảo vệ Báo cáo quốc gia theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát [UPR] và các báo cáo thực thi công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, đồng thời đang ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Ta cũng phối hợp tốt với LHQ trong công cuộc chống đại dịch COVID-19, trong đó có đóng góp 50.000 USD cho Quỹ ứng phó COVID - 19 của WHO.

Trong hơn 40 năm qua, hợp tác giữa Việt Nam và LHQ có ý nghĩa to lớn từ giai đoạn tái thiết đất nước sau chiến tranh đến thời kỳ phá thế bao vây cấm vận và từng bước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Hợp tác Việt Nam - LHQ đạt kết quả tốt và có tác dụng tích cực, vừa đáp ứng được yêu cầu, lợi ích của Việt Nam trong từng giai đoạn, vừa góp phần tăng cường vai trò, tiếng nói và dấu ấn đóng góp của Việt Nam tại LHQ. Những kết quả này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những nỗ lực chung của Việt Nam và LHQ trong việc khắc phục những mặt còn tồn tại, mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác hai bên, hỗ trợ tích cực cho công cuộc phát triển đất nước, hội nhập quốc tế của Việt Nam và góp phần nâng cao vai trò của LHQ trong thời kỳ mới./.

Mạnh Hùng

Khẳng định vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam

[ĐCSVN] - Sau 35 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đưa đến những thay đổi về chất trong thế và lực của đất nước. Để có được kết quả như vậy là do Đảng ta đã quyết tâm chỉ đạo quá trình triển khai sự nghiệp đổi mới toàn diện.

Trong bối cảnh chung đó, công tác đối ngoại đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trở thành một điểm sáng trong toàn bộ những thành tựu chung của đất nước ta, góp phần nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.

Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, nhiều lần trong các bài viết, bài phát biểu, đặc biệt tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại”[1]. Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 về lĩnh vực đối ngoại, Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”[2].

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam năm 2017. [Ảnh: Trí Dũng/TTXVN]

Để khẳng định được vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay, Việt Nam đã và đang phấn đấu dần đóng vai trò “nòng cốt, dẫn dắt, hoà giải, sáng kiến, tích cực, có trách nhiệm” tại các diễn đàn, tổ chức đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước thuộc tất cả các châu lục và có quan hệ tốt đẹp với tất cả nước lớn, các Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với 17 quốc gia [trong đó có 3 đối tác chiến lược toàn diện], 13 đối tác toàn diện. Năm 2020, Việt Nam đã phê chuẩn và triển khai có hiệu quả Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu [EVFTA]; tham gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực [RCEP], tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực. Đã có 71 nước công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường.

Việt Nam đã gia nhập ASEAN năm 1995; ASEM năm 1996; APEC năm 1998; WTO năm 2007; CPTPP năm 2018. Đã đăng cai thành công Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương [APEC] năm 2006 và 2017; hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai năm 2019…

Việt Nam là một thành viên tích cực của hầu hết các văn kiện cơ bản về quyền con người của Liên hợp quốc và đã được bầu là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 và tiếp tục ứng cử và đã được các nước ASEAN đồng thuận đề cử là ứng cử viên của ASEAN tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025.

Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 và 2020. Trong đó, Năm Chủ tịch ASEAN 2020 đã thành công toàn diện, vang dội, trọn vẹn và thực chất. Đã thông qua hơn 550 cuộc họp, nhiều sáng kiến, ưu tiên của Việt Nam đã trở thành tài sản chung của ASEAN; bảo đảm an ninh, an toàn, trọng thị về lễ tân; quảng bá hình ảnh Cộng đồng ASEAN và Việt Nam hòa bình, ổn định phát triển thịnh vượng trong tâm thức của bạn bè quốc tế.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận Cấp cao Đại hội đồng Liên hiệp quốc lần thứ 76. [Ảnh: Thống Nhất/TTXVN].

Đặc biệt, Việt Nam 2 lần được bầu giữ chức Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009, nhiệm kỳ 2020 - 2021 [nhiệm kỳ 2020- 2021 đạt số phiếu gần như tuyệt đối 192/193 phiếu]. Đảm nhận tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng bảo an ngay trong tháng đầu tiên của nhiệm kỳ [tháng 1/2020], Việt Nam đã tham gia chủ động, tích cực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, thể hiện hình ảnh một Việt Nam trách nhiệm, đề cao luật pháp quốc tế, nỗ lực xây dựng đồng thuận, tìm kiếm giải pháp thoả đáng cho các tranh chấp, xung đột... Việt Nam đã để lại những dấu ấn riêng rất cụ thể như: Lần đầu tiên thúc đẩy Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua một Tuyên bố Chủ tịch về tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc; tổ chức đối thoại ASEAN - Liên hợp quốc, qua Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nâng tầm ASEAN và qua ASEAN cụ thể hoá nhiều nội dung hợp tác ở cấp độ toàn cầu. Lần đầu tiên một Nghị quyết do Việt Nam chủ trì đề xuất được thông qua Đại hội đồng Liên hợp quốc [ngày 27/12 hàng năm là Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh]. Nhiều sáng kiến, đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, khu vực khác như ASEM, APEC, G20, WEF, các cơ chế Tiểu vùng Mê Công… được các nước ủng hộ, đánh giá cao.

Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua chuyến công tác của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ở New York từ ngày 21-24/9/2021. Đây cũng là thời điểm tròn 44 năm ngày Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc [20/9/1977 - 20/9/2021]. Tròn 44 năm trước, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên tại trụ sở của Liên hợp quốc, đánh dấu Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh. 44 năm sau, tại đây, Việt Nam với vai trò là thành viên tích cực, có trách nhiệm và là Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định uy tín, vị thế mới của đất nước với 5 đề xuất cho 4 thách thức lớn nhất của thế giới, đó là vaccine phòng COVID-19, nguồn lực và biến thách thức thành cơ hội phục hồi sau đại dịch, hợp tác để ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh, ổn định cho thế giới.

Ngày 22/9/2021, tại Phiên thảo luận chung Cấp cao Khoá họp 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc với chủ đề: “Cùng vững tin và tự cường - Hướng tới phục hồi sau COVID-19, tái thiết bền vững, bảo vệ hành tinh, thúc đẩy quyền con người và cải tổ Liên hợp quốc”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng. Trong bài phát biểu, Chủ tịch nước đã đưa ra nhiều ý kiến đánh giá lớn cùng các đề xuất cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác đa phương với Liên hợp quốc là trung tâm và lấy luật pháp quốc tế làm nền tảng, để cùng ứng phó với các thách thức toàn cầu phức tạp. Chủ tịch nước cho rằng vấn đề cấp bách nhất hiện nay là cần kiểm soát đại dịch COVID-19 thông qua hợp tác quốc tế, nhất là ưu tiên cung cấp vắc xin cho những nước có tỉ lệ tiêm chủng thấp, đồng thời tạo điều kiện để các nước đang phát triển hợp tác sản xuất và tham gia chuỗi cung ứng vắc xin. Chủ tịch nước nêu rõ: “Thế giới chưa thể an toàn khi còn có bất cứ người dân hay quốc gia nào chưa an toàn trước đại dịch. Việt Nam cảm ơn và đánh giá cao vai trò của các tổ chức Liên hợp quốc và các cơ chế đa phương, nhất là COVAX trong thúc đẩy tiếp cận công bằng vắc-xin và thuốc điều trị COVID-19. Để sớm đẩy lùi COVID-19, cần tăng cường hợp tác và đoàn kết trên tinh thần trách nhiệm và sẻ chia, nhất là ưu tiên cung cấp vắc-xin cho người dân những nước có tỷ lệ tiêm chủng còn thấp, tạo điều kiện để các nước đang phát triển hợp tác sản xuất và tham gia chuỗi cung ứng vắc-xin”[3].

Khai mạc Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa họp thứ 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc . [Ảnh: Thống Nhất/TTXVN].

Trước các tác động sâu sắc của đại dịch và mối quan hệ quốc tế hiện nay, Chủ tịch nước cho rằng cần nỗ lực trên tinh thần tự cường của mỗi quốc gia, dựa trên sự hợp tác và liên kết của tất cả các nước. Tuy nhiên, Chủ tịch nước nhấn mạnh những nỗ lực này sẽ không thể mang lại kết quả nếu không có môi trường hòa bình, an ninh, ổn định ở mỗi quốc gia, khu vực và thế giới. Mọi chủ thể của quan hệ quốc tế, với vai trò trung tâm của Liên hợp quốc, cần thể hiện thiện chí, đóng góp trách nhiệm, tránh gây căng thẳng, đối đầu, cùng nhau nỗ lực tái định hình các mối quan hệ quốc tế và bồi đắp lòng tin giữa các quốc gia trên cơ sở bình đẳng, hợp tác, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ quốc gia, giải quyết hoà bình tranh chấp.

Cũng trong bài phát biểu, Chủ tịch nước cho biết, Việt Nam và các nước ASEAN đang nỗ lực tăng cường vai trò trung tâm của khối trong duy trì hòa bình, an ninh và thịnh vượng tại Đông Nam Á cũng như châu Á - Thái Bình Dương; đồng thời khẳng định đường lối đối ngoại của Việt Nam là độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Việt Nam đang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, là thành viên tích cực, đóng góp trách nhiệm vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.

Kết thúc bài phát biểu để tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín và vai trò quốc tế của Việt Nam, Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng dù chặng đường phía trước còn nhiều gian nan, song Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẽ cùng người dân trên toàn thế giới chung nhịp đập sẻ chia, yêu thương, hợp tác để cùng nhau sớm chiến thắng đại dịch, xây dựng một thế giới hòa bình, phát triển phồn vinh, người dân hạnh phúc.

Ngay sau phát biểu của Chủ tịch nước, các bạn bè quốc tế đã đến gặp gỡ và chúc mừng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, bày tỏ chia sẻ và đánh giá cao bài phát biểu. Cũng tại trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố New York, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dự và phát biểu tại phiên họp của HĐBA về biến đổi khí hậu và đề xuất 3 nhóm giải pháp về an ninh khí hậu; Hội nghị Trực tuyến Thượng đỉnh Toàn cầu về COVID-19 do Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris chủ trì. Chủ tịch nước cũng gửi thông điệp tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc về hệ thống lương thực…

Việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và phát biểu tại phiên họp cấp cao của Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an cùng nhiều phiên họp quan trọng khác của Liên hợp quốc tiếp tục khẳng định mạnh mẽ, rõ ràng với bạn bè quốc tế về một nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, khát vọng phát triển và vươn lên, có trách nhiệm, đóng góp một cách tích cực vào các vấn đề hòa bình, an ninh và phát triển trên thế giới...Các thông điệp, đề xuất của Chủ tịch nước tại các phiên họp của Liên hợp quốc được lãnh đạo các nước, các đối tác chia sẻ, các chuyên gia, nhà khoa học trên thế giới đánh giá cao và hưởng ứng tích cực, góp phần tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam làm nổi bật vai trò, vị thế của Việt Nam tại sự kiện đa phương lớn nhất hành tinh.

Có thể khẳng định, những kết quả đã đạt được toàn diện sau 35 năm đổi mới trên tất cả các lĩnh vực và gần 2 năm đảm nhận Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 cùng chuyến công tác vừa qua của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vào thời điểm tròn 44 năm ngày Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc một lần nữa khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta; trong đó nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, đề cao tự cường, tự tin nỗ lực hoà mình trong dòng chảy thời đại để có tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay./.

------------------------------

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.CTQG, HN, 2021, tập 1, tr.25 - 26.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.CTQG, HN, 2021, tập 1, tr.331 - 332.

[3] Bài phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Xuân phúc tại Phiên thảo luận chung Cấp cao Khoá họp 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc.

TS Lê Quang Mạnh
Học viện Chính trị Công an nhân dân

TT Donald Trump sẽ tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 31/5

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng vào ngày 31/5. Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận những vấn đề hợp tác song phương và khu vực.

06:27 24/5/2017

Chủ tịch nước: Việt Nam hoan nghênh sáng kiến liên kết kinh tế

Phát biểu tại hội nghị "Vành đai và Con đường", Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh sự cần thiết của kết nối kinh tế giữa các quốc gia cũng như hạ tầng giao thông liên lục địa.

08:09 16/5/2017

Video liên quan

Chủ Đề