Nghị quyết quyết định thông tư được gọi là gì

Trong Pháp Luật Việt Nam có rất nhiều loại văn bản khác nhau như Luật, Nghị định, Nghị quyết, Thông tư, Thông tư liên tịch, ... Qua bài này, Thế giới Luật sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ ràng về bốn loại văn bản chính là Luật - Nghị định - Nghị quyết - Thông tư. Trừ Luật ra, còn lại Nghị quyết, Nghị định, Thông tư đềulà văn bản dưới luật. Thứ tự các loại văn bản luật và hiệu lực cao thấp như sau:

A. Văn bản luật [do chỉ Quốc hội ban hành]

1. Hiến pháp [cao nhất]
2. Bộ luật
3. Luật
4. Pháp lệnh
5. Nghị quyết Quốc Hội

B. Văn bản dưới luật [do chính phù và các bộ, cơ quan ngang bộ]

1. Quyết định [của thủ tướng chính phủ về vấn đề cụ thể]
2. Nghị định [của chính phủ hướng dẫn thi hành văn bản luật, pháp lệnh]
3. Thông tư [của bộ tài chính, bộ thương mại ....]
4. Công văn

Cho đến hiện tại, Hiến Pháp vẫn là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao nhất :

Hiến pháp là VBQPPL có giá trị pháp lý cao nhất. Là mộtđạo luậtquy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như:

  • Chế độ chính trị
  • Chế độ kinh tế
  • Chế độ văn hóa, xã hội
  • Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
  • Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Vì vậy, Hiến pháp còn được xem là “cam kết tối cao” của Nhà nước trước nhân dân. Đây là cơ sở để hình thành nên khung pháp lý của quốc gia và là cơ sở để xây dựng các đạo luật. Tất cả các VBQPPL đều phải tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp. Ở nước ta hiện nay chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp, việc sửa đổi phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội tán thành [Điều 147 Hiến pháp năm 1992].

Sau đây là sự phân biệt giữa bốn loại văn bản quy phạm pháp luật : Luật - Nghị định - Nghị quyết - Thông tư

1. Luật

Là văn bản có giá trị cao sau Hiến Pháp và do Quốc hội ban hành.

Bộ luật, luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân. Nói cách khác, bộ luật, luật dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản thuộc các lĩnh vực về đối nội và đối ngoại của quốc gia.

Bộ luật, luật có tính chất cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp theo những ngành luật hoặc các lĩnh vực pháp luật chuyên biệt, ví dụ: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình…

Trong khoa học pháp lý, bộ luật và luật đều được gọi là đạo luật; sự khác nhau giữa bộ luật và luật thường không nhiều. Tuy nhiên, bộ luật thường điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội rộng lớn và có tính bao quát; bộ luật là “xương sống” của một ngành luật.

Ngoài ra, các bộ luật lớn còn chứa đựng những nguyên tắc chi phối các ngành luật lân cận. Ví dụ: các quy định của Bộ luật Dân sự có thể được viện dẫn trong khi giải quyết các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, quan hệ pháp luật thương mại…

Luật được Quốc hội ban hành để quy định về :

  • Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
  • Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định, việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;
  • Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
  • Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;
  • Quốc phòng, an ninh quốc gia;
  • Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
  • Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
  • Chính sách cơ bản về đối ngoại;
  • Trưng cầu ý dân;
  • Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;
  • Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

2. Nghị quyết

Nghị quyếtlàHình thức văn bảnquyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.

Hiến phápđã quy định nghị quyết là hình thức văn bản củaQuốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội,Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,Hội đồng nhân dânvàỦy ban nhân dâncác cấp.

Nghị quyết được Quốc Hộiban hành để quy định về :

  • Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
  • Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;
  • Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
  • Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;
  • Đại xá;
  • Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao. Họ thườngban hành nghị quyết để quy định:

  • Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
  • Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội;
  • Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ hợp gần nhất;
  • Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
  • Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;
  • Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3. Nghị định

Nghị địnhlà Hình thức văn bản do chính phủ ban hành và dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh. Mặt khác, nghị định do Chính phủ ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.

Nói một cách dễ hiểu hơn thì Nghị định là quy định cho từng lĩnh vực [nhà nước, doanh nghiệp..].

Nghị định được Chính Phủ ban hành để quy định về :

  • Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết củaỦy banthường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
  • Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết củaỦy banthường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
  • Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội,Ủy banthường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý củaỦy banthường vụ Quốc hội.

4. Thông tư

Thông tưlà văn bản giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản của nhà nước ban hành, thuộc phạm vi quản lí của một ngành nhất định.

Đơn giản hơn, có thể nói thông tư dùng để hướng dẫn nghị định, do cấp bộ, bộ trưởng ký ban hành.

Thông tư là gì? Căn cứ pháp lý của thông tư

Thông tư là gì? Căn cứ pháp lý của thông tư

Thông tư là một hình thức văn bản pháp lý dùng để giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước cấp trên ban hành khi những quy định của pháp luật này có những nội dung chung chung, chưa cụ thể và thuộc phạm vi quản lí của một ngành nhất định. Thông tư do bộ trưởng của bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành. Ngoài ra, thông tư cũng có thể do nhiều Bộ ngành có liên quan cùng ban hành để áp dụng trong phạm vi liên quan tới các cơ quan đó.

Căn cứ pháp lý:Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

Hiệu lực cao nhất của các loại văn bản luật

Hiến pháp và Nghị quyết là văn bản luật chỉ do quốc hội ban hành. Còn các nghị định, thông tư và pháp lệnh là các văn bản dưới luật do chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành. Thứ tự các loại văn bản, hiệu lực cao thấp và thẩm quyền ban hành như sau:

Phân biệt Hiếp pháp, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư, Pháp lệnh

Văn bản luật [chỉ do Quốc hội ban hành]

Hiến pháp: Văn bản quy phạm pháp luật có chứa hiệu lực pháp lý tối cao.

– Bộ luật, Luật, Nghị quyết của Quốc hội có chứa quy phạm pháp luật.

Văn bản dưới luật [do chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ]

– Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

– Nghị định của Chính phủ.

– Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

– Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

– Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [sau đây gọi chung là cấp tỉnh].

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương [sau đây gọi chung là cấp huyện].

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là cấp xã].

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Video liên quan

Chủ Đề