Việc nhà nước có chính sách cho sinh viên nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi thể hiện chính sách

Để hỗ trợ sinh viên trang trải một phần chi phí học tập và sinh hoạt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chính sách vay vốn cho sinh viên. Theo đó, mức cho vay tối đa với mỗi học sinh, sinh viên là 2,5 triệu đồng/tháng.

Đối tượng được vay vốn

Theo Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, đối tượng được vay vốn là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các trường dạy nghề, cụ thể:

- Sinh viên mồ côi cả cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động;

- Sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người có hộ gia đình nghèo.

- Sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.

Thông tin về chính sách vay vốn cho sinh viên [Ảnh minh họa]


Điều kiện được vay vốn sinh viên

Sinh viên thuộc đối tượng được vay vốn nêu trên phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 4 Quyết định 157 như sau:

-  Sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay;

- Sinh viên năm nhất vừa trúng tuyển đại học phải có Giấy báo trúng tuyển của trường;

- Sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.


Mức vốn và lãi suất cho vay

- Mức vốn: Đến nay, chính sách học phí thay đổi và giá cả sinh hoạt biến động, mức vốn vay này đã được điều chỉnh nhiều lần. Năm 2021, mức vốn cho vay là 2,5 triệu đồng/tháng/sinh viên [theo Quyết định số1656/QĐ-TTg năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ].

- Lãi suất: Lãi suất cho vay đối với sinh viên hiện nay là 0,55%/tháng [theo Quyết định 750/QĐ-TTg năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ].

Hiện Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 21/9/2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Nếu dự thảo này được thông qua thì mức vay tối đa của mỗi học sinh, sinh viên sẽ tăng từ 2,5 triệu đồng/tháng lên 04 triệu đồng/tháng.

Xem thêm: Sắp tăng mức vay tối đa cho sinh viên lên 4 triệu đồng/tháng?


Thủ tục vay vốn sinh viên

Theo Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD của Ngân hàng Chính sách xã hội, sinh viên vay vốn viết Giấy đề nghị cho vay vốn theo mẫu kèm theo Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo trúng tuyển gửi cho Tổ tiết kiệm và vay vốn tại UBND cấp xã. Tổ này sẽ họp để bình xét cho vay, sau đó gửi Chủ tịch UBND cấp xã xác nhận.

Sau khi có xác nhận, toàn bộ hồ sơ đề nghị vay vốn của sinh viên sẽ được gửi cho Ngân hàng Chính sách xã hội để làm thủ tục phê duyệt cho vay.

Ngân hàng Chính sách giải ngân vốn vay một năm 2 lần vào các kỳ học. Đến kỳ vay, sinh viên hoặc người nhà mang Chứng minh nhân dân đến điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội để nhận tiền vay.


Thời hạn trả nợ

Sinh viên phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày sinh viên kết thúc khóa học.

- Đối với chương trình học không quá 01 năm: Thời hạn trả nợ tối đa bằng 02 lần thời hạn phát tiền vay [thời hạn phát tiền vay tính từ ngày nhận tiền vay đến ngày kết thúc khóa học]

- Đối với chương trình học khác: Thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.

Trên đây là một số thông tin về chính sách vay vốn sinh viên. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Mức học bổng của học sinh, sinh viên mới nhất

Trần Thị Quỳnh Anh [cựu học sinh lớp 12A12 Trường THPT Hàn Thuyên, quận Phú Nhuận, TP.HCM] là nhân vật nhận học bổng “Tiếp sức đến trường” của báo Tuổi Trẻ. Gia cảnh khó khăn, bạn làm bán hàng qua điện thoại để trang trải việc học - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đó là ý kiến của PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TỨ, giám đốc Quỹ phát triển ĐH Quốc gia TP.HCM. Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Tứ cho rằng quỹ tín dụng sinh viên hiện có những bất cập và hạn chế.

Lãi suất hiện nay không phù hợp

* Với mức 6,6%/năm, lãi suất cho vay tín dụng sinh viên đang cao hơn khoảng 1% so với mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại nhà nước. Rõ ràng có sự bất hợp lý trong việc áp dụng lãi suất ưu đãi với tín dụng sinh viên?

- Theo tôi, lãi suất như vậy hoàn toàn không phù hợp với đối tượng là sinh viên vay để phục vụ việc học tập. Từ năm 1998 đến nay, quy định về tín dụng sinh viên dù đã được sửa đổi nhiều lần nhưng chính sách này vẫn có nhiều hạn chế về đối tượng được vay, mức vay khá thấp, thời hạn vay ngắn, thủ tục và phương thức vay còn phức tạp.

* Theo tìm hiểu của ông, quỹ tín dụng sinh viên ở các nước hiện nay có khác biệt gì so với VN? Các nước có ưu điểm gì về tín dụng sinh viên và chúng ta nên áp dụng hay không?

- Tín dụng sinh viên là một chính sách quan trọng trong chính sách tài chính giáo dục đại học. Ngay cả đối với sinh viên trường công lập thì tín dụng sinh viên được xem là một giải pháp quan trọng nhằm giúp duy trì sự bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của sinh viên nghèo.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu như các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, việc sinh viên vay để học tập là phổ biến, thủ tục đơn giản, lãi suất rất thấp hoặc gần như bằng 0. Riêng tại Đài Loan [Trung Quốc], tín dụng sinh viên đã phổ biến cho toàn thể sinh viên và không phân biệt sinh viên khó khăn hay không. Nhà nước giao việc này cho các ngân hàng thương mại triển khai, miễn là sinh viên là được phép vay ưu đãi. Ngân hàng có trách nhiệm cho sinh viên vay và báo cáo số lượng sinh viên và số tiền vay mỗi năm cho Nhà nước để nhận những hỗ trợ ngược lại từ phía Nhà nước.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp đi làm sẽ có trách nhiệm trả dần khoản vay cho ngân hàng. Nếu như sinh viên không chịu trả nợ thì sinh viên đó cả đời sẽ không thể liên hệ với hệ thống ngân hàng được nữa. Họ có chính sách liên ngân hàng để tra cứu những sinh viên không chịu trả khoản nợ này. Nếu như chẳng may sinh viên đó bị tai nạn mất hoặc không có khả năng trả nợ thì Nhà nước sẽ đền bù phần vay này cho ngân hàng.

Tôi cho rằng ở VN, với sự phát triển của công nghệ thông tin mà đặc biệt là việc đang triển khai căn cước điện tử gắn chíp, mã định danh công dân, tôi nghĩ chúng ta có thể học tập mô hình như Đài Loan.

Chia làm hai giai đoạn

* Theo ông, các quỹ tín dụng sinh viên có nên mở rộng đối tượng sinh viên được vay tiền đi học, không chỉ giải quyết cho sinh viên nghèo mà tất cả sinh viên có nhu cầu đều được vay?

- Tôi cho rằng với điều kiện VN, chúng ta có thể chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 triển khai cho sinh viên khó khăn, khi quỹ tín dụng đủ lớn thì phát triển giai đoạn 2 cho tất cả sinh viên có nhu cầu vay tiền đi học.

* Thực tế, việc thu hồi nợ vay của chương trình tín dụng sinh viên có rủi ro. Làm sao để đảm bảo việc thu hồi vốn cho vay, tránh tình trạng vỡ quỹ?

- Theo tôi, đại đa số sinh viên sẽ biết ơn việc mình được vay và có trách nhiệm hoàn trả số tiền này. Thêm vào đó vì việc vay này được triển khai qua hệ thống ngân hàng nên tính chất liên ngân hàng về các khoản nợ xấu sẽ được các ngân hàng nhắc nhở và yêu cầu sinh viên đó trả nợ với nơi đã giúp đỡ mình ăn học.

Riêng tại ĐH Quốc gia TP.HCM, do hạn chế về số kinh phí và cần cố gắng bảo tồn nguồn quỹ này nên tạm thời chúng tôi đặt ra yêu cầu về học lực trên 6.0 và hạnh kiểm khá để đảm bảo yếu tố có việc làm của sinh viên khi ra trường. Việc cho vay cũng thông qua ngân hàng nên việc thu hồi nợ sẽ có nghiệp vụ ngân hàng hỗ trợ. Bên cạnh đó, chúng tôi còn có điều khoản là sau thời gian phải trả nợ nếu sinh viên đó không thực hiện trách nhiệm thì chúng tôi sẽ đưa lên danh sách công khai tại website của Quỹ phát triển ĐH Quốc gia TP.HCM.

Thực ra chúng tôi không mong muốn có danh sách này, nhưng tạm thời chúng tôi buộc phải làm vậy vì các bạn sinh viên khó khăn các khóa sau cũng cần được vay. Chúng tôi mong rằng Nhà nước sẽ sớm có sự quan tâm và triển khai như mô hình mà Đài Loan đang làm.

Cho vay lãi suất 0%

* Hiện nay, Quỹ phát triển ĐH Quốc gia TP.HCM đang có chương trình cho sinh viên vay vốn không lãi suất để học tập. Ông đánh giá thế nào về hiệu quả mô hình này và có thể mở rộng cho các trường trên cả nước?

- Tại ĐH Quốc gia TP.HCM, từ chủ trương của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với việc ông vận động một doanh nghiệp gửi 3 triệu USD vào một ngân hàng ở VN trong thời gian 4 năm để lấy lãi suất mỗi năm 5 tỉ đồng triển khai chương trình hỗ trợ sinh viên vay vốn để học tập.

Chúng tôi đã làm việc với ngân hàng và từng bước thuyết phục ngân hàng để họ gia hạn thời gian và số tiền cho vay vì bản thân ngân hàng ban đầu cũng có những ràng buộc nhất định.

Hiện chúng tôi đang triển khai chương trình cho sinh viên khó khăn vay ưu đãi với lãi suất 0% bằng cách dùng số tiền trên gửi vào ngân hàng bảo lãnh cho sinh viên vay và dùng phần lãi suất do gửi tiền để trả lãi suất thay cho sinh viên. Dù chúng tôi có vận động thêm được một ít từ các doanh nghiệp khác nhưng tổng số tiền này vẫn khá khiêm tốn so với lượng sinh viên có nhu cầu vay.

Sắp tới, chúng tôi đang có phương án thuyết phục một số doanh nghiệp thông qua ngân hàng cho sinh viên vay với lãi suất thấp [khoảng 1 - 2%/năm] và vận động một số doanh nghiệp khác tài trợ phần lãi suất này, đồng thời mở rộng hình thức mỗi doanh nghiệp tùy theo quy mô có thể đảm nhận cho vài chục hay vài trăm sinh viên vay.

Sinh viên gặp khó vay vốn học tập

TRẦN HUỲNH thực hiện

Video liên quan

Chủ Đề