Vì sao thoả ước lao động tập thể được coi là luật của doanh nghiệp

Ngày viết: 13/7/2021

Tác giả: Huy Nguyễn và Thảo Nguyễn

Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động, Thỏa Ước Lao Động Tập Thể [TƯLĐTT] không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động mà còn cho doanh nghiệp. Bởi nếu thực hiện tốt quy định này, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nhiều khi người lao động an tâm làm việc. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể xây dựng được TƯLĐTT cho phù hợp với pháp luật và hài hòa được lợi ích các bên. Do đó, qua các câu hỏi và trả lười thường gặp dưới đây, BLawyers Vietnam sẽ giới thiệu tổng quan những vấn đề pháp lý xoay quay TƯLĐTT giúp doanh nghiệp và người lao động thực hiện TƯLĐTT một cách thích hợp nhất.

1. TƯLĐTT là gì?

TƯLĐTT là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản. Nội dung TƯLĐTT không được trái với quy định của pháp luật và phải có những điều khoản, điều kiện có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật.

2. Doanh nghiệp có bắt buộc phải có TƯLĐTT?

Một trong những quyền của NSDLĐ được pháp luật quy định là quyền yêu cầu tổ chức đại diện NLĐ thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể. Vì đây là quyền, không phải nghĩa vụ của NSDLĐ. Do đó, doanh nghiệp không bắt buộc phải có TƯLĐTT.

3. Thủ tục ký kết TƯLĐTT được pháp luật quy định như thế nào?

Theo pháp luật hiện hành, sau khi đạt được thoả thuận tại phiên họp thương lượng tập thể, các bên tiến hành xây dựng dự thảo TƯLĐTT. Bản dự thảo sau đó sẽ được gửi cho tất cả nhân viên để lấy ý kiến. TƯLĐTT sẽ chỉ được ký khi có hơn 50% nhân viên của doanh nghiệp bỏ phiếu tán thành.

4. TƯLĐTT có hiệu lực từ ngày nào?

Ngày có hiệu lực của TƯLĐTT là ngày được các bên thỏa thuận và ghi trong TƯLĐTT. Trường hợp các bên không thỏa thuận thì TƯLĐTT có hiệu lực kể từ ngày ký kết.

Đừng bỏ qua: 18 câu hỏi và trả lời quan trọng về nội quy lao động [NQLĐ] theo luật Việt Nam

5. TƯLĐTT vô hiệu trong những trường hợp nào?

TƯLĐTT vô hiệu toàn bộ nếu: [1] Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể trái pháp luật; [2] Người ký kết không đúng thẩm quyền; [3] Các bên không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

TƯLĐTT vô hiệu từng phần nếu một hoặc một số nội dung của TƯLĐTT trái pháp luật.

6. Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố TƯLĐTT vô hiệu?

Tòa án nhân dân là cơ quan nhà nước duy nhất có quyền tuyên bố TƯLĐTT vô hiệu.

7. TƯLĐTT có thể được sửa đổi, bổ sung hay không?

TƯLĐTT có thể được sửa đổi, bổ sung trong hai trường hợp sau: [1] các bên tự nguyện đồng ý sửa đổi, bổ sung; [2] TƯLĐTT không còn phù hợp với quy định của pháp luật.

8. TƯLĐTT phải có những nội dung nào?

Pháp luật không quy định nội dung của TƯLĐTT. Pháp luật chỉ đưa ra những nguyên tắc chung, theo đó nội dung TƯLĐTT không được trái với quy định của pháp luật; và được khuyến khích để có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Đừng bỏ qua: Đã cập nhật: Thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của người sử dụng lao động?

9. NLĐ nên làm gì khi có tranh chấp với NSDLĐ về TƯLĐTT?

Trong trường hợp tranh chấp giữa NSDLĐ và NLĐ về TƯLĐTT xảy ra, NLĐ có thể thực hiện các biện pháp sau:

  1. Yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết tranh chấp trước khi đưa ra hội đồng trọng tài lao động hoặc tòa án nếu có sự khác biệt trong cách hiểu và thực hiện các quy định của TƯLĐTT.
  2. Yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết tranh chấp trước khi đưa ra hội đồng trọng tài lao động hoặc tiến hành thủ tục đình công khi có tranh chấp về việc ký kết TƯLĐTT hoặc khi một bên từ chối thương lượng hoặc không thương lượn được trong thời hạn quy định của pháp luật.
10. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào nếu không thực hiện đúng TƯLĐTT?

Pháp luật hiện hành không có quy định xử phạt doanh nghiệp trong trường hợp này. Tuy nhiên, pháp luật quy định nếu xảy ra trường hợp này thì người lao động có quyền yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết trước khi đưa ra Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án nhân dân.

11. Những người lao động không biểu quyết tán thành TƯLĐTT có phải tuân thủ các quy định của thỏa ước hay không?

Pháp luật quy định người lao động có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ TƯLĐTT đang có hiệu lực bất kể là có biểu quyết tán thành thỏa ước đó hay không.

12. Các bên tham gia TƯLĐTT?

Các bên tham gia TƯLĐTT bao gồm NSDLĐ hoặc hội đồng thương lượng tập thể của NSDLĐ và tất cả NLĐ làm việc cho NSDLĐ hoặc tổ chức đại diện của NLĐ tùy theo loại TƯLĐTT.

Đừng bỏ qua: 4 thay đổi đáng lưu ý về Bộ luật Lao động mới của Việt Nam

13. Các bên phải lập và lưu giữ bao nhiêu bản TƯLĐTT?

TƯLĐTT sẽ được lập thành nhiều bản dựa trên các loại TƯLĐTT. Tuy nhiên, TƯLĐTT phải được gửi 01 bản cho các bên sau:

[i] NSDLĐ;

[ii] Hội đồng thương lượng tập thể của NSDLĐ;

[iii] Tổ chức đại diện của NLĐ;

[iv] NLĐ hoặc tập thể NLĐ; và

[v] Cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh.

14. Người sử dụng lao động có quyền từ chối ký kết TƯLĐTT hay không?

Hiện nay, chưa có quy định xử phạt doanh nghiệp từ chối ký TƯLĐTT vì TƯLĐTT được ký kết dựa trên sự thương lượng, bàn bạc giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, khi người lao động yêu cầu, người sử dụng lao động phải thực hiện thương lượng tập thể, nếu không thực hiện sẽ bị phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng.

15. Hiệu lực của TƯLĐTT?

TƯLĐTT có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm tùy theo thỏa thuận giữa các bên và thời hạn này phải được ghi nhận trong TƯLĐTT.

16. NSDLĐ phải làm gì khi có mâu thuẫn giữa HĐLĐ và TƯLĐTT?

Pháp luật quy định nếu quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên quy định trong HĐLĐ có ít thuận lợi hơn so với các quy định tương ứng trong TƯLĐTT thì TƯLĐTT sẽ được ưu tiên áp dụng. Do đó, khi có mâu thuẫn giữa hợp đồng lao động và TƯLĐTT mà TƯLĐTT quy định thuận lợi hơn cho người lao động thì ưu tiên áp dụng TƯLĐTT.

Đừng bỏ qua: Doanh nghiệp nên chú ý gì trước khi khởi kiện các tranh chấp thương mại

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc góp ý về nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ . BLawyers Vietnam rất muốn nghe từ bạn!

Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:

4 thay đổi đáng lưu ý về Bộ luật Lao động mới của Việt Nam

6 điều người sử dụng lao động không được làm đối với người lao động trong thời kì dịch bệnh Covid-19

8 điểm cần lưu ý trước khi giao kết Hợp đồng lao động [từ ngày 01/01/2021]

Vai trò của thỏa ước lao động tập thể. Vai trò của thỏa ước lao động tập thể đối với mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

Vai trò của thỏa ước lao động tập thể. Vai trò của thỏa ước lao động tập thể đối với mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 73 “Bộ luật lao động 2019”:

“Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định”.

Theo đó, thỏa ước lao động được hình thành từ sự thỏa thuận, thương lượng giữa tập thể người lao động [NLĐ] và người sử dụng lao động [NSDLĐ] về các vấn đề như an toàn, vệ sinh lao động, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng…

Có thể nói, thỏa ước lao động tập thể là một sự tiến bộ xã hội, thừa nhận quyền của mọi người làm công ăn lương, được thông qua người đại diện của mình là công đoàn để xác định một cách tập thể những điều kiện lao động, đặc biệt là những điều kiện có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật lao động, đó là một trong những tiêu chí cơ bản của vấn đền nhân quyền.

Cụ thể, đối với doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể có các vai trò sau đây:

Thứ nhất, thỏa ước lao động tập thể tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của cả hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động.

NSDLĐ và NLĐ luôn có sự mâu thuẫn về lợi ích, tuy nhiên, dưới góc độ nào đó thì NSDLĐ và NLĐ đều cần có nhau để đạt được mục đích của mình. NSDLĐ cần đến sức lao động của NLĐ để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua đó kiếm lời. Còn NLĐ cũng cần cung ứng sức lao động của mình cho chủ sử dụng lao động để có thu nhập nuôi sống bản thân và các thành viên trong gia đình. Do đó, hiệu quả của sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của chủ sử dụng lao động cũng như thu nhập của NLĐ phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm của các bên và việc các bên thực hiện các cam kết của mình trên thực tế.

Thứ hai, thực hiện ký thỏa ước lao động tập thể góp phần điều hòa lợi ích, hạn chế cạnh tranh không cần thiết, tạo ra những điều kiện cho sự gắn bó chặt chẽ giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Có thể thấy, thỏa ước lao động tập thể tạo điều kiện cho người lao động được bình đẳng trong mối quan hệ với NSDLĐ bằng cách tạo điều kiện để họ có có được những thỏa thuận có lợi hơn so với quy định của pháp luật và hạn chế được những yêu sách bất lợi từ phía NSDLĐ. Từ đó, những mâu thuẫn, xung đột và tranh chấp trong quan hệ lao động cũng được ngăn ngừa tối đa. Bên cạnh đó, thông qua thỏa ước lao động tập thể sẽ thống nhất hóa được chế độ lao động đối với những người lao động cùng một ngành nghề, công việc, trong cùng một doanh nghiệp, một vùng, một ngành [nếu là thỏa ước vùng, ngành]. Như vậy sẽ loại trừ được sự cạnh tranh không chính đáng, nhờ sự đồng hóa các đảm bảo phụ xã hội trong các bộ phận doanh nghiệp, trong các doanh nghiệp cùng loại ngành nghề, công việc [nếu là thỏa ước ngành].

Xem thêm: Thỏa ước lao động tập thể là gì? Quy định về thỏa ước lao động tập thể?

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Thứ ba, thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý quan trọng để xem xét giải quyết tranh chấp lao động.

Tranh chấp lao động bao gồm hai loại: tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Đối với tranh chấp lao động cá nhân, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào các điều khoản hai bên đã ký kết để giải quyết tranh chấp. Bên cạnh hợp đồng lao động, thì thỏa ước lao động tập thể cũng là căn cứ quan trọng để giải quyết tranh chấp. Khi giải quyết tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ, cơ quan trước hết sẽ xem xét những thỏa thuận trong hợp đồng có phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hay không. Nếu thỏa thuận trong hợp đồng lao động trái với thỏa ước lao động tập thể và gây bất lợi cho NLĐ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các quy định trong thỏa ước lao động tập thể để giải quyết quyền lợi cho NLĐ.

Mặt khác, tranh chấp lao động tập thể thường là những tranh chấp về thỏa ước. Do đó, trong trường hợp này, thỏa ước lao động tập thể đương nhiên là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp đó.

Thứ tư, thỏa ước lao động tập thể là nguồn quy phạm đặc biệt bổ sung cho luật lao động. Về bản chất, thỏa ước lao động tập thể vừa mang tính chất hợp đồng [thỏa thuận, thương lượng] vừa mang tính chất quy phạm, do đó thỏa ước lao động được coi là “bộ luật con” của doanh nghiệp. Thỏa ước tập thể không chỉ đơn thuần là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật mà nó còn góp phần cho việc bổ sung, hoàn thiện pháp luật lao động. Trong thỏa ước lao động tập thể, những điều kiện làm việc được ấn định theo phương pháp tiến bộ và dân chủ hơn bởi thỏa ước là kết quả của sự thương lượng giữa tập thể NLĐ và NSDLĐ.

Video liên quan

Chủ Đề