Vì sao rốn sư sinh vẩn lồi

Khi sinh ra bé có dây rốn gắn vào bụng đây là dây đưa thức ăn, chất dinh dưỡng từ bụng mẹ nuôi bé trong suốt quá trình mang thai. Sau khi chào đời dây rốn được cắt và nẹp lại, 1 hoặc 2 tuần sau sinh cuống rốn teo dần và rụng đi, rốn bé sẽ khô, lành và hình thành nên rốn của bé.

Các bài viết liên quan:

Thoát vị rốn hay rốn lồi xảy ra do các cơ bụng đóng không kín vì nếu bình thường lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự đóng vào khi bé lớn lên và hình thành nên lỗ rốn [rốn lõm, rốn sâu].

Cách phát hiện rốn bé bị lồi

Ngay tại vị trí lỗ rốn sẽ nổi lên một khối tròn, khối lồi này có thể nhìn thấy bằng mắt thường và khi ta ấn nhẹ nhàng vào vùng rốn sẽ cảm nhận được khối lồi này.

Hình ảnh bé sơ sinh bị rốn lồi [ảnh sưu tầm]

Khối thoát vị này sẽ càng lồi và to hơn khi bé khóc, ho, rặn khi đi ngoài và nó sẽ nhỏ đi hoặc biến mất khi bé thư giãn. Thoát vị rốn không gây đau và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Hiếm khi gây biến chứng

Tuy hiếm xảy ra nhưng thoát vị rốn cũng gây một số biến chứng nguy hiểm như, một đoạn quai ruột có thể bị kẹt trong khối thoát vị, nếu không được đẩy ngược vào ổ bụng thì máu tới đoạn ruột đó ít đi, gây đau ở vùng rốn và tổn thương mô ruột. Nguy hiểm hơn nếu đoạn ruột có thể bi nghẹt trong quá trình phát triển mà không nhận được máu, gây hoại tử và nhiễm trùng lan tỏa toàn ổ bụng.

Điều trị

Bệnh này có thể tự khỏi khi bé hơn một tuổi, thành bụng khỏe hơn và đóng kín lỗ hổng thành bụng lại, thoát vị sẽ biến mất, chính vì thế trong trường hợp này cha mẹ không cần làm gì cả. Cũng có khi thoát vị chỉ mất đi sau 4-5 tuổi, bác sĩ có thể đẩy dễ dàng khối thoát vị vào ổ bụng, nhưng bạn không được tự ý làm việc này.

Thời điểm cần đưa tới cơ sở y tế

Cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế khi bé có các dấu hiệu sau:

  • Bụng to tròn và “đầy” hơn bình thường.
  • Da quanh khối thoát vị trở nên sưng nề và đỏ.
  • Bé sốt, quấy khóc, khó đi ngoài hoặc không đi ngoài được.

Phòng tránh

  • Tránh bé khóc nhiều, khóc to và lâu
  • Tránh bé bị táo bón, phải rặn khi đi ngoài [mẹ nên ăn nhiều rau và thực phẩm nhuận tràng, nếu bé bú sữa công thức chọn sữa nào phù hợp, có hàm lượng chất xơ cao].

Rốn lồi tuy ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà chủ yếu ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ 

  • Hàng ngày massage nhẹ nhàng thành bụng của bé.
  • Nếu rốn lồi không quá to thì dùng đồng tiền xu bọc vào miếng gạc và dùng băng chun quấn vào rốn bé, dùng ngón tay ấn vào đồng xu đó.

Lưu ý:

  • Khi thực hiện điều trị bệnh rốn lồi bằng đồng xu bạn nên  thực hiện sau khi tắm bé, không nên tháo đồng xu ra thường xuyên sẽ làm giảm tác dụng.
  • Thực hiện khi bé nằm yên
  • Quấn đồng xu bằng băng vừa tay, không nên quấn quá chặt hoặc quá lỏng. Quá chặt làm bé khó thở, quá lỏng làm đồng xu xê dịch khỏi vị trí rốn lồi.
  • Để tránh bé hăm do ra nhiều mồ hôi bạn nên thay băng ngày 2 lần.
  • Thực hiện đến khi rốn bình thường mất thời gian trung bình tầm 1 đến 3 tháng.

Rốn trẻ sơ sinh bị lồi là dị tật rất phổ biến, đặc biệt với các bé sinh non, thiếu tháng. Các bậc cha mẹ khi nhìn thấy con mình bị lồi rốn thường rất lo lắng và tìm cách khắc phục. Bài viết sau sẽ cung cấp toàn bộ các thông tin về hiện tượng rốn lồi ở trẻ để bố mẹ bé có thể tham khảo. 

Rốn trẻ sơ sinh bị lồi là hiện tượng không hiếm gặp, thực tế tình trạng này không hề đơn giản như một số bậc cha mẹ vẫn nghĩ. Việc thiếu kiến thức và hiểu biết về tình trạng này có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ nhỏ. 

Bác sĩ nhi khoa Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết tình trạng rốn lồi trẻ sơ sinh được miêu tả đúng như cái tên của nó. Tại vị trí rốn của bé xuất hiện một cục nhỏ, lồi lên trên, có thể phình to hơn khi bé quấy khóc hay vặn mình. 

Hiện tại chưa có nguyên nhân nào rõ ràng dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh bị rốn lồi. Tuy nhiên theo thống kê căn bệnh gặp nhiều hơn ở các bé sinh non hoặc sinh ra có cân nặng thấp. Đặc biệt tỷ lệ bé gái bị rốn lồi thường cao hơn so với bé trai. 

Tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị lồi khiến nhiều bố mẹ lo lắng

Tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị lồi có thể phát hiện ngay ở những tuần đầu sau sinh. Khi ấy tại vị trí lỗ rốn nổi lên một khối tròn có thể nhìn thấy thông qua mắt thường. Khi ấn vào vùng rốn sẽ cảm nhận rõ hơn khối lồi này. Tuy vậy một số trường hợp phải tới khi lớn bố mẹ mới có thể nhìn thấy rõ. 

Một số dấu hiệu để giúp bố mẹ nhận biết rõ hơn về tình trạng trẻ rốn lồi được các bác sĩ nhi khoa Bệnh viện Phương Đông cung cấp như sau:

  • Xuất hiện mô phình tại vùng dưới da và trong khu vực rốn. 
  • Khi bé hoạt động ảnh hưởng tới vùng cơ bụng như ho, khóc hoặc khi ngồi sẽ nhìn thấy rõ hơn vùng phình to.
  • Lồi rốn không làm cho trẻ đau nhức hay quấy khóc. Tuy nhiên khi mẹ lấy tay ấn nhẹ sẽ đẩy phần mô lồi vào phía trong. 
  • Kích thước các mô lồi ở mỗi trẻ thường không giống nhau, phổ biến nhất là dưới 2.5cm.

Theo các bác sĩ Nhi khoa tại Bệnh viện Đa khoa phương Đông tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị lồi được lý giải như sau. Khi mẹ mang thai, dây rốn thường đi qua một lỗ nhỏ ở phần cơ bụng của thai nhi, lỗ này sẽ đóng lại sau khi bé được sinh ra. 

Với một vài trường hợp cơ thành bụng không kết hợp hoàn toàn với nhau để đóng kín lỗ rốn, dẫn tới tình trạng bị hở thì có thể gây ra hiện tượng lồi rốn. Như đã nói ở trên hiện tượng có thể xuất hiện ngay sau khi bé sinh ra hoặc tới khi trẻ lớn lên.

Rốn trẻ sơ sinh bị lồi có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh rốn lồi không bị nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng. Căn bệnh cũng không gây đau nhức, không dẫn tới các biến chứng nguy hiểm ngay cả khi bố mẹ không thực hiện các biện pháp điều trị cho con trẻ. Tuy vậy nó có thể gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, đặc biệt với các bé gái. 

Bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết trẻ sơ sinh bị lồi rốn sẽ tự khỏi khi được 1 tuổi trở lên. Một vài trường hợp khỏi hẳn khi bé được 4 - 5 tuổi, khi ấy lỗ hổng tại thành bụng đã được đóng kín. 

Trẻ nhỏ bị lồi rốn thường tự khỏi khi được 1 tuổi trở lên

Tuy vậy trong một vài trường hợp hiếm gặp, rốn trẻ sơ sinh bị lồi kèm theo một số biểu hiện khác có thể là dấu hiệu của bệnh thoát vị nghẹt. Đây là bệnh lý có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ, cần được phẫu thuật sớm nhất có thể. 

Bệnh thoát vị nghẹt là hiện tượng một phần ruột dã bị mắc kẹt ở thoát vị. Trẻ nhỏ sẽ bị rốn lồi kèm theo các biểu hiện như: Nôn, trớ, chướng bụng vùng rốn,... Khi được thăm khám, bé sẽ được các bác sĩ chuyên khoa đẩy khối thoát vị ở rốn vào trong. Tuy nhiên bố mẹ không nên tự ý làm việc này tại nhà mà chưa đưa trẻ thăm khám bác sĩ. 

Trẻ sơ sinh bị lồi rốn có phải bị thoát vị rốn?

Chuyên gia cho biết hiện tượng rốn em bé bị lồi là do thoát vị rốn gây ra. Khi bé bị thoát vị rốn, có một phần nội tạng sẽ rời khỏi vị trí bình thường, chui ra ngoài lỗ rốn. Vì khi trẻ mới sinh ra, phần lỗ rốn chưa đóng kín hoàn toàn nên dẫn tới việc hình thành khối lồi rõ rết trên vùng bụng. 

Bố mẹ có thể quan sát thấy rõ vùng lồi trong các trường hợp như trẻ vặn mình, khóc to hoặc cố ưỡn mình để đi đại tiện. Tình trạng gặp phải ở khoảng 20% bé sinh đủ tháng và 75 % các trẻ sinh thiếu tháng. 

Cách khắc phục tình trạng rốn lồi cho trẻ sơ sinh

Rất nhiều bố mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh bị lồi rốn phải làm sao, lý giải từ bác sĩ nhi khoa của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết. Thông thường rốn sơ sinh bị lồi sẽ tự đóng lại khi bé được 1 tuổi trở lên và không cần thực hiện việc can thiệp y khoa. 

Tuy nhiên trong một số trường hợp, nếu thấy tình trạng rốn lồi kèm theo các biểu hiện dưới đây cần đưa bé tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và thực hiện phẫu thuật. 

  • Quan sát thấy bên cạnh hiện tượng trẻ bị lồi rốn, bụng bé to tròn, cảm giác “đầy” hơn bình thường. 
  • Vùng da ở xung quanh khối thoát vị có biểu hiện sưng hoặc đỏ. Bên cạnh đó phần mô lồi ra quá lớn làm cho trẻ khó chịu. 
  • Trẻ nhỏ bị sốt, quấy khóc, đại tiện khó khăn. 
  • Trẻ nhỏ đã trên 5 tuổi nhưng vòng rốn chưa được đóng lại. 

Những trường hợp trên đây cần được đưa tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám chi tiết, sau đó có thể thực hiện phẫu thuật. Bé phẫu thuật ngay ngày hôm sau có thể được xuất viện, chăm sóc tại nhà, vì thế bố mẹ không nên quá lo lắng. 

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là cơ sở có phòng phẫu thuật hiện đại, được trang bị các thiết bị y tế tiên tiến. Đặc biệt điều kiện vô trùng được đảm bảo tốt nhất, tránh tình trạng lây nhiễm chéo. 

Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giàu kinh nghiệm

Bên cạnh đó Khoa Nhi của bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu, giàu kinh nghiệm, luôn tâm huyết với người bệnh, có thể khám, tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị cho nhiều trường hợp phức tạp. Cơ sở vật chất, phòng bệnh hiện đại, khuôn viên rộng thoáng sẽ khiến phụ huynh an tâm. 

Là cơ sở y tế tiên tiến hàng đầu, Bệnh viện Phương Đông luôn mang lại sự hài lòng cho khách hàng bởi:

  • Sở hữu dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực nhi khoa, Phương Đông mang tới các dịch vụ khám bệnh từ sơ sinh tới nhi khoa đạt tiêu chuẩn cao để có thể cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe con trẻ từ khi lọt lòng tới khi trưởng thành. 
  • Sở hữu nhiều kỹ thuật chuyên sâu: Bệnh viện đang triển khai và áp dụng nhiều kỹ thuật mới hiện đại trong khám chữa bệnh nhi khoa. Tất cả nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao cho các bé.
  • Quá trình chăm sóc chuyên nghiệp: Bên cạnh việc thấu hiểu tâm lý con trẻ, Bệnh viện Phương Đông hiện tại cũng đang triển khai và xây dựng các địa điểm vui chơi giúp các bé vừa vui chơi vừa làm quen với môi trường của bệnh viện. Từ đó hợp tác trong quá trình điều trị, nhanh chóng đạt được kết quả tốt nhất. 

Cần làm gì để phòng tránh hiện tượng lồi rốn cho bé sơ sinh?

Rốn trẻ sơ sinh bị lồi không phải là căn bệnh nguy hiểm. Vì thế khi phát hiện con mình mắc bệnh thì bố mẹ nên bình tĩnh và có thể chăm sóc bé theo những hướng dẫn sau đây.

  • Vệ sinh nhẹ nhàng vùng da xung quanh rốn khi thay tã cho bé để loại bỏ cặn bám. Tốt nhất nên sử dụng tăm bông để việc vệ sinh diễn ra hiệu quả nhất. 
  • Bé bị lồi rốn thì phải làm sao, bố mẹ không nên quá lo lắng, hãy để phần cuống rốn của bé luôn thoáng khí sẽ mau khô và mau lành hơn. 

Vệ sinh đúng cách là việc làm cần thiết khi trẻ nhỏ bị lồi rốn

  • Tránh tình trạng cuống rốn cọ xát với tã, sẽ gây rát, thậm chí chảy máu. Thay vào đó hãy mặc tã cho con tới dưới cuối rốn. 
  • Bố mẹ nên để cuống rốn của bé tự khô và rụng một cách tự nhiên.
  • Nên hạn chế đẻ bé gào khóc, tạo áp lực lên vùng rốn và bụng. Thay vào đó hãy nhẹ nhàng dỗ dành, massage nhẹ nhàng thành bụng của trẻ mỗi ngày. 
  • Tuyệt đối không sử dụng miếng gạc hay đồng xu để che vùng rốn trẻ sơ sinh bị lồi. 
  • Thường xuyên thanh đổi dinh dưỡng, tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn của trẻ để hỗ trợ hệ tiêu hóa, tránh tình trạng bị táo bón.
  • Theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường tại vùng cuống rốn của bé như chảy nước vàng, rỉ dịch, chảy máu,... để đưa trẻ tới các cơ sở y tế và có phương hướng điều trị kịp thời. 

Rốn trẻ sơ sinh bị lồi là hiện tượng tự nhiên, hiện nay chưa có cách cụ thể để phòng ngừa. Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin bổ ích giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng rốn lồi ở trẻ. Từ đó có cách chăm sóc bé, khắc phục tình trạng hiệu quả. Khi cần tư vấn hoặc hỗ trợ hãy đăng ký đặt lịch khám hoặc liên hệ tới số hotline 19001806 của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn miễn phí từ chuyên gia.

Video liên quan

Chủ Đề