Vì sao phong trào Cần Vương được chia làm 2 giai đoạn

tham khảo

Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.

Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.

Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Nhiều học sinh lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên dẫn đến việc học kém, học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao thì bắt buộc phải quay cóp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, kiểm tra do mất bình tĩnh, thiếu tự tin vào bản thân luôn nghĩ rằng mình không làm được bài nên đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở hay bè bạn xung quanh.

Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc học sinh phải gian dối. Một trong những nguyên nhân khách quan ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho con mình. Đa số học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh… mà còn phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,… khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp, học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã khiến nhiều học sinh phải oằn mình ra gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Ngoài ra một số người lại ưa thành tích, ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.

Nhưng việc học đối phó, thiếu trung thực của học sinh ngày càng tràn lan, một phần cũng do nền giáo dục nước nhà còn lạc hậu, học thì nhiều mà thực hành thì ít. Chương trình học hiện nay quá nặng, không những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Do lượng kiến thức trong một buổi giảng quá nhiều mà thời gian giảng dạy bốn mươi lăm phút là quá ít đối với một giáo viên để có thể truyền tải được hết kiến thức, điều đó khiến cho nhiều học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên dần dần những kiến thức mà học trò nhận được rất mơ hồ, không rõ. Vì vậy mà học sinh phải học đối phó, việc mở sách, quay cóp bài dường như đã trở thành sở thích của một số trò. Kiến thức nặng và nhiều là một phần nhưng bệnh thành tích của ngành Giáo dục và của một số giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học không thực chất. Có lẽ thực trạng học sinh giỏi “ảo” cũng xuất phát từ “căn bệnh thành tích” này.

Việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học sinh sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực của con người, học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Cách học không trung thực này sẽ dẫn tới những tệ nạn xã hội như hiện nay là: “ngồi nhầm lớp”, “bằng cấp giả”... nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, về lâu dài làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

Chính vì vậy chúng ta cần đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.

Học sinh chúng ta cần phải thay đổi từ ngày hôm nay, phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Ngành Giáo dục cũng nên giảm tải chương trình học cho học sinh và nên tích cực tạo điều kiện cho học sinh học đi đôi với hành. Cũng như ở nước ngoài, nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ,… rất chú trọng tới việc cho học sinh thực hành và tiếp xúc với xã hội bên ngoài, điều đó không những hỗ trợ việc học cho các em mà còn giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cần phải lên án, cương quyết xóa bỏ “bệnh thành tích” bởi giáo dục góp phần xây dựng nên nhân cách con người mà ngành Giáo dục lại nhiễm phải căn bệnh trầm trọng này thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là cả một thế hệ sẽ bị nhiễm “bệnh thành tích”. Như vậy quả là một gánh nặng cho xã hội.

Học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Chỉ khi học sinh nào có ý thức trung thực trong học tập và thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.

Đây là tên một phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược vào cuối thế kỷ thứ XIX do sĩ phu, văn thân lãnh đạo.

Sau ngày ký hiệp ước Giáp Thân [06/6/1884], mâu thuẫn giữa phe chủ chiến trong triều đình Huế do Tôn Thất Thuyết đứng đầu với thực dân Pháp ngày càng trở nên gay gắt. Đêm mồng 04 rạng ngày 05/7/1885 [nhằm đêm 22 rạng ngày 23/5 năm Ất Dậu], Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng đánh úp đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ. Do kế hoạch tấn công chưa được chuẩn bị chu đáo nên bị thất bại. Kinh thành thất thủ, Tôn Thất Thuyết phải phò vua Hàm Nghi rời bỏ kinh đô lên Tân Sở. Ngày 13/7/1885, từ sơn phòng Quảng Trị, nhà vua ban dụ Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên ứng nghĩa giúp vua cứu nước. Sự biến kinh thành ngày 05/7/1885 đã có ảnh hưởng và tác động không nhỏ đối với phong trào giải phóng dân tộc của nước ta vào cuối thế kỷ thứ XIX, đánh dấu một bước ngoặt và mở ra một giai đoạn mới trong cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Huế và nhân dân Việt Nam, đó là phong trào Cần Vương [1885 - 1896].

Hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi, phong trào Cần Vương phát triển rộng khắp các tỉnh và phát triển qua hai giai đoạn. Giai đoạn từ tháng 7 năm 1885 đến khi vua Hàm Nghi bị bắt tháng 11 năm 1888, phong trào Cần Vương đã phát triển mạnh mẽ bao gồm hàng loạt cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ. Ở Thừa Thiên Huế có gia đình Tôn Thất Thuyết, các nhân vật Hồ Văn Hiển, Đặng Huy Cát, Đặng Hữu Phổ, Thân Trọng Di…Ở Bình Định có khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng. Ở Quảng Ngãi có Lê Trung Đình. Tỉnh Quảng Nam có Nguyễn Duy Hiệu. Tỉnh Quảng Trị có Trương Đình Hội. Ở Quảng Bình có phong trào của Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân. Ở Nghệ An có phong trào của Nguyễn Xuân Ôn…

Giai đoạn 1888 - 1896 có các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật, khởi nghĩa Ba Đình của Đinh Công Tráng, khởi nghĩa Hồng Lĩnh của Tống Duy Tân và đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng trên địa bàn bốn tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tình - Quảng Bình từ năm 1885 - 1896. Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất và kéo dài nhất, đồng thời cũng đánh dấu sự thất bại chung của phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp dưới danh nghĩa Cần Vương.

Phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX là phong trào dân tộc tuy thất bại nhưng đã tô thắm thêm truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Đề bài

Tóm lược diễn biến 2 giai đoạn của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 126-128 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Nội dung

Giai đoạn thứ nhất [1885 - 1888]

Giai đoạn thứ hai [1888 - 1896]

Lãnh đạo

Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

Văn thân, sĩ phu yêu nước.

Lực lượng

Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

Địa bàn

- Rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì.

- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, đề đốc Tạ Hiện [Thái Bình], Nguyễn Thiện Thuật [Hưng Yên],…

- Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi.

- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo,…

Kết quả

Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc và chịu án lưu đày sang An-giê-ri [Bắc Phi].

Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.

Đặc điểm

- Phong trào diễn ra dưới danh nghĩa “Cần vương”.

- Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

- Mặc dù nhà vua đã bị bắt, phong trào vẫn diễn ra sôi nổi.

- Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề