Vì sao phải tuân thủ kỉ luật

Bài Làm:

Kỉ luật giúp rèn luyện nhân cách vì nó giúp điều chỉnh hành vi con người nhằm đạt được mục tiêu cá nhân cũng như xã hội. Nó sẽ giúp con người biết được đâu là tốt, đâu là xấu để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp...

Ví dụ: Theo quy định của nhà trường, học sinh đi học muộn sẽ bị phạt. Do đó, ngày nào em cũng cố gắng dậy sớm, ăn sáng để đến lớp kịp giờ.

Những cam kết em đã đưa ra cho bản thân mình là:

  • Không đi học muộn
  • Không chơi game quá 2 tiếng/ ngày
  • Không bỏ học đi chơi
  • Không đua xe, rượu chè, cờ bạc...

Em nhận thấy, bản thân mình đã thực hiện khá tốt những cam kết đã đặt ra. Vì em nhận thấy, đó là những việc không tốt, do đó, mình cần tránh những lỗi đó. Em luôn tự nhắc nhở mình và cố gắng thực hiện.

Kỷ luật là những nguyên tắc, quy đinh được mọi người công nhận nhằm đảm bảo trật tự và công bằng trong xã hội. Để xã hội phát triển ổn đinh, đời sống thanh bình, mỗi con người cần phải biết tôn trọng kỷ luật. Bởi vậy, đây là một đức tính cần có ở mỗi con người.

2. Thế nào là biết tôn trọng kỷ luật?

Đó là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của tổ chức mọi lúc, mọi nơi. Việc này còn được thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp.

Học sinh nhận thức được điều này sẽ luôn chấp hành nghiêm túc nội quy của nhà trường, chấp hành luật giao thông, không gây mất trật tự ở bệnh viện, không xã rác nơi công cộng… Trong học tập, luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập, đạt thành tích cao.

3. Tại sao học sinh phải biết tôn trọng kỷ luật?

Có tính kỷ luật giúp học sinh luôn phấn đấu, kiên trì trong học tập. Nhờ có tính kỷ luật, học sinh biết tuân thủ nội quy trường lớp, thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với tập thể.

Nếu không biết tôn trọng kỷ luật, học sinh sẽ xem thường nhiệm vụ học tập, thường xuyên vi phạm nội quy trường học. Từ đó, dẫn đến hiện tượng học sinh chán học, bỏ học và suy thoái đạo đức, không còn lòng kính trọng đối với thầy cô giáo.

Học sinh biết tôn trọng kỷ luật luôn ngủ dậy đúng giờ. Đồ đạc để ngăn nắp, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đối với gia đình. Trong học tập, lúc nào họ cũng vào lớp đúng giờ, trực nhật theo sự phân công, học bài, làm bài trước khi đến lớp… Ngoài xã hội, họ không phá hoại tài sản công cộng, giữ gìn trật tự chung, không hút thuốc nơi công cộng, không dẫm cỏ, hái hoa trong công viên…

4. Sự cần thiết của kỷ luật trong đời sống xã hội.

Trong cuộc sống, nếu biết tôn trọng kỷ luật thì cuộc sống gia đình và xã hội sẽ có nề nếp, kỷ cương. Nhờ biết coi trọng kỷ luật, nghĩa vụ và quyền hạn của mỗi con người được đảm bảo. Tôn trọng kỷ luật vừa bảo vệ lợi ích chung của tập thể, vừa đảm bảo lợi ích riêng của bản thân. Mỗi con người sẽ được xã hội công nhận, tôn trọng và bảo vệ trước pháp luật.

Người biết tôn trọng kỷ luật luôn được mọi người yêu mến, giúp đỡ. Họ thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc đời mình.

5. Học sinh cần rèn luyện tính tôn trọng kỷ luật như thế nào?

a. Thực hiện tôn trọng kỷ luật ở mọi nơi.

Trước hết là phải tôn trọng những nguyên tắc, quy định chung của tập thể, cộng đồng. Luôn tuân thủ pháp luật một cách nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Đối với trường lớp, luôn biết tuân thủ nội quy, quy định của trường học và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với trường lớp. Trong học tập phải siêng năng, cần cù và sáng tạo. Trên lớp biết giữ trật tự, lắng nghe bài giảng của thầy cô, hiểu bài và thuộc bài đầy đủ. Luôn hoàn thành các bài tập được giao về nhà.

Trong gia đình, phải biết nghe lời ông bà, cha mẹ. Biết tuân thủ các lời khuyên dạy của người lớn. Không được cãi lời hay làm trái ý ông bà, cha mẹ.

Đối với cộng đồng, tuân thủ nghiêm túc các quy định chung của cộng đồng. Như thực hiện vệ sinh nơi công cộng, an toàn giao thông, an ninh trật tự trong cộng đồng dân cư,…

Đối với bản thân, phải nghiêm khắc, không được tùy tiện hay cẩu thả trong công việc và trong lối sống. Luôn biết chăm sóc và rèn luyện thân thể dể có sức khỏe tốt.

b. Phê phán những học sinh không biết tuân theo kỷ luật.

Trong cuộc sống, có nhiều học sinh không biết tôn trọng kỷ luật. Trong lớp học, họ thường không trực nhật khi đến phiên mình. Họ tham gia hoạt động của trường, lớp một cách bắt buộc, miễn cưỡng. Ngoài xã hội, họ thương vi phạm trật tự an ninh công cộng. Trong gia đình có lối sống bừa bộn, cẩu thả. Lối sống tùy tiện, ích kỷ.đội nón bảo hiểm một cách miễn cưỡng… Họ không coi trọng sự kỷ luật của tập thể và chưa nghiêm khắc với bản thân. Những người như thế thật đáng chê trách.

6. Bài học nhận thức và hành động.

Tính kỷ luật là một trong những đức tính cần có ở mỗi học sinh. Tôn trọng nó không những giúp chúng ta học tập thành công mà còn có được cuộc sống tốt đẹp.

Công việc chỉ thành công khi chúng ta hực hiện nó một cách kiên trì và có kỷ luật. Không có tính Kỷ luật, khó mà thành công trong bất kì việc gì. Sống biết tôn trọng kỷ luật là lối sống lành mạnh, tích cực cần được biểu dương trong xã hội ngày nay.

Xem thêm: Đại học edX – Muốn thành công phải có kỷ luật

Tham khảo thêm: Tìm hiểu những cách tăng cường kỷ luật bản thân

Soạn bài 6: Tuân thủ kỉ luật - Sách VNEN GDCD lớp 8 trang 34. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Trò chơi "Hòa tấu âm thanh"

a. Hướng dẫn chơi: sgk

b. Thảo luận sau khi chơi:

  • Bài hòa tấu của lớp chơi nghe như thế nào?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu có bạn không làm theo hiệu lệnh, không cùng một nhịp và không cùng cường độ?
  • Nếu tất cả tuân thủ luật chơi, điều gì xảy ra?

1. Tìm hiểu về kỉ luật và tuân thủ kỉ luật

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

  • Tại sao kỉ luật giúp rèn luyện nhân cách? Em hãy lấy ví dụ minh họa?
  • Em đã đưa ra những cam kết nào cho cá nhân mình? Hãy nêu hai cam kết mà em đã tự đặt ra cho bản thân?
  • Em nhận thấy bản thân mình có làm đúng theo những cam kết đã đặt ra không? Tại sao?

  • Hãy nêu ý nghĩa của nội quy lớp học đối với cá nhân em và tập thể lớp?
  • Nếu học sinh không tuân thủ nội quy của lớp học điều gì sẽ xảy ra? Nếu tất cả mọi người tuân thủ nội quy lớp học, điều gì sẽ xảy ra?
  • Tại sao mỗi cá nhân cần biết chấp hành kỉ luật nơi công cộng?

2. Tìm hiểu ý nghĩa của kỉ luật

Câu hỏi:

  • Tý cho rằng "sợi dây kéo diều xuống", nhưng theo em, sợi dây diều kéo diều xuống hay giúp diều bay cao? Vì sao?
  • Nếu ta ví dây diều với cánh diều giống như kỉ luật đối với con người, em suy nghĩ gì về vai trò của kỉ luật đối với cá nhân và xã hội?

3. Làm thế nào để bản thân tuân thủ kỉ luật?

  • Em có khó khăn trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch theo như hướng dẫn ở trên không? Vì sao?
  • Hãy phân tích ý nghĩa của từng bước trong 5 bước trên đối với việc hình thành và phát triển tính kỉ luật?
  • Chia sẻ với bạn trong lớp về kế hoạch thời gian biểu một ngày của em.

4. Phân biệt hành động có tính kỉ luật và hành động thông thường

Đâu là hành động có tính kỉ luật trong những hành động sau

A. Mặc dù mùa đông lạnh nhưng Lan vẫn dậy sớm để đi học đúng giờ

B. Minh không bỏ buổi học nào bởi vì giờ học rất vui, đúng sở trường của bạn ấy

C. Minh đặt ra kế hoạch tập thể dục mỗi ngày, nhiều hôm trời lạnh, bạn ấy rất ngại nhưng đã cố gắng thực hiện kế hoạch đó theo đúng thời gian biểu.

D. Tuấn không thích ăn đồ béo nên luôn từ chối ăn nhưng đồ béo có hại cho cơ thể

E. Lan hơi thừa cân nhưng lại rất thích ăn cánh gà rán. Thời gian gần đây bạn ấy đã biết "Nói không với gà rán" theo lời khuyên của bác sĩ để tránh bệnh béo phì

5. Phản biện

  • Theo em, kỉ luật có làm mất tự do của mỗi người không? Cuộc sống cần kỉ luật không? Vì sao?
  • Tại sao có những người dễ phá bỏ nguyên tắc, phá vỡ kỉ luật?
  • Bản thân em có phải là người thích sống kỉ luật không? Vì sao?

1. Tìm hiểu kỉ luật của nhà trường và kỉ luật của bản thân

1/ Trường em, lớp học của em có những quy định gì cho học sinh?

2/ Các em thường thực hiện những nội quy này như thế nào? Tại sao có bạn thưc hiện tốt, có bạn thực hiện chưa tốt?

3/ Theo em, cần làm gì để học sinh tự giác thực hiện nội quy tốt hơn?

4/ Em thường đặt ra kỉ luật gì cho chính mình? Điều đó giúp ích được gì cho bản thân em?

5/ Theo em, kỉ luật của cá nhân và kỉ luật của nhà trường có thống nhất với nhau không. Hãy nêu ví dụ cụ thể.

2. Tìm hiểu các biểu hiện của tuân thủ kỉ luật

Nhiệm vụ 1: Các nhóm thảo luận và viết vào giấy những biểu hiện cụ thể của người học sinh tuân thủ kỉ luật và giải thích vì sao?

Hành vi tuân thủ kỉ luật Giải thích
Luôn đi học đúng giờ Đúng giờ - là yêu cầu, quy định về thời gian trong các hoạt động và người có kỉ luật luôn đúng giờ
.............. ............

Nhiệm vụ 2: Các nhóm thảo luận và viết vào giấy những biểu hiện cụ thể của người học sinh không tuân thủ kỉ luật và giải thích vì sao?

Hành vi không tuân thủ kỉ luật Giải thích
Linh hay hẹn lần lữa khi thực hiện việc gì đó Người hay hẹn đi hẹn lại trong công việc chứng tỏ không tuân thủ cam kết, lời nói hay lịch hẹn mà mình đã đưa ra.
................... ...................

3. Tìm hiểu một số lưu ý trong hình thành hoặc thay đổi thói quen

  • Hãy xác định một thói quen cần hình thành hoặc thay đổi.
  • Theo em, điều khó khăn nhất trong việc hình thành hoặc thay đổi thói quen này là gì?
  • Em có cách nào để vượt qua khó khăn đó không?

1. Đánh giá lại các hành vi của bản thân

Hãy đọc những hành vi được liệt kê trong bảng dưới đây, xác định mức độ thực hiện các hành vi đó bằng cách đánh dấu X vào ô phù hợp

Hành vi tuân thủ kỉ luật Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
A. Hằng ngày dậy từ 6 giờ sáng để tập thể dục theo thời gian biểu đã đặt ra      
B. Đi học đúng giờ      
C. Hoàn thành nhiệm vụ được giao      
D. Đúng hẹn với bất cứ ai đã hẹn      
E. Thực hiện mọi việc theo kế hoạch đã định      
G. Giữ lời hứa      
H. Tuân thủ luật giao thông      
I. Ăn uống điều độ      
K. Tự chăm sóc sức khỏe theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi bị ốm      
L. Gọn gàng, ngăn nắp      
M. Tuân thủ luật chơi/ cam kết.      

2. Tuân thủ kỉ luật - thay đôi bản thân

a. Đọc các bước sau và trao đổi với bạn để hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của từng bước [Sgk]

b. Dựa vào các bước trên để thực hiện bài tập sau:

1/ Xác định một hành vi mà em cho là mình đã rất tùy tiện thực hiện.

2/ Xác định mục tiêu mà em mong muốn thay đổi hành vi này

3/ Xác định khó khăn sẽ gặp phải khi thay đổi hành vi

4/ Em chuẩn bị tinh thần vượt qua khó khăn này như thế nào để đạt được mục tiêu?

3. Bạn có phải là người kỉ luật không?

Kỉ luật sẽ giúp em thực hiện công nghệ nào đó để thay đổi trạng thái của bản thân. Hãy điền vào cột bên phải những hành vi em thường làm khi ở trong trạng thái như vậy?

Trạng thái của bản thân Hành vi thực hiện
A. Sự nhiệt tình hào hứng ban đầu phai nhạt dần  
B. Chỉ muốn nằm dài trên ghế xem ti-vi  
C. Ngồi hàng giờ lướt web  
D. Tâm trạng mệt mỏi  
E. Thèm ăn một món mình đang cần ăn kiêng  

1. Hãy cho biết ý kiến của em khi đọc câu nói sau của Erich Fromm

Nhà triết học Erich Fromm từng nói: "Không có tính kỉ luật, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung. Nếu hành động của chúng ta tùy theo tâm trạng ý thích của mình thì tất cả những điều đó không hơn gì một thú tiêu khiển". Ông còn cho rằng, chúng ta sẽ chẳng bao giờ trở nên xuất sắc nếu ta không thực hiện những điều đặt ra, những mục tiêu mà chúng ta hướng tới với tinh thần kỉ luật tự giác cao.

2. Suy ngẫm: Kỉ luật là khích lệ hay là trừng phạt?

Đọc câu nói sau của Sybil Stamton và ngẫm xem đối với em, kỉ luật thường là gì?

Sybil Stamton đã viết: "Kỉ luật đúng nghĩa không thúc ép sau lưng bạn, nó ở bên cạnh khích lệ bạn. Khi hiểu rằng, kỉ luật là tự chăm sóc mình chứ không phải tự trừng trị mình, bạn sẽ không e dè khi nhắc đến nó mà ngược lại sẽ vun đắp cho nó".

VNEN GDCD 8 bài 6, bài 6 tôn trọng kỉ luật, bài 6 trang 34 VNEN GDCD 8, giải GDCD 8 sách VNEN chi tiết dễ hiểu.

Video liên quan

Chủ Đề