Lão sư của lưu bị là ai

Trong thời Tam Quốc [220 – 280], loạn lạc khắp nơi, Lưu Bị, Tôn Quyền và Tào Tháo nổi lên là đại diện của ba thế lực mạnh nhất. Mưu sĩ và võ tướng là những nhân tố cần có để làm lên nghiệp lớn, hiện thực hoá giấc mơ thống nhất thiên hạ.

Mưu lược và tài năng, được ca ngợi là bậc anh hùng thời loạn như Tào Tháo, không khó để thu hút, lôi kéo mưu sĩ và võ tướng phò tá. Về mưu sĩ, Tào Tháo có Quách Gia – người được coi là bậc kỳ tài mưu lược không thua gì Gia Cát Lượng, Tuân Úc, Tuân Du, Giả Hủ…

Gia Cát Lượng không phải là mưu sĩ mà Tào Tháo khao khát có được. Ảnh: Sohu

Về võ tướng, Tào Tháo cũng có trong tay nhiều người tài giỏi như Trương Liêu, Nhạc Tiến, Trương Cáp, Từ Hoảng, Điển Vi, Hứa Chử…

Dù có nhiều mưu sĩ tài năng nhưng Tào Tháo vẫn luôn mong mỏi và khao khát có được vị quân sư nổi danh văn võ toàn tài của Lưu Bị và cho rằng người này còn tài hơn cả Gia Cát Lượng. Nếu có được cái tài của mưu sĩ này thì nhất định có thể thống nhất thiên hạ, hoàn thành cơ nghiệp.

Dưới trướng của Lưu Bị, bên cạnh Gia Cát Lượng, Bàng Thống, quả thực còn có một mưu sĩ vô cùng tài năng. Ông từng làm quân sư, giúp Lưu Bị đoạt Hán Trung từ tay Tào Tháo. Ông là Pháp Chính, người duy nhất mà Gia Cát Lượng cho rằng có thể ngăn được Lưu Bị đông chinh.

Mưu sĩ ẩn mình dưới trướng Lưu Bị

Pháp Chính [176 – 220], tự Hiếu Trực, là một trong những mưu sĩ hàng đầu của Lưu Bị thời Tam Quốc. Ban đầu Pháp Chính vốn là thuộc hạ dưới trướng của Lưu Chương. Sau khi Lưu Bị vào đất Thục, Pháp Chính về làm mưu sĩ.

Ông đã hiến kế giúp Lưu Bị có được Ích Châu, đồng thời đưa ra liên hoàn kế để quân chủ của mình chiếm được Hán Trung. Pháp Chính trở thành mưu thần được Lưu Bị ưu ái nhất, thậm chí còn cao hơn cả Gia Cát Lượng.

Pháp Chính là mưu sĩ rất được Lưu Bị coi trọng. Ảnh: Sohu

Trong bộ chính sử "Tam Quốc chí", sử gia Trần Thọ cũng khen ngợi về năng lực quân sự của Pháp Chính có thể so sánh với bậc kỳ tài Quách Gia của Tào Nguỵ. "Bàng Thống và Tuân Úc gần như một cặp, Pháp Chính, Trình Dục, Quách Gia cũng tương đương vậy", Trần Thọ bình luận.

Pháp Chính là người giỏi bày mưu với phong cách không đi theo một con đường nhất định, kỳ lạ nhưng lại có thể mang lại hiệu quả bất ngờ.

Trong đó, chiến thắng ở trận Hán Trung khiến tên tuổi và tài năng của Pháp Chính được nhiều người biết đến.

Trong trận Hán Trung [217 – 219], Pháp Chính là quân sư bày mưu hiến kế cho Lưu Bị. Ông đã dùng liên hoàn kế, bao gồm 7 kế sách thông minh để từng bước dụ Tào quân càng đánh càng không thể thoát ra và thậm chí có quân cứu viện thì cũng không thay đổi được gì.

Theo đó, vào cuối năm 218, Lưu Bị cùng Hoàng Trung và Pháp Chính mang đại quân đến tấn công Hán Trung, nhanh chóng lấy được cửa ải Dương Bình. Đến đầu năm 219, nghe theo lời khuyên của Pháp Chính, Lưu Bị dẫn quân vượt qua sông Miện Thuỷ, đóng quân hạ trại tại núi Định Quân để đối đầu với Hạ Hầu Uyên, đồng thời lệnh cho Hoàng Trung dẫn đầu một cánh quân mai phục ở phía sau của đỉnh núi này.

Bấy giờ do không biết là mưu kế, Hạ Hầu Uyên đã mang theo đại quân tới đánh doanh trại của Lưu Bị. Kết quả, do trở tay không kịp, Hạ Hầu Uyên tử trận, quân Tào ở Hán Trung cũng rơi vào tình trạng bất an.

Tào Tháo nghe tin đã dẫn đại quân đến. Tuy nhiên, Triệu Vân sau đó cướp được lương thảo của quân Tào, khiến cục diện trận chiến thay đổi hoàn toàn.

Cuối cùng, Tào Tháo thua trận, đành phải lui quân trở về Hứa Đô mà vẫn luôn cho rằng Lưu Bị không có khả năng thực hiện việc này, tất phải có người bày mưu cho. Khi biết được người này chính là Pháp Chính, Tào Tháo rất muốn có được vị mưu sĩ này nhưng không thể làm được. Ông bày tỏ sự nuối tiếc của bản thân khi nói là có được người tài khắp thiên hạ nhưng duy nhất không thể có được Pháp Chính.

Chiến thắng trận Hán Trung cho thấy nhãn quan chính trị về quân Tào Nguỵ cùng khả năng tính toán hơn người của Pháp Chính đã biến một bậc kỳ tài quân sự như Tào Tháo cũng phải chấp nhận thua cuộc.

Có thể nói Pháp Chính đã lập công lớn cho Lưu Bị, giúp Thục Hán hình thành cục diện phân tranh thiên hạ với Đông Ngô và Tào Nguỵ sau này.

Đến tháng 7 năm 219, Lưu Bị tiến vào Hán Trung, xưng làm Hán Trung Vương, còn Pháp Chính được phong làm Thượng thư lệnh.

Tuy nhiên, đến năm 220, Pháp Chính đột ngột qua đời khiến Lưu Bị vô cùng thương cảm.

Nếu Pháp Chính không mất sớm, việc có được cả Gia Cát Lượng và vị quân sư mưu lược này có thể sẽ giúp Lưu Bị sớm hoàn thành cơ nghiệp, thống nhất thiên hạ. Ảnh: Sohu

Nhiều người nhận định, nếu như Pháp Chính không chết, kết hợp giữa tài mưu lược của ông cùng với sự trợ giúp của Gia Cát Lượng thì có lẽ đã có thể đánh bại được Tào Tháo trong lần Bắc phạt thứ nhất.

Thậm chí, nếu như Pháp Chính không chết sớm thì có lẽ Thục Hán cũng không đại bại ở trận Di Lăng. Theo Tam Quốc diễn nghĩa, sau trận chiến này, chính Gia Cát Lượng cũng thốt lên rằng, nếu như Pháp Chính còn sống thì nhất định có thể khuyên can được Lưu Bị không mang quân đi đánh Ngô, thậm chí cho dù có đi đánh Ngô thì cũng không đến mức đại bại mà quay về.

PV [Theo Pháp luật và Bạn đọc]

Gia Cát Lượng trong Tam quốc diễn nghĩa được La Quán Trung phác họa là vị quân sư kiệt xuất, chiến lược gia tài ba. Thừa tướng Gia Cát Lượng đã lãnh đạo nhà Thục Hán vượt qua nhiều khó khăn, lập công trạng và thưởng phạt công minh. Tuy nhiên, ngoài Khổng Minh Lưu Bị còn có trong tay những vị quân sư kiệt xuất như Pháp Chính, Bàng Thống và Từ Thứ [từng phục vụ Lưu Bị sau về theo Tào Tháo].

Từ Thứ

Từ Thứ.

Từ Thứ có tên tự là Nguyên Trực, người quận Dĩnh Xuyên. Thời trẻ, ông thích học đánh kiếm. Khoảng những năm 190-193, Từ Thứ cùng bạn là Thạch Thao [tức Thạch Quảng Nguyên] đi về phía nam đến Kinh Châu, kết bạn với Gia Cát Lượng và Bàng Thống.

Sau đó Từ Thứ đến Tân Dã [thuộc quận Nam Dương] giúp Lưu Bị - lúc đó đang nương nhờ Châu mục Kinh Châu là Lưu Biểu.

Theo Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, khi Từ Thứ về làm quân sư cho Lưu Bị, lúc này đại quân của Tào Tháo từ Hứa Xương ập tới muốn đánh chiếm 9 quận Kinh Châu. Để đánh 9 quận Kinh Châu thì việc đầu tiên là phải đánh Tân Dã. Mà Lưu Bị lúc này lại đang mượn Tân Dã của Lưu Biểu để đóng quân nên không thể không ra ứng chiến.

Đây cũng chính là lúc mà Từ Thứ được thi triển tài năng, giúp Lưu Bị sau bao năm chinh chiến ngược xuôi đều thất bại, nay mới có ngày được ca khúc khải hoàn khi đánh bại đại tướng Tào Nhân của quân Tào.

Giữa lúc Lưu Bị vẫn còn đang say trong niềm vui của kẻ chiến thắng thì Tào Tháo lập mưu bắt mẹ Từ Thứ, dù Từ mẫu không đồng ý cộng tác nhưng Tào Tháo dùng mưu kế của Trình Dục, bắt chước nét chữ của bà để viết thư dụ Từ Thứ. Từ Thứ không thể không vì chữ hiếu mà quay về phương Bắc.

Trước lúc ra đi, Từ Thứ vì trọng nghĩa, trọng tình với Lưu Bị mà tiến cử Ngoạ Long tiên sinh, tức Gia Cát Lượng cho Lưu Bị. Đây cũng là cội nguồn của điển tích lưu danh muôn thuở: "Ba lần thăm lều cỏ" của Lưu Bị.

Năm 220, Tào Tháo qua đời, Tào Phi lên thay, cướp ngôi Hán Hiến Đế lập ra nhà Tào Ngụy. Từ Thứ được bổ nhiệm là Hữu trung lang tướng và Ngự sử trung thừa.

Khi Gia Cát Lượng mang quân Bắc phạt đánh Tào Ngụy, nghe tin Từ Thứ vẫn phục vụ chính quyền Tào Ngụy đã than thở về việc nước Ngụy có quá nhiều nhân tài trong khi nước Thục thì có quá ít.

Bàng Thống

Bàng Thống [178-214], tự là Sĩ Nguyên, hiệu là Phượng Sồ là mưu sĩ của Lưu Bị thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trong những mưu sĩ bậc nhất của nhà Thục. Tài năng của ông được người đời ca tụng là ngang với cả Gia Cát Lượng. Ông là người góp công lớn trong việc giúp Lưu Bị chiếm đoạt Ích Châu của Lưu Chương.

Bàng Thống thường được người đời sau so sánh là tài năng ngang với Khổng Minh.

Bàng Thống hơn Gia Cát Lượng 3 tuổi. Hai người đã thường xuyên qua lại, trong khi Gia Cát Lượng tỏ ra thận trọng thì Bàng Thống có phần xốc nổi bộc trực, khá tương phản tính cách với nhau. Do Bàng Thống chậm chạp vụng về, nhiều người coi thường ông, nhưng Bàng Đức Công hiểu ông và rất coi trọng.

Lúc đầu, Bàng Thống ở Giang Nam theo Tôn Quyền. Trong trận Xích Bích từng theo kế phản gián của Chu Du hiến kế cho Tào Tháo dùng xích sắt ghép các thuyền lại thành một cụm để tránh cho quân sĩ say sóng nhưng thực chất là khiến thuyền không tản ra được khi bị hỏa công, cháy rụi hết.

Sau trận Xích Bích [208], tướng Đông Ngô là Chu Du mang quân đánh chiếm Giang Lăng, Nam quận từ tay Tào Nhân [209], được Tôn Quyền phong làm Thái thú Nam quận. Bàng Thống vẫn giữ chức Công tào không được Chu Du để ý đến. Sau nhờ Gia Cát Lượng một phen liều mình sang Đông Ngô, thực hiện kế sách "thuận tay bắt dê": Vừa giải toả 'hiểu lầm' giữa Đông Ngô và Lưu Bị để cả hai tiếp tục "liên hợp kháng Tào", vừa tiện thể sang Đông Ngô tìm kiếm hiền tài về phò tá cho Lưu Bị.

Kết cục đúng như mong đợi, sau khi khóc tang Chu Du xong, Khổng Minh gặp được Bàng Thống và trao cho ông một phong thư, mong muốn ông nếu ở đây không được trọng dụng hãy về với Lưu Hoàng Thúc. Quả nhiên, Tôn Quyền vốn là người cẩn thận, thấy Bàng Thống xốc nổi, ngoại hình xấu xí, thì không ưng, nên Thống mới từ biệt Giang Đông để về với Lưu Bị, đúng ý nguyện của Khổng Minh.

Sau này, Bàng Thống về đến Kinh Châu, Lưu Bị cảm khái tài năng của ông nên phong làm Thị trung tòng sự. Ít lâu sau, ông được phong làm Quân sư trung lang tướng, ngang hàng với Khổng Minh. Quả thật, tài năng và trí tuệ của ông không thể bàn cãi.

Bàng Thống có ngoại hình xấu xí.

Trong Tam quốc diễn nghĩa, Bàng Thống được La Quán Trung miêu tả là một người có tướng mạo xấu xí. Tư Mã Huy kể về Bàng Thống như sau: "Nếu được một trong hai người Ngọa Long [tức Khổng Minh] hoặc Phụng Sồ [tức Bàng Thống] thì có thể định hưng được thiên hạ".

Trong trận Lạc Thành, do quá đề cao Gia Cát Lượng, La Quán Trung đã hư cấu sự việc khi viết rằng Khổng Minh đã viết thư cảnh báo cho Bàng Thống. Nhưng do nghĩ rằng Khổng Minh ghen tị mình nên ông đã phớt lờ bức thư đó. Dẫn đến điển tích Bàng Thống vì muốn Lưu Bị "nhân nghĩa" có cớ chiếm Ích Châu nên đã hi sinh thân mình vờ như bị mai phục bởi quân Trương Nhiệm. Ông đã hy sinh ở gò Lạc Phượng, hưởng thọ 36 tuổi. Bàng Thống là một nhân tài hiếm có trong tay Lưu Bị, đáng tiếc là ông chưa kịp cống hiến gì nhiều đã phải hy sinh thân mình vì nghiệp lớn của chủ công.

Pháp Chính

Pháp Chính [176 - 220], tự Hiếu Trực, người huyện Mi, Thiểm Tây ngày nay, ông là người duy nhất lộng quyền giết người mà Khổng Minh không cản, là người duy nhất Khổng Minh cho rằng có thể ngăn được Lưu Bị đông chinh.

Pháp Chính một tài năng quân sự hiếm có.

Những năm đầu thời Kiến An, thiên hạ đói nghèo, Pháp Chính cùng đồng hương Mạnh Đạt cùng vào Thục, đầu quân cho Lưu Chương.

Tuy nhiên, Chương không phải người biết trọng dụng nhân tài, cho nên rất lâu sau Pháp Chính mới "leo" lên được chức Huyện lệnh Tân Đô, sau đó được phong làm Quân nghị hiệu úy.

Về sau, Lưu Bị gặp được Pháp Chính thì "dùng ân đức thu nạp", khiến Pháp Chính cảm thấy Bị xứng đáng là minh chủ "hùng tài đại lược", có thể theo phò tá.

Pháp Chính âm thầm mưu tính cùng Trương Tùng, mang Ích Châu dâng cho Lưu Bị. Pháp Chính là người khuyên Lưu Chương không nên chủ trương cho quân cố thủ trong thành, tạo cơ hội để Lưu Bị dễ dàng chiếm được Ích Châu.

Trong chiến lược của Gia Cát Lượng, Kinh Châu và Ích Châu là hai vị trí quan trọng mà Lưu Bị cần phải kiểm soát nếu muốn đoạt thiên hạ.

Nhờ Pháp Chính, Lưu Bị nhanh chóng bình định Ích Châu, xây dựng mối quan hệ với giới nhà giàu địa phương. Pháp Chính được phong làm Thái thú Thục quân, Dương Vũ tướng quân, trở thành đại thần bên cạnh Lưu Bị.

Năm Kiến An 22 [217], Tào Tháo sau khi dễ dàng hàng phục Trương Lỗ, không tiếp tục xua quân đánh Ích Châu, mà chỉ để lại Hạ Hầu Uyên, Trương Hạp cố thủ Hán Trung.

Pháp Chính lập tức hiến kế lên Lưu Bị, nêu rõ nhận định Tào Ngụy chắc chắn có vấn đề nội bộ, và chỉ ra ý nghĩa của việc đoạt Hán Trung - "Thượng, có thể thảo phạt 'quốc tặc' [chỉ Tào Tháo], tôn vinh Hán thất, chiếm lấy 2 châu Ung - Lương, mở rộng quốc thổ.

Hạ, đoạt được địa bàn 'cốt lõi', phục vụ chiến lược lâu dài".

Lưu Bị rất tán đồng quan điểm của Pháp Chính, bèn dẫn quân đánh Hán Trung.

Năm Kiến An 24 [219], Lưu Bị dẫn quân hạ trại ở Định Quân sơn, đối đầu với tướng Ngụy Hạ Hầu Uyên.

Khi ấy, Hạ Hầu Uyên trấn thủ cứ điểm phía Nam là Tẩu Mã cốc, Trương Cáp trấn thủ cứ điểm phía Đông là Quảng Thạch.

Pháp Chính dùng kế "dương Đông kích Tây", để Lưu Bị lĩnh hơn 10.000 tinh binh phân thành 10 đội, luân phiên tấn công Quảng Thạch trong đêm.

Trương Cáp đối kháng với Lưu Bị, dù không để mất cứ điểm nhưng cũng khó chống cự với đòn "xa luân chiến" của Bị. Cáp cầu viện Hạ Hầu Uyên.

Hạ Hầu Uyên buộc phải chia một nửa lực lượng chi viện cho Trương Cáp, trong khi bản thân tiếp tục cố thủ tuyến nam.

Binh lực của Uyên vừa giảm, Thục quân lập tức tập kích Tẩu Mã cốc, phóng hỏa thiêu Lộc Giác - công sự phòng vệ của Ngụy.

Hạ Hầu Uyên bất đắc dĩ phải lĩnh 400 quân ra cứu hỏa, tu bổ công sự.

Thời điểm này, Pháp Chính "ngắm chuẩn" cơ hội, đề xuất Lưu Bị tổng lực tấn công Uyên.

Lưu Bị lập tức lệnh Hoàng Trung đột kích từ hậu phương. Hạ Hầu Uyên trở tay không kịp, chết dưới tay lão tướng Hoàng Trung.

Thất bại của Hạ Hầu Uyên khiến Tào Ngụy để mất thế chủ động trong chiến dịch Hán Trung vào tay Lưu Bị.

Không lâu sau, Tào Tháo đích thân Tây chinh, nghe tin Pháp Chính là người hiến kế cho Lưu Bị, cảm khái nói - "Ta đã biết Huyền Đức không có khả năng thực hiện việc này, tất phải có người bày mưu hắn".

Chiến sự sau đó, mặc dù binh lực của Tào chiếm ưu thế, nhưng Lưu Bị luôn chọn phương án an toàn, không giao chiến với quân Tào.

Về sau, Tào Tháo bất đắc dĩ phải lui quân, để cho Lưu Bị "thoải mái" chiếm cứ Hán Trung.

Gia Cát Lượng rất xem trọng Pháp Chính.

Năm Kiến An thứ 24 [219], Lưu Bị tự lập làm Hán Trung Vương, phong Pháp Chính làm Thượng thư lệnh, kiêm Hộ quân tướng quân.

Lấy được Hán Trung là một trong những chiến thắng trọng yếu của Thục Hán, giúp Thục hình thành cục diện "tam phân thiên hạ" với Ngô - Ngụy về sau.

Năm 220, Pháp Chính qua đời vì trọng bệnh khi mới 45 tuổi. Cái chết của "đệ nhất quân sư Thục Hán" khiến cho Lưu Bị than khóc nhiều ngày.

Sau khi mất, Pháp Chính được Lưu Bị phong làm Dực Hầu. Ông là vị đại thần duy nhất được truy phong thụy hiệu dưới thời Lưu Bị.

Năm 222, quân Thục Hán thảm bại ở trận Di Lăng, Bị lui về thành Bạch Đế. Gia Cát Lượng đau khổ cảm thán - "Nếu Pháp Hiếu Trực còn, ắt có thể can gián Chủ thượng. Cho dù Đông chinh, cũng không thể thất bại".

[Quốc Tiệp - theo Người Đưa Tin]

Video liên quan

Chủ Đề