Tại sao bóng đá Nam Mỹ phát triển

Nhưng điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên mà bóng đá Nam Mỹ lép vế trong giai đoạn sau của World Cup, bởi đã bốn kỳ liền, người châu Âu đều đoạt cúp dù nhà vô địch trong ba kỳ World Cup vừa qua và cả ở giải đấu năm nay đều là bốn cái tên khác nhau.

Brazil, niềm hy vọng cuối cùng của bóng đá Nam Mỹ tại mùa hè nước Nga cuối cùng cũng phải nối gót Uruguay xách va-li về nước sau hai trận tứ kết đầu tiên. Lần gần nhất mà một đội bóng đến từ Nam Mỹ lên ngôi vô địch World Cup là ở giải đấu năm 2002, khi mà Brazil lần thứ 5 nâng cao chiếc cúp vàng danh giá. Nhưng kể từ đó, bóng đá châu Âu mới là kẻ nắm quyền thống trị ở giải đấu lớn nhất hành tinh, với chuỗi vô địch kéo dài từ mùa hè năm 2006 cho tới hiện tại. Trong ba kỳ World Cup vừa qua, lần lượt Italia [2006], Tây Ban Nha [2010], rồi Đức [2014] thay nhau bước lên bục cao nhất. Cúp vô địch năm nay cũng không thể thoát khỏi tay người châu Âu, với bốn đại diện Pháp, Bỉ, Anh và Croatia đang chuẩn bị bước vào cuộc cạnh tranh cho tấm vé chung kết.

Nếu Anh hoặc Pháp đoạt cúp năm nay, điều đó cũng có nghĩa là cúp vàng trong bốn mùa qua sẽ được luân chuyển trong nội bộ nhóm “ngũ đại gia” của bóng đá châu Âu, bao gồm Tây Ban Nha, Italia, Đức và hai đội bóng trên, nơi mà các đội tuyển quốc gia, giải vô địch quốc nội và thị trường bản quyền phát sóng truyền hình luôn nằm trong tốp đầu của bóng đá thế giới.

Để cạnh tranh được với sự thống trị của bóng đá châu Âu hiện tại là điều không hề đơn giản. [Ảnh: FIFA]

Trong khi đó, bị loại trong tay Bỉ cũng là lần thứ 4 liên tiếp Brazil phải bật bãi khỏi World Cup sau khi nhận thất bại trước các đội bóng châu Âu, trước đó là các thất bại ở vòng loại trực tiếp trong tay Đức ở kỳ World Cup trước, Hà Lan năm 2010 và Pháp năm 2006. Nói rộng ra, trong số 28 đội bóng lọt vào bán kết trong các kỳ World Cup gần đây nhất, chỉ ba trong số đó đến từ Nam Mỹ, còn 25 đội bóng còn lại đều là đại diện châu Âu. Thêm vào đó, không một đội bóng Nam Mỹ nào từng lên ngôi vô địch khi World Cup được tổ chức ở lục địa Già kể từ năm 1958.

Rõ ràng là bóng đá châu Âu đang áp đảo so với các đối thủ Nam Mỹ. Nguyên do vì đâu mà một nền bóng đá luôn sản sinh ra những cầu thủ hàng đầu thế giới lại chưa có được nhiều thành công ở những kỳ World Cup gần đây? Sẽ có nhiều lý giải nhưng trước hết hãy nhìn vào sự thống trị giải đấu cấp câu lạc bộ của bóng đá châu Âu, nơi mà tài chính không là vấn đề và các ông chủ giàu có luôn sẵn sàng móc hầu bao để đưa về đội bóng của mình những cái tên xuất sắc nhất.

Châu Âu sở hữu những CLB giàu có và giàu truyền thống nhất, cũng như kiếm tiền “khủng” từ những hợp đồng phát sóng kếch xù và đặc biệt là có một giải đấu thuộc hàng hấp dẫn nhất hành tinh - Champions League. Vòng quay đều đặn này giúp các đội bóng châu Âu luôn dư dả tiền để đầu tư xây dựng tên tuổi của mình đủ sức hấp dẫn với bất kỳ cầu thủ nào. Chẳng thế mà những chân sút xuất sắc nhất từ mọi châu lục, kể cả Nam Mỹ đều muốn tìm kiếm cơ hội ở đây. Neymar, cầu thủ đắt giá nhất hành tinh cũng không ngoại lệ, khi quyết định rời quê nhà Brazil để sang trời Âu thi đấu cho Barcelona năm 21 tuổi. Làn sóng chảy máu chất xám này cũng phần nào ảnh hưởng đến sức mạnh của bóng đá Nam Mỹ.

Các đội bóng châu Âu ở bán kết giải đấu năm nay đều có lối chơi tập thể gắn kết và hiệu quả. [Ảnh: FIFA]

Bên cạnh đó, ở nhóm “ngũ đại gia” của bóng đá châu Âu, các liên đoàn bóng đá quốc gia và CLB lớn có đủ ngân sách để đầu tư vào các chương trình đào tạo trẻ. Các lò đào tạo như La Masia ở Tây Ban Nha hay Clairefontaine ở Pháp đều đã cho ra lò những tài năng xuất chúng. Thậm chí ngay cả Croatia và Thụy Điển, những đội bóng được xếp hàng “chiếu dưới” cũng đã rất gần với tấm vé vào bán kết World Cup đầu tiên kể từ thập niên 1990. Điều đó cho thấy bóng đá châu Âu đang khá đồng đều và có chiều sâu, không giống như Nam Mỹ, nơi chỉ những tên tuổi như Brazil, Argentina hay Uruguay là thực sự nổi bật.

Nhưng cũng không thể nói đào tạo trẻ ở Nam Mỹ lép vế so với châu Âu. Argentina, Brazil hay Uruguay luôn là cường quốc bóng đá với một loạt các ngôi sao đẳng cấp đã thành danh trong các giải đấu hàng đầu thế giới như Lionel Messi, Neymar, Coutinho, Suarez và Cavani. Nhưng World Cup không phải là trò chơi dành cho một người. Mặc dù tỏa sáng ở cấp độ CLB, rất nhiều ngôi sao khi trở về tuyển quốc gia lại thi đấu mờ nhạt bởi không có được lối chơi gắn kết hay nhận được sự hỗ trợ phù hợp từ các đồng đội như ở CLB. Thực tế trên sân cỏ trong những ngày qua đã chứng minh điều đó.

Brazil, Argentina và Uruguay đã cùng nhau giành chín cúp vàng World Cup về cho Nam Mỹ nhưng đã 12 năm nay chưa có một đội bóng Nam Mỹ nào lọt vào tới chung kết, ngoại trừ ngôi á quân của Argentina trong năm 2014. Nếu muốn thành công trong các giải đấu lớn, không còn cách nào khác các đội bóng Nam Mỹ phải chú trọng hơn nữa đến việc tiếp cận từng trận đấu để có lối chơi phù hợp, cũng như tìm cách giảm bớt lệ thuộc quá mức vào các cá nhân ngôi sao trong đội hình.

TRUNG HƯNG

Không như tưởng tượng của nhiều người, dự trận chung kết Copa America 2011 là hai cái tên: Uruguay và Paraguay. Đội bóng hạng tư World Cup 2010 đã lên ngôi một cách tương đối dễ dàng khi ở trận chung kết họ đánh bại Paraguay tới 3-0. Một kỷ lục mới được xác lập, Uruguay vượt qua Argentina trở thành đội giành nhiều chức vô địch Nam Mỹ nhất: 15 lần.

Nghe qua thì có vẻ hoành tráng, Forlan và các đồng đội đã trở thành những người viết nên trang sử mới cho bóng đá Nam Mỹ, Uruguay trở thành đội bóng vĩ đại nhất trên đấu trường cấp khu vực.

Nhưng đáng tiếc, chiến thắng của họ lại đang đi ngược lại với truyền thống của Nam Mỹ - tấn công, mà thay vào đó là một thể loại bóng đá hoàn toàn khác. Lì lợm, chắc chắn và lúc nào cũng sẵn sàng diệt đối thủ. Các cầu thủ của Uruguay chơi như được lập trình trước dựa trên một nền tảng phòng ngự chắc chắn. Đó là trung vệ kiểu đá tảng, chơi tiểu xảo [Lugano], tiền vệ cần cù và đá kiểu chặt chém [Arevalos Rios], và đặc biệt là các tiền đạo rất tinh ranh, thực dụng [Forlan, Suarez].

Bản thiết kế đó đã giúp họ lần lượt vượt qua những đối thủ mạnh như Argentina, Paraguay và lên ngôi vô địch. Không chỉ ở Copa America lần này, mà ở World Cup 2010 cũng vậy, cỗ máy Uruguay đã đi tới tận bán kết. Lần gần nhất Uruguay chơi thứ bóng đá tấn công đã lùi xa gần hai thập niên, khi họ sở hữu một số 10 kiệt xuất là Enzo Francescoli, người đã đưa đội tuyển này đến hai chức vô địch Copa America 1987 và 1995. Sau đó, khi không còn sản sinh thêm một người dẫn dắt nào nữa, Uruguay xây dựng một “thương hiệu” mới: Đội bóng chơi rắn bậc nhất Nam Mỹ, và vũ khí công kích của họ không phải dựa vào sự sáng tạo như trước kia, mà dựa vào khả năng lóe sáng của các tiền đạo có tư duy rất thực dụng, sau khi bóng được triển khai đến khu vực 30 mét cuối cùng một cách thật đơn giản.

Không chỉ có Uruguay, tất cả những đội bóng Nam Mỹ hiện nay đều hướng theo một bản thiết kế hệt như nhau. Đó là chắc chắn trước khi nghĩ tới sự thăng hoa để ghi bàn giống như những năm trước đây. Argentina, Brazil cũng không ngoại lệ, sơ đồ chiến thuật của họ trông thì có vẻ là cống hiến cho bóng đá tấn công nhưng họ cũng không thể quên “găm” 2 tiền vệ phòng ngự ở giữa sân để sẵn sàng bóp chẹt đối thủ.

Chính cái tư tưởng đó của những nhà cầm quân Nam Mỹ đã khiến cho Copa năm nay không có nhiều bàn thắng. Đặc biệt là những bàn thắng đẹp thường thấy ở giải đấu này. Không có một “Ronaldinho mới” xuất hiện. Không có một đội nào chơi thuyết phục để người ta có thể ngả mũ. Chỉ có những nỗi thất vọng lớn [Brazil, Argentina].

Sự đi ngược lại với truyền thống để tìm kiếm chiến thắng bằng mọi giá đã khiến những đội bóng Nam Mỹ mất đi hình ảnh của họ. Các cầu thủ siêu tấn công ở CLB lại im lặng ở giải đấu cấp đội tuyển. Thay vào đó những người thực dụng đã chiến thắng. Bóng đá đương đại, người ta đã quá nhiều lần chứng minh sự thắng thế của tư duy thực dụng, của bóng đá coi kết quả cuối cùng mới là quan trọng nhất. Nhưng gần đây, nghịch lý đã xuất hiện. Thành công của Tây Ban Nha ở EURO 2008 rồi World Cup 2010, Barca thống trị La Liga và trên bình diện châu Âu cấp CLB đã khẳng định rằng, bóng đá đẹp, vị nghệ thuật vẫn có chỗ đứng, vẫn có cách để giành được vinh quang. Cốt lõi cho cơ hội thành công chính là một tư tưởng xuyên suốt vì cái đẹp, lấy nó làm nòng cốt để xây dựng đội hình.

Nhìn Xe tăng Đức phủ hoa hồng, Tây Ban Nha nhảy múa với tiqui-taca…, các nền bóng đá hùng mạnh của Nam Mỹ có khỏi chạnh lòng?  Bây giờ Brazil đang làm gì cho đội tuyển mới ở tương lai? Argentina gặp khó với dấu hỏi mang tên người xuất sắc nhất thế giới Lionel Messi? Paraguay thì sắt thép hóa đội hình, hỏi rằng bóng đá Nam Mỹ có buồn không?!./.

Nhìn lại trận đấu Peru - Argentina

Trận cầu Peru ở vòng loại World Cup 2018 không có nhân vật quan trọng Lionel Messi góp mặt bên phía Argentina, nhưng diễn biến của nó khá hấp dẫn và có 4 bàn thắng chia đều mỗi đội. Và ngoại trừ trận Paraguay - Colombia kết thúc với tỷ số 0-1, các trận đấu còn lại của khu vực Nam Mỹ đều có từ 3 bàn trở lên.

Peru cầm chân Argentina 2-2

Đôi lúc bóng đá Nam Mỹ có thể đưa tới cho chúng ta một bộ mặt xấu xí hoặc một chân dung tuyệt đẹp, tùy vào từng ngày. Nhưng có một điều không thể phủ nhận, đó là nhịp độ của các trận đấu Nam Mỹ rất cao và tính chất căng thẳng luôn có khả năng lên tới đỉnh điểm ở bất cứ tình huống nào.

So sánh giữa Copa America và Euro trong cùng năm nay. Euro 2016 tất nhiên quy tụ nhiều đội bóng được quan tâm hơn và do đó cảm xúc khán giả cũng nhiều hơn. Tuy nhiên sự khác biệt về mặt chất lượng trận đấu thì như đêm và ngày.

Các đội Nam Mỹ dự Copa America chơi bóng một cách khá quyết liệt và luôn chủ động tấn công, Chile kể cả có dùng đông đảo người kèm để bắt chặt Lionel Messi thì khi tấn công họ vẫn triển khai với một tốc độ rất cao và nhiều pha bóng kỹ thuật. Mà đó là trận chung kết, còn video trận đấu Ecuador – Peru dưới đây cho thấy ngay cả ở vòng bảng, giữa hai đội bóng không được quan tâm nhiều, khán giả vẫn được thỏa mãn.

Video trận đấu Ecuador - Peru ở vòng bảng Copa America 2016

Trong khi đó Euro 2016 chứng kiến nhiều trận đấu phải giải quyết thắng thua trong hiệp phụ hay loạt luân lưu, và ở vòng bảng thể thức thi đấu dành cho 24 đội khiến một số đội tuyển chủ tâm chơi thận trọng để không bị thua [có thể vượt qua vòng bảng khi hòa cả 3 trận, như nhà vô địch Bồ Đào Nha]. Một số trận đấu có tốc độ rất chậm và ít tình huống nguy hiểm.

Nếu nói về tốc độ thì thực tế các cầu thủ châu Âu không thiếu, thậm chí ta có thể thấy các trận đấu ở cấp CLB ở Premier League hay La Liga tốc độ di chuyển của các cầu thủ đều rất nhanh và thời gian xử lý bóng của họ rất ít do bị áp sát mau lẹ. Tuy nhiên đó là về mặt chất lượng cầu thủ, còn về phong cách thi đấu thì những người Nam Mỹ vẫn “chơi tất tay” khi vào trận hơn là các đội châu Âu.

Trung bình có 2,84 bàn thắng/trận được ghi ở Copa America 2016, trong khi ở Euro 2016 là 2,12 bàn/trận

Sự dè chừng chiến thuật thái quá dường như khiến bóng đá châu Âu đặt nặng đòi hỏi không thủng lưới lên đầu rồi mới đến chuyện ghi bàn. Bồ Đào Nha ở Euro thực tế chỉ thắng 2 trận, cả hai chiến thắng [trước Croatia và Pháp] đều đến ở hiệp phụ, còn lại là hòa hoặc sống sót trong loạt sút luân lưu. Đó không phải là điều mà chúng ta trước đây có thể thấy thường xuyên ở các giải đấu lớn.

Do lối sống vùng Địa Trung Hải thuận lợi nên các cầu thủ Nam Mỹ mang ảnh hưởng của mình tới La Liga và chúng ta có thể thấy điều này trong các trận đấu. Không chỉ Barcelona, một đội nhỏ như Rayo Vallecano cũng đá khá hay nếu chúng ta chịu bỏ thời gian ra theo dõi [khi Real Madrid thắng Rayo 10-2 cuối năm 2015, Rayo đã dẫn trước 2-1 sau hơn 10 phút đầu trận].

Trong khi đó bóng đá Anh ít cầu thủ Nam Mỹ hơn và dựa nhiều vào thể lực là chính. Không dễ để xem một trận đấu ở Anh nếu hai đội có ít cầu thủ kỹ thuật, thậm chí ở cấp độ Championship còn tồi tệ hơn Premier League. Các cầu thủ kỹ thuật không dám tới chơi ở Championship vì họ tốn quá nhiều năng lượng vào việc chạy lên chạy xuống do các đội hay dùng bóng dài.

Có thể nói bóng đá Nam Mỹ dễ thưởng thức hơn nhiều so với sản phẩm của bóng đá châu Âu. Nhưng về mặt chiến thuật thì Cựu lục địa vẫn đang vượt trội, thể hiện qua 3 chức vô địch World Cup gần nhất [Italia, TBN, Đức].

Theo Q.D [Khám Phá]

Video liên quan

Chủ Đề