Vì sao mă c tiê u khi ngu dâ y

Sau khi có kết quả xét nghiệm khẳng định COVID-19 âm tính đồng nghĩa với khỏi bệnh, nhiều người vẫn còn các triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức, khó ngủ, khó thở… Đây được gọi là các di chứng hậu COVID-19. Trong đó, mất ngủ hậu COVID-19 là vấn đề nhiều người gặp phải. Vậy vì sao người khỏi COVID-19 có thể phải đối mặt với di chứng này. Cách xử trí thế nào cho hiệu quả?

Việc phục hồi sau COVID-19 vẫn để lại các triệu chứng kéo dài cho bệnh nhân như: Khó thở, ho, tim đập nhanh, đau nhức khớp, mệt mỏi, yếu sức, mất mùi, khó ngủ, mau quên…Trong đó, nhiều người phải đối mặt với tình trạng mất ngủ hậu COVID-19.

Nhiều bệnh nhân bị mất ngủ hậu COVID-19 do có cảm giác lo lắng, cô đơn, thậm chí trầm cảm. Đặc biệt với những người mất đi người thân hoặc người thân sau khi khỏi COVID-19 lại gặp di chứng nặng gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng. Bên cạnh đo là nỗi sợ hãi vì tác động của bệnh, lo lắng về tương lai, khó khăn kinh tế… khiến nhiều người gặp stress, dẫn đến mất ngủ, sụt cân…

2. Mất ngủ hậu COVID-19 diễn ra thế nào?

– Sau khi khỏi COVID-19, sức khỏe người bệnh giảm sút, có thể gặp các vấn đề bất ổn tại nhiều cơ quan trong cơ thể, dẫn đến mất ngủ, khó ngủ.

– Nhiều bệnh nhân có cảm giác lo lắng, trầm cảm sau khi khỏi COVID-19. Nỗi sợ hãi vì bệnh, lo lắng vì khó khăn kinh tế làm tăng thêm stress, dẫn đến mất ngủ.

– Người sau khi khỏi bệnh nếu gặp di chứng có thể cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây tác dụng phụ trong đó có mất ngủ. Nếu dùng thuốc ngủ nhiều có thể gây nghiện thuốc dẫn đến mất ngủ trầm trọng thêm.

Mất ngủ là một trong các di chứng hậu COVID-19

3. Cần làm gì để giảm mất ngủ hậu COVID-19?

Thăm khám sớm sau khi khỏi COVID-19 là cách tốt nhất mà mọi người nên thực hiện để góp phần ngăn chứng mất ngủ cũng như những di chứng khác.

Trên thực tế, COVID-19 có khả năng gây tổn thương lên nhiều cơ quan cùng một lúc với các triệu chứng như:

– Thần kinh: mất mùi, vị kéo dài, bệnh não và đột quỵ…

– Tâm thần: stress, trầm cảm…

– Tim mạch: đau ngực, hồi hộp, viêm cơ tim…

– Phổi: khó thở, ho…

– Da: tình trạng ban đỏ, mề đay…

Bởi vậy, người bệnh dù có triệu chứng nhẹ cũng nên cảnh giác với các di chứng hậu COVID-19, cho dù không phải lúc nào các triệu chứng trên cũng do tác động của căn bệnh này.

Điều cần làm sau khi khỏi COVID-19: Nếu vẫn thấy ho, sốt, khó thở, hoặc có rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi…, cần đi khám để làm các xét nghiệm cần thiết. Từ đó sẽ xác định được các triệu chứng có phải do hậu COVID-19hay không và có hướng xử trí kịp thời, đúng cách.

Hiện nay đã có nhiều phương pháp hỗ trợ phòng tránh COVID-19 cũng như hậu COVID-19 khá hiệu quả, bao gồm vaccine, thuốc uống, phác đồ chữa trị và cách chăm sóc thích hợp. Mặt khác, mọi người cũng đã dần quen với các ảnh hưởng của đại dịch đến cuộc sống hàng ngày nên đã thích nghi hơn, ngày càng biết cách phòng ngừa và xử trí khi mắc bệnh cũng như sau khi đã khỏi.

Một việc cần làm khác là nên dành thời gian thực hiện những điều có lợi cho sức khỏe như: Tập thể dục, học hỏi kiến thức hữu ích để chăm sóc thể chất, tinh thần, cách phòng tránh lây nhiễm COVID-19…

Nên thăm khám sớm sau khi khỏi COVID-19

4. Không nên tự ý dùng và lạm dụng thuốc chống mất ngủ sau khi khỏi COVID-19

Với những người bị stress, trầm cảm nhẹ gây mất ngủ có thể cần dùng thuốc điều trị. Nhưng các thuốc chữa trị tâm lý và tâm thần sau khi COVID-19 nên dùng vừa phải, tránh để bệnh nhân trở nên nghiện thuốc.

Không ít bệnh nhân sau khi hết COVID-19 đã thường xuyên không ngủ được. Sau khi sử dụng các loại thuốc ngủ thông thường vẫn không đỡ. Cuối cùng họ phải dùng thuốc ngủ nặng là những loại có tác dụng phụ bất lợi, có thể gây nghiện.

5. Trị liệu tâm lý

Các trị liệu tâm lý bao gồm trị liệu về giao tiếp, tư vấn, giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ về các triệu chứng COVID-19, các biện pháp hồi phục triệu chứng để giảm bớt lo âu.

Với những người bị căng thẳng, lo lắng và ảnh hưởng đến tâm lý nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và hiểu thêm về cách đối mặt và khắc phục ảnh hưởng của COVID-19.

6. Dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ chống mất ngủ hậu COVID-19

Vấn đề dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi người trong cả thời gian mắc bệnh và sau khi khỏi COVID-19. Chế độ ăn hậu COVID-19 cần đảm bảo các yếu tố:

Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ để lấy lại sức khỏe tốt nhất sau khi khỏi bệnh. Nên bổ sung đủ nước, chất xơ, protein, tinh bột và vitamin để phục hồi tối đa các mô bị tổn thương. Người khỏi bệnh nên bắt đầu chế độ ăn hậu COVID-19 bằng việc chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Thành phần bữa ăn có đủ rau xanh, hoa quả tươi, protein và tinh bột. Nhớ uống nước đầy đủ, có thể uống nước lọc kết hợp nước trái cây để có đủ vitamin.

Khi có một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng với rau củ quả, trái cây tươi, thịt ít chế biến, thì không cần phải uống thêm vitamin hay thuốc bổ. Tuy nhiên cần lưu ý hạn chế ăn đồ ngọt nhiều đường, không uống rượu, hút thuốc lá, tránh uống nhiều cafe hay trà vì có thể gây khó ngủ.

Ngủ không sâu, hay thức giấc giữa đêm không chỉ mang đến sự phiền toái. Đó còn là những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đang có vấn đề. Hãy cùng Prudential tìm hiểu tình trạng giấc ngủ đang cảnh báo gì về sức khỏe của bạn nhé!

Bác sĩ Shanon Makekau, Giám đốc trị liệu của trung tâm Phổi học và Giấc ngủ, cho biết hơn 1/3 người lớn đều trải qua chứng mất ngủ. Trong đó, có đến 10 – 15% người chịu đựng chứng mất ngủ kinh niên, với mức độ từ thấp nhất như cảm giác bồn chồn đến việc quá tỉnh táo vào giờ ngủ và tệ hơn là không thể ngủ suốt đêm.

Nguyên nhân thường thấy của việc này là do bạn “nạp” vào cơ thể quá nhiều cà phê, thuốc lá và stress cũng là một lý do không thể bỏ qua. Thông thường, chứng mất ngủ sẽ biến mất khi bạn hạn chế các chất kích thích, chuẩn bị không gian ngủ sạch sẽ tinh tươm và đã “xả stress” hoàn toàn trước giờ ngủ. Nếu chứng mất ngủ của bạn vẫn kéo dài dù đã thực hiện những cách trên, hãy tìm đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân để sớm chữa trị.

Việc đặt đồng hồ báo thức rồi… tắt chuông để “nướng” thêm nhiều lần nữa không xa lạ với bạn đúng không? Thói quen không tốt này có thể đến từ lý do tâm lý không muốn đối diện với áp lực của ngày mới, hoặc bạn đã quá mệt mỏi với ngày hôm trước.

Theo chuyên gia sức khỏe Alex Tauberg, cơ thể chúng ta luôn có một chiếc đồng hồ sinh học tự nhiên và “ra lệnh” cho cơ thể ngủ và thức đúng giờ. Nếu “cãi lệnh”, bạn sẽ khiến cơ thể rối loạn vì hoạt động không điều độ. Do đó, đừng để những áp lực của một ngày làm việc gây hại cho cơ thể, hãy bỏ qua mọi thứ trước lúc lên giường ngủ và tranh thủ một giấc ngủ trưa ngắn nếu được.

Có khá nhiều lý do khiến bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi sau 8 tiếng ngủ. Chuyên gia giấc ngủ Steven R.Olmos, khuyên bạn nên nhớ lại những gì mình đã ăn vào trước lúc ngủ. Ông cho biết “Ăn ít chất xơ, nhiều chất béo bão hòa hoặc đường khiến cơ thể bị phấn khích và hệ tiêu hóa vẫn phải hoạt động tiêu thụ thức ăn trong khi ngủ. Vì thế, bạn sẽ cảm thấy mệt đừ vì cơ thể đã hoạt động suốt đêm.”

Điều này thường xảy ra khi bạn uống say trước giờ ngủ hoặc những người có thói quen uống rượu cho dễ ngủ. Theo chuyên chuyên gia giấc ngủ Slaughter, bạn không nên uống rượu ít nhất 2 tiếng trước khi ngủ. Chính lượng cồn lưu thông trong máu khiến cơ thể bị tỉnh giấc khi đã “giải rượu” và bạn khó quay trở lại giấc ngủ hơn. Việc này càng gây rối loạn đồng hồ sinh học của bạn một cách nghiêm trọng.

Nếu không phải vì lý do này nhưng bạn vẫn thức giấc giữa đêm, hãy đến gặp thầy thuốc ngay. Ngủ không thẳng giấc có thể khiến cơ thể bạn kiệt sức và ảnh hưởng đến tâm lý.

Không chỉ ngáy, mà các triệu chứng như thở dốc, thở ngắt quãng trong suốt giấc ngủ đồng nghĩa với các vấn đề về hô hấp. Theo bác sĩ Makekau, hô hấp yếu còn dẫn đến chứng buồn ngủ ban ngày, khô và đau cổ họng, đau đầu buổi sáng, trầm cảm và rối loạn trí nhớ. Đối với người bị tăng cân hoặc có gia đình gen “ngủ ngáy”, việc kiểm tra sức khỏe cần được thực hiện càng sớm càng tốt, để chẩn đoán các bệnh về tim và tiểu đường.

Ngay cả trong giấc ngủ, bạn cảm thấy chân bị những cơn ngứa ở chân và trở mình liên tục. Theo bác sĩ Makekau, bạn có thể duỗi thẳng chân, di chuyển để cảm thấy bớt khó chịu. Đôi khi rượu và cà phê buổi tối cũng tạo nên cảm giác này. Hãy tắm nước nóng và mát-xa nhẹ cơ thể để máu huyết lưu thông trước khi ngủ. Ngoài ra, bạn có thể đến gặp bác sĩ dinh dưỡng, vì đây có thể là biểu hiện của việc thiếu Sắt, Vitamin B12 và Folate.

Thông thường, người lớn cần 7 đến 9 tiếng để ngủ mỗi đêm, để cảm thấy khỏe mạnh. Tuy nhiên, bác sĩ Makekau cũng khuyên rằng chất lượng giấc ngủ cũng quan trọng không kém thời lượng giấc ngủ. Thế nên, đừng để bản thân rơi vào tình trạng buồn ngủ triền miên vì giấc ngủ bị gián đoạn. Hãy tạo cho chính mình một không gian thoải mái nhất để bắt đầu giấc ngủ. Hơn thế, bạn quan sát và tập cho mình thư giãn dần từ giấc ngủ REM [lim dim], đến giấc ngủ NREM [không lim dim] để thật sự thư giãn và lấy lại năng lượng.

Thức giấc giữa đêm để đi tiểu có thể do bạn uống quá nhiều nước trước khi ngủ, nhưng cũng không thể loại bỏ các trường hợp liên quan đến sức khỏe. Nếu tình trạng diễn ra thường xuyên, hãy đến gặp bác sĩ, vì đó có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường hoặc phù tuyến tiền liệt.

Bây giờ thì bạn hãy nghĩ lại mình đã gặp phải tình huống nào và quyết định đến gặp bác sĩ nếu cần thiết, càng sớm càng tốt. Chúc bạn luôn có giấc ngủ ngon và tràn đầy năng lượng mỗi ngày!

Video liên quan

Chủ Đề