Tổng bí thư hiện nay là ai

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ban Thường vụ và lãnh đạo tỉnh Hòa Bình - Ảnh: TTXVN

Cùng đi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng.

Tại buổi làm việc, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hòa Bình đã báo cáo với Tổng Bí thư về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay và mục tiêu nhiệm vụ năm 2022 của tỉnh.

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng vì thấy Hòa Bình có nhiều đổi thay, phát triển hết sức sôi động. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư biểu dương và đánh giá cao những thành tích của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã đạt được trong thời gian qua.

Tổng Bí thư nêu rõ, Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ; là địa phương giàu truyền thống yêu nước cách mạng, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc, tiêu biểu nhất là dân tộc Mường với các di sản văn hóa nổi tiếng như Mo Mường, sử thi Đẻ đất đẻ nước... nơi có thủy điện Hòa Bình - một trong những công trình thế kỷ, biểu tượng của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...

Về nhiệm vụ năm 2022, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Tổng Bí thư đề nghị  tỉnh sớm nghiên cứu và cụ thể hóa các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ mà Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của tỉnh.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, công việc quan trọng hàng đầu hiện nay là phải tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế; tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và nhân dân, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, quyết tâm giữ vững thành tích chống dịch của tỉnh trong thời gian qua; tiếp tục phát huy vai trò y tế cơ sở của các tổ COVID cộng đồng, sự vào cuộc ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và phát triển kinh tế-xã hội.

Về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý: "Chăm lo toàn diện hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, phát huy đoàn kết nội bộ, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong nhân dân". Các cấp ủy đảng, không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, xây dựng hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, Kế hoạch số 03-KH/TW của Bộ Chính trị thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; thực hiện nghiêm Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm gắn với việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, phát huy hơn nữa các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và các doanh nghiệp để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, cân đối, hài hòa giữa các địa phương và giữa khu vực đô thị và nông thôn; phát triển công nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và đô thị. Xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng văn minh, hiện đại, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan nông thôn.

Tổng Bí thư cho rằng, cần chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, làm cho giá trị của các di sản văn hóa thấm sâu, lan tỏa trong đời sống xã hội nhằm giáo dục lịch sử, truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng nhân cách con người Hòa Bình phát triển toàn diện. Khai thác, phát huy có hiệu quả di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình gắn với phát triển du lịch, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế, cần tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách dân tộc trên địa bàn, các biện pháp giảm nghèo bền vững, bảo đảm công bằng xã hội; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Tổng Bí thư mong muốn tiếp tục thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội; tăng cường đấu tranh và tổ chức thực hiện có hiệu quả các đợt tấn công trấn áp tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy; quan tâm giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp đất đai, không để phát sinh khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện đông người, vượt cấp, hình thành các điểm nóng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng với những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, phát huy truyền thống cách mạng anh hùng cùng với khát vọng phát triển và quyết tâm mới, khí thế mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình sẽ đoàn kết, chung sức, đồng lòng, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra, xứng đáng trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi công nhân Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam - Ảnh: TTXVN

* Sáng cùng ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, tặng quà, nói chuyện với công nhân lao động Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam.

Đây là doanh nghiệp FDI Nhật Bản có vốn đầu tư 11 triệu USD, có gần 700 công nhân, thu nhập gần 8 triệu đồng/người, nộp ngân sách 10 tỷ đồng/năm. Doanh nghiệp sản xuất thấu kính, dòng thấu kính cao cấp này được xuất đi Nhật Bản, Malaysia, Hongkong [Trung Quốc] và Đức. Doanh nghiệp nghiên cứu và sản xuất thấu kính quang học cao cấp cho camera, các phương tiện tự lái và dùng trong dụng cụ y tế. Hiện doanh nghiệp đang sản xuất 258 loại thấu kính quang học.

Theo TTXVN 


Nhảy đến nội dung

Tóm tắt tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Thứ Ba, 16:46, 23/10/2018

TÓM TẮT TIỂU SỬ ĐỒNG CHÍ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Chức vụ hiện nay: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bí thư Quân uỷ Trung ương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021 thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước. [Ảnh: Phương Hoa/TTXVN]

- Ngày sinh: 14-4-1944.

- Dân tộc: Kinh - Quê quán: xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội - Nơi ở hiện nay: số 5 phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du,  quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. - Thành phần gia đình: bần nông - Nghề nghiệp khi được tuyển dụng: học sinh - Ngày được tuyển dụng làm cán bộ, công chức, viên chức: 05-12-1967 - Ngày vào Đảng: 19-12-1967 Ngày chính thức: 19-12-1968

- Trình độ được đào tạo:

+ Giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp hệ 10 năm + Chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn,  Đại học Tổng hợp Hà Nội [hệ 4 năm] + Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học [chuyên ngành xây dựng Đảng] + Lý luận chính trị: Cao cấp + Ngoại ngữ: Tiếng Nga - Khen thưởng: Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huy chương vì sự nghiệp văn hoá, Huy chương vì sự nghiệp báo chí, Huy chương vì sự nghiệp thế hệ trẻ, Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Tạp chí Lý luận của Đảng",... - Kỷ luật: không - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá VII, VIII, IX, X, XI, XII. - Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá VIII, IX, X, XI, XII; tham gia Thường trực Bộ Chính trị khoá VIII. - Đại biểu Quốc hội các khoá XI, XII, XIII, XIV.

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

1957 - 1963: Học trường Phổ thông cấp II, cấp III Nguyễn Gia Thiều,   Gia Lâm, Hà Nội. 1963 - 1967: Sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 12/1967 - 7/1968: Cán bộ Phòng Tư liệu Tạp chí học tập [nay là Tạp chí Cộng sản]. 7/1968 - 8/1973: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng Tạp chí Cộng sản. Đi thực tập ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây [1971]. Bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản [1969 - 1973]. 8/1973 - 4/1976: Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế - Chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc [nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh], Chi Uỷ viên. 5/1976 - 8/1980: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư chi bộ. 9/1980 - 8/1981: Học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc 9/1981 - 7/1983: Thực tập sinh và bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ [nay là Tiến sĩ] Khoa Xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô. 8/1983 - 2/1989: Phó ban Xây dựng Đảng [10/1983], Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản [9/1987]; Phó Bí thư Đảng uỷ [7/1985 - 12/1988] rồi Bí thư Đảng uỷ Cơ quan Tạp chí Cộng sản [12/1988 - 12/1991]. 3/1989 - 4/1990: Uỷ viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản. 5/1990 - 7/1991: Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.  8/1991 - 8/1996: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. 01/1994 - đến nay: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá VII, VIII, IX, X, XI, XII. 8/1996 - 02/1998: Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội, kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội. 12/1997 - đến nay: Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá VIII, IX, X, XI, XII. 02/1998 - 01/2000: Phụ trách công tác tư tưởng - văn hoá và khoa giáo của Đảng. 8/1999 - 4/2001: Tham gia Thường trực Bộ Chính trị.  3/1998 - 8/2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương [3/1998 - 11/2001]; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng [11/2001 - 8/2006]. 01/2000 - 6/2006: Bí thư Thành uỷ Hà Nội các khoá XII, XIII, XIV. 5/2002 - đến nay: Đại biểu Quốc hội các khoá XI, XII, XIII, XIV. 6/2006 - 7/2011: Chủ tịch Quốc hội khoá XI, XII, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.  01/2011 - đến nay: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, XII, Bí thư Quân uỷ Trung ương.  02/2013 đến nay: Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.  08/2016 - đến nay: Tham gia Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015 - 2020. 10/2018: Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV, được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021./.

VOV.VN -Sáng 23/10, Quốc hội bỏ phiếu kín bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào chức vụ Chủ tịch nước. Kết quả bỏ phiếu sẽ được công bố trong buổi chiều nay

VOV.VN -Sáng 23/10, Quốc hội bỏ phiếu kín bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào chức vụ Chủ tịch nước. Kết quả bỏ phiếu sẽ được công bố trong buổi chiều nay

VOV.VN - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Quốc hội khoá XIV bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước, nhiệm kỳ 2016-2021.

VOV.VN - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Quốc hội khoá XIV bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước, nhiệm kỳ 2016-2021.

VOV.VN - Chiều 23/10, sau khi được bầu giữ chức Chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp.

VOV.VN - Chiều 23/10, sau khi được bầu giữ chức Chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp.

Ngày 23/10/2018, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Tổng Bí thư đã được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Ngày 23/10/2018, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Tổng Bí thư đã được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021.

VOV.VN - Ngày 23/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Quốc hội khoá XIV bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước, nhiệm kỳ 2016-2021.

VOV.VN - Ngày 23/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Quốc hội khoá XIV bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước, nhiệm kỳ 2016-2021.

Video liên quan

Chủ Đề