Vì sao có răng số 8

Răng số 8 là một chiếc răng khá đặc biệt vì nhiều lý do. Như răng này nằm ở vị trí cuối cùng trong hàm răng. Thời gian mọc của răng khôn luôn luôn chậm hơn những răng khác. Thông thường thì răng khôn chỉ mọc ở người trưởng thành lớn hơn 18 tuổi. Răng khôn có tổng cộng 4 chiếc. Bao gồm 2 chiếc ở hàm trên và 2 chiếc ở hàm dưới.

Mỗi người có 4 chiếc răng số 8 nhưng không phải ai cũng mọc đủ hết 4 chiếc răng này

Người trưởng thành có tối đa là 32 chiếc răng vĩnh viễn. Nhưng không phải ai cũng có đủ 32 chiếc vì răng khôn thường không mọc đủ 4 chiếc. Hoặc có khi có người hoàn toàn không mọc chiếc răng khôn nào nên chỉ có 28 chiếc răng vĩnh viễn.

Răng số 8 thuộc nhóm răng cối nên có kích thước to, chắc khỏe, diện tích mặt nhai rộng. Răng khôn hàm trên có 3 chân trong khi đó răng khôn hàm dưới chỉ có 2 chân. Một số trường hợp đặc biệt người ta cũng phát hiện rằng răng số 8 có thêm 1 hoặc 2 chân răng nhiều hơn bình thường. Những trường hợp này gây ra sự khó khăn rất nhiều trong quá trình nhổ đi răng số 8.

❃❃❃ Xem thêm: Mọc răng khôn bị sưng má cần được điều trị như thế nào?

Răng số 8 thuộc nhóm răng cối có kích thước to và nhiều chân răng

Răng khôn là chiếc răng thường xuyên xảy ra những hiện tượng mọc ngang, mọc ngầm, mọc lệch. Nguyên nhân là vì khi răng khôn bắt đầu mọc thì các răng khác đã mọc xong, chiếm hết diện tích xương hàm. Răng khôn không còn đủ chỗ để mọc sẽ tự tìm đường để mọc. Gây ra tình trạng răng mọc lệch, mọc ngang mà rất nhiều người mắc phải.

Răng khôn mọc ngang cũng có thể là do di truyền. Khi xương hàm của ba mẹ có hình dáng nhỏ di truyền lại cho con thì các răng cũng không có đủ diện tích mọc. Làm cho răng mọc ngầm, mọc khấp khểnh, mọc chen chúc lên nhau.

Răng số 8 mọc ngang gây ra rất nhiều những tác động xấu cho cơ thể. Như viêm lợi do sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn quanh răng khôn không được làm vệ sinh sạch sẽ. Viêm lợi có những triệu chứng như sưng tấy, đau nhức, chảy máu, có mủ và đôi khi bị cứng hàm, không thể mở miệng to ra được.

Răng khôn mọc ngang đâm vào răng số 7. Làm răng số 7 bị lung lay và nhiễm trùng. Nếu không xử lý chiếc răng khôn này kịp thời thì cơn đau sẽ lan rộng sang những vùng khác của mặt như má, tai, thái dương, cổ. Người mọc răng khôn thường xuyên có những biểu hiện mệt mỏi, cáu gắt, chán ăn và sốt cao vào ban đêm.

Răng khôn mọc ngang là một bệnh về răng miệng khá nghiêm trọng và phổ biến

Nếu bạn có răng khôn mọc ngang, mọc lệch. Cơ thể khỏe mạnh không bị mắc những chứng bệnh như tiểu đường, ung thư máu, rối loạn đông máu, huyết áp. Thì bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và loại bỏ chiếc răng khôn để tránh những biến chứng xảy ra sau này. Quy trình nhổ răng khôn được thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng.

  • Bước 1: Chụp X quang để thấy được chính xác hướng mọc và cấu trúc của răng khôn. Xác định hình dạng và số chân răng của răng khôn. Thăm khám sức khỏe tổng quát của bạn trước khi đưa ra thời gian thích hợp để nhổ răng.
  • Bước 2: Vệ sinh và sát khuẩn toàn bộ khoang miệng trước khi nhổ răng. Các dụng cụ y tế cũng phải được sát khuẩn để đảm bảo trong quá trình nhổ không bị nhiễm trùng cho vết thương.
  • Bước 3: Gây tê cục bộ tại vị trí răng được nhổ. Đây là bước quan trọng giúp cho bạn không bị đau trong quá trình nhổ răng và sau khi nhổ răng.
  • Bước 4: Tiến hành nhổ răng khôn. Bác sĩ loại bỏ đi thân răng và chân răng khôn bằng nhiều dụng cụ y khoa khác nhau. Nhổ xong răng thì khâu vết thương để chặn được tình trạng xuất huyết của vết thương hở và nhờ có vết khâu nên vết thương cũng nhanh lành hơn.
  • Bước 5: Cầm máu cho bệnh nhân, hướng dẫn bệnh nhân cách ăn uống và làm vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng. Đồng thời hẹn lịch tái khám để kiểm tra lại quá trình hồi phục của vết nhổ răng.

Nhổ răng khôn để bảo vệ cho răng số 7 và tránh những biến chứng sau này

Sưng mộng răng khôn xảy ra khi có phần lợi trùm phủ lên mặt răng. Vô tình tạo thành một túi chứa thức ăn thừa. Khó có thể mà làm vệ sinh được hết phần này. Gây ra tình trạng hôi miệng kéo dài. Phần gò má bị sưng tấy, đau nhức và khó chịu.

Sưng mộng răng khó có thể tự điều trị tại nhà. Nên bạn cần đến phòng nha để được can thiệp y tế. Cũng như uống thuốc để giảm nhanh các cơn đau sưng và tránh được hiện tượng nhiễm trùng răng miệng.

Nhóm răng hàm rất thường hay bị sâu. Răng hàm có vị trí nằm sâu bên trong miệng, khó có thể quan sát kỹ lưỡng. Răng hàm lại là răng phải tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, nghiền nhỏ thức ăn hàng ngày. Nên sâu răng hàm là một bệnh lý không quá khó để bắt gặp.

Răng bị sâu nặng thì hình dáng của thân răng bị ăn sâu nghiêm trọng, không còn cứng chắc. Răng rất dễ bị vỡ, mẻ khi ăn uống. Răng số 8 bị sâu nhẹ có thể hàn trám răng để phục hồi lại hình dáng. Nhưng sâu răng nặng làm viêm tủy thì phải điều trị tủy hoặc nhổ đi răng khôn. Sau đó có thể phục hồi răng bằng trồng răng giả implant.

Hãy nhanh chóng gọi đến số điện thoại 0933 922 025 để được tư vấn miễn phí.

Với phương châm đặt chữ “tâm” lên hàng đầu “Nha Khoa Thanh Tâm” không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần  kiến tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng.

Thông thường khi nhắc đến chiếc răng số 8 này thì hầu như tất cả các bác sĩ nha khoa đều khuyên chúng ta nên nhổ bỏ chiếc răng này đi. Vậy tại sao cần phải nhổ răng số 8? Những biến chứng khi mọc răng số 8 là gì? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau:

Răng số 8 hay dân gian còn gọi với tên là răng khôn và là những chiếc răng cuối cùng mọc trên cung hàm khi chúng ta vào độ tuổi trưởng thành. 

1. Tại sao cần phải nhổ răng số 8?

Như chúng ta đều biết, răng số 8 là chiếc răng mọc cuối cùng nhất trên cùng hàm khi chúng ta đã trưởng thành, mà vào thời điểm này thì các mô và xương hàm đã phát triển toàn diện, trở nên cứng chắc hơn, bên cạnh đó do những chiếc răng đã mọc trước đó gần như đã chiếm hết chỗ trống trên cung hàm nên sẽ làm cho răng số 8 khi mọc lên sẽ khó khăn hơn, và vì không còn khoảng trống để mọc thẳng đúng vị trí thì bắt buộc răng số 8 này sẽ bị mọc kẹt hoặc mọc lệch đi khỏi vị trí đúng của nó.


Các vị trí mọc lệch của răng số 8

Quá trình mọc kẹt này sẽ khiến cho thức ăn dễ dàng bám lại xung quanh ở răng số 8, mà vị trí răng số 8 lại nằm rất sâu bên trong khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn, chúng ta khó có thể làm sạch và dẫn đến các biến chứng bệnh lý khác do mảng bám gây ra.

Bên cạnh đó, khi răng số 8 mọc lệch thì thông thường sẽ có chiều hướng mọc đâm vào răng số 7 bên cạnh, kết hợp với những mảng bám trên răng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng lan sang và gây hư răng số 7.


Răng số 8 mọc lệch gây ảnh hưởng đến răng kề cận

Chính vì những lý do trên mà bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân cần phải nhổ răng khôn số 8 trước khi nó gây ảnh hưởng không tốt đến những răng xung quanh.

2. Những biến chứng khi mọc răng số 8

Khi răng số 8 mọc không đúng vị trí sẽ gây ra những biến chứng như sau:

- Gây ra bệnh viêm nướu:

Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng số 8 còn gây ra viêm nhiễm vùng nướu xung quanh. Đây là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng sưng, đau, hôi miệng và đôi khi cứng khít hàm [bệnh nhân không thể mở miệng to được]. Bệnh viêm nướu này sẽ tái phát nhiều lần chừng nào mà răng khôn còn chưa được chữa trị, và càng ở những lần tái phát sau thì mức độ nguy hiểm càng cao.


Răng khôn khi mọc sẽ gây bệnh viêm nướu

- Gây ra bệnh sâu răng:

Khi răng số 8 mọc đâm ngang vào răng hàm phía trước [răng số 7] tạo thành khe giắt thức ăn và rất khó làm sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển, lỗ sâu sẽ tăng dần về kích thước và phá hỏng cấu trúc của răng số 7, cuối cùng nếu không điều trị được thì phải nhổ bỏ.


Dễ gây ra bệnh sâu răng

- Hủy hoại mô xương và các răng xung quanh:

Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu huỷ, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng. Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó.


Răng số 8 sẽ gây hủy hoại và ảnh hưởng đến mô xương và răng xung quanh

- Gây nguy hiểm đến tính mạng:

Trong một số truờng hợp hiếm khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ ... gây nguy hiểm đến sức khỏe toàn thân thậm chí cả tính mạng.


Răng số 8 khi mọc có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng

Trên đây là những lý do để trả lời cho câu hỏi “tại sao cần phải nhổ răng số 8?” mà các bạn có thể tìm hiểu rõ. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần phải nhổ bỏ, nếu răng số 8 mọc đúng vị trí và không tạo nguy cơ cho các răng kề cận thì không cần phải nhổ bỏ nhé.

Nguồn: Kiến thức nha khoa

Video liên quan

Chủ Đề