Vì sao chủng ta phải tiêm phòng vắc xin đối với một số loại bệnh

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Vắc-xin không chứa: sản phẩm từ thịt lợn, trứng, mủ cao su, sản phẩm từ máu, tế bào vi-rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch. Vắc-xin không chứa mô bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside [modRNA] mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • [4-hydroxybutyl] azanediyl] bis [hexan-6,1-diyl] bis [2- hexyldecanoat]
  • 2 - [[polyetylen glycol] -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung [muối, đường, chất đệm]

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside [modRNA] mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol [PEG] 2000 dimyristoyl glycerol [DMG]
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung [muối, đường, chất đệm]

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin [HBCD]
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

Tiêm chủng vắc xin là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay. Nếu không được tiêm chủng đầy đủ, nguy cơ nhiễm bệnh cao, người bệnh dễ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến các cơ quan nội tạng, tứ chi, mắt…

Vắc xin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, có nguồn gốc từ vi sinh vật [có thể toàn thân, một phần hoặc có cấu trúc tương tự] dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể.

Vắc xin được hoạt động trên cơ chế: khi đưa vắc xin vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận diện vắc xin là một vật thể lạ nên hủy diệt và ghi nhớ chúng. Lần sau, khi một tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ nhận ra ngay lập tức và nhanh chóng tạo kháng thể để chống lại tác nhân đó, giúp cơ thể không bị nhiễm bệnh.

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng cao, vắc xin cần được bảo quản lạnh trong khoảng nhiệt độ từ 2-8 độ C

Có thể phân loại vắc xin dựa trên nguồn gốc cấu thành hoặc hiệu lực miễn dịch [số bệnh mà 1 vắc xin có thể chủng ngừa]. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là phân loại vắc xin dựa trên thành phần cấu thành, bao gồm:

Là vắc xin được sản xuất từ virus, vi khuẩn còn sống nhưng đã được làm cho yếu đi, không có khả năng gây bệnh. Các loại vắc xin sống điển hình bao gồm vắc xin phòng lao [BCG], vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella [MMR], vắc xin phòng thủy đậu… Vắc xin sống mang lại khả năng miễn dịch lâu dài, ít phải tiêm nhắc lại. Tuy nhiên, hạn chế là không phải ai cũng có thể tiêm được vắc xin sống, đặc biệt với những người có hệ miễn dịch yếu, phụ nữ có thai…

Là vắc xin được sản xuất từ các vi sinh vật bị giết bằng hóa chất hoặc bằng nhiệt. Ví dụ như vắc xin phòng cúm, tả, viêm gan siêu vi A… Vắc xin bất hoạt ổn định và an toàn hơn vắc xin sống, tiêm được nhiều đối tượng, song cần phải tiêm nhiều mũi hoặc tiêm nhiều lần mới đảm bảo đủ kháng thể phòng bệnh.

Là vắc xin chỉ tách lấy một phần vỏ chứa kháng nguyên của vi khuẩn hoặc vi rút. Điển hình là các loại vắc xin phòng các bệnh do phế cầu, phòng não mô cầu…

Là vắc xin được sản xuất dựa vào kỹ thuật di truyền và công nghệ gen, ví dụ như vắc xin viêm gan B tái tổ hợp.

Nếu dựa trên hiệu lực miễn dịch, vắc xin có thể được chia thành vắc xin đơn giá [vắc xin phòng 1 bệnh] hoặc vắc xin đa giá [vắc xin phòng được nhiều bệnh trong 1 mũi, như vắc xin sởi – quai bị – rubella, 5in1, 6in1…]

Vắc xin được xem là một phát minh vĩ đại trong lịch sử Y học thế giới. Tiêm chủng vắc xin là một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Khách hàng đến chích ngừa tại Trung tâm tiêm chủng VNVC được khám sàng lọc trước tiêm miễn phí

Nhiều người cho rằng hệ miễn dịch của cơ thể đã đủ để chống lại các tác nhân gây bệnh, không cần thiết phải tiêm vắc xin. Tuy nhiên, điều này không chính xác. Trẻ em và người lớn cần tiêm đầy đủ các loại vắc xin theo phác đồ chủng ngừa vì những lý do dưới đây:

Việt Nam là quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu ẩm ướt quanh năm nên tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, rất dễ phát sinh bệnh dịch.

Hệ thống miễn dịch của nhiều đối tượng thường chưa hoàn chỉnh và sức đề kháng với bệnh cũng kém nên dễ nhiễm bệnh, ví dụ như trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch…

Video đề xuất:

Bệnh truyền nhiễm rất dễ lây trong không gian đông người qua đường hô hấp, hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh qua đường máu, đường quan hệ tình dục, đường từ mẹ sang con.

Một số bệnh lý một khi đã mắc thì không thể hoặc rất khó điều trị dứt điểm [như bệnh viêm gan B], do đó tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

Trong trường hợp tiêm vắc xin mà vẫn bị nhiễm bệnh thì bệnh sẽ nhẹ hơn rất nhiều và ít/không có biến chứng. Trước khi có vắc xin, hàng triệu trẻ em bị tử vong mỗi năm do các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, bại liệt, lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, lao, viêm não…

Từ khi vắc xin xuất hiện, nước ta đã bảo vệ được hơn 3 triệu trẻ em và phụ nữ có thai hằng năm khỏi gần 30 bệnh lý nguy hiểm; thanh toán được bệnh thủy đậu từ năm 1979, bệnh bại liệt từ năm 2000, bệnh uốn ván sơ sinh từ năm 2005; tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm cho các chi phí chăm sóc y tế. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo, tất cả trẻ em và người lớn nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo lịch chủng ngừa để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và toàn xã hội.

Vắc-xin giúp bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi các bệnh truyền nhiễm cao có nguy cơ gây tử vong. Dưới đây là danh sách các loại vắc-xin được hầu hết các chính phủ và bác sĩ khuyên dùng để bảo vệ trẻ em và người dân khỏi dịch bệnh.

Lao [BCG] Lao

Lao [còn gọi là TB] là một bệnh lý do vi trùng gây ra. Vi trùng thường tấn công phổi, phần lớn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy bệnh lao phổi thường gặp nhất, nhưng bạn cũng có thể mắc bệnh lao ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể [ví dụ như não]. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, lao phổi có thể gây ra biến chứng hoặc dẫn đến tử vong.

Một khi đã bị lây nhiễm, bệnh lao rất khó điều trị. Điều trị thường kéo dài và không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Viêm gan B Viêm gan B Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do một loại siêu vi khuẩn lây lan qua đường máu và tình dục. Khi mắc bệnh từ thuở nhỏ, người bệnh phần lớn không có triệu chứng nào trong nhiều thập kỉ. Viêm gan B có thể đẫn đến xơ gan và ung thư gan sau này.
Bại liệt Bại liệt Bệnh bại liệt là một bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hoá do virus gây nên. Virus Polio có thể gây bại liệt 1 trong 200 người bị nhiễm. Trong các ca nhiễm bệnh đó, 5 – 10% người bệnh chết khi cơ hô hấp của họ bị tê liệt. Không có cách nào để chữa bệnh bại liệt một khi tình trạng tê liệt xảy ra, chỉ có thể điều trị để giảm bớt các triệu chứng.
DPT [Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván] Bạch hầu Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, thường xảy ra ở niêm mạc của mũi và họng, khiến trẻ khó thở hoặc nuốt. Các trường hợp nghiêm trọng có thể gây tổn thương tim, thận và/hoặc thần kinh.
DTP [Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván] Uốn ván Uốn ván là chứng bệnh làm co giật căng cứng các bắp thịt. Uốn ván có thể khiến cổ và hàm của trẻ bị cứng lại, gây ra tình trạng khó mở miệng, khó nuốt [khi bú] hoặc khó thở. Ngay cả khi được điều trị, uốn ván vẫn thường gây tử vong.
DPT [Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván] Ho gà Ho gà gây ra những cơn ho có thể kéo dài hàng tuần. Trong một số trường hợp, ho gà có thể dẫn đến tình trạng khó thở, viêm phổi, và tử vong.
Hib Các bệnh phế cầu khuẩn Hib là một loại vi khuẩn gây viêm phổi, viêm màng não và những bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng khác chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Phế cầu

khuẩn

Pneumococcal diseases

Các bệnh phế cầu khuẩn bao gồm những bệnh nghiêm trọng như viêm màng não và viêm phổi đến những bệnh nhẹ hơn nhưng phổ biến hơn như viêm xoang và viêm tai.

Các bệnh phế cầu khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây bệnh và tử vong trên thế giới, đặc biệt là ở trẻ em dưới 2 tuổi.

Virus Rota Virus Rota Virus Rota gây tiêu chảy nặng và nôn, dẫn đến mất nước, mất cân bằng điện giải và sốc ở trẻ nhỏ, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị ngay, đặc biệt là không được bù nước ngay.
Vắc-xin Sởi, Quai bị và Rubella Bệnh sởi Sởi là bệnh có tính lây nhiễm nhanh với các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, nổi hạt trắng phía trong miệng, phát ban trên da. Bệnh nặng có thể gây mù lòa, viêm não và tử vong.
Vắc-xin Sởi, Quai bị và Rubella Quai bị Quai bị có thể gây ra đau đầu, khó chịu, sốt và viêm tuyến nước bọt. Biến chứng của quai bị có thể dẫn đến viêm màng não, viêm tinh hoàn và điếc.
Vắc-xin Sởi, Quai bị và Rubella Rubella Nhiễm Rubella ở trẻ nhỏ và người lớn thường nhẹ, nhưng ở phụ nữ mang thai có thể gây sảy thai, phôi thai chết, tử vong trẻ sơ sinh hay dị tật bẩm sinh
HPV Virus papillomavirus ở người [HPV] Virus papillomavirus ở người thường không có triệu chứng, nhưng một số loại có thể gây ra ung thư tử cung – loại ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ. Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung [99%] là do nhiễm trùng HPV sinh dục gây ra. HPV cũng có thể gây ra mụn rộp ở cả nam và nữ giới, cũng như làm ung thư những bộ phận khác trong cơ thể.

Để biết được lịch tiêm chủng khuyến cáo nên thực hành ở quốc gia của bạn, hãy hỏi bác sỹ, trung tâm y tế hoặc Bộ Y tế.

>> Tìm hiểu thêm về chương trình tiêm chủng

>> Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới

Video liên quan

Chủ Đề