Bis tên đường là gì

 Thời gian gần đây, lừa đảo tài chính có dấu hiệu tăng mạnh, lan đến tận vùng quê, nơi người dân ít hiểu biết về các thủ đoạn lừa đảo tài chính vốn rất phức tạp, để lại hệ lụy rất lớn cho nhiều gia đình, xã hội. Ảnh: Nạn nhân cung cấp - một buổi "tập huấn" cho các nhà đầu tư tham gia.

Chỉ cần lên mạng “seach” cụm từ đầu tư tài chính Forex, trong vòng chưa đến nửa giây, đã có hàng trăm nghìn kết quả cho khách hàng lựa chọn. Chính vì thế, hàng nghìn nhà đầu tư đã mắc bẫy, đặc biệt là với mô hình Forex đa cấp Ponzi [lấy tiền người sau trả cho người trước] để rồi mất cả chì lẫn chài.

Theo đó, khoản tiền đầu tư của người đến sau sẽ được dùng để trả cho các khoản hứa hẹn về lợi nhuận đặc biệt cho các nhà đầu tư trước đó. Chu kỳ này diễn ra liên tục cho đến khi nó sụp đổ và kẻ lừa đảo biến mất với tiền của mọi người. Đáng chú ý, thay vì chỉ “đánh” vào đô thị, thời gian gần đây, lừa đảo tài chính có dấu hiệu tăng mạnh, lan đến tận vùng quê, nơi người dân ít hiểu biết về các thủ đoạn lừa đảo tài chính vốn rất phức tạp, để lại hệ lụy rất lớn cho nhiều gia đình, xã hội.

Mới đây, lãnh đạo cả hai bộ Tài chính, Công thương đều đã lên tiếng cảnh báo mạnh mẽ về nguy cơ rủi ro về tài sản và pháp lý từ mô hình các sàn đầu tư tài chính lãi suất cao theo mô hình đa cấp đang được quảng bá, lôi kéo người dân.

Những lời mời chào “mật ngọt”

Thế nhưng, dường như tình trạng thị trường đang “loạn” đầu tư ngoại hối đa cấp, lại là “thời cơ” thuận lợi để một loại hình đầu tư đa cấp mới xuất hiện có tên Broker Investment S.R.O [hay BIS], mô hình này được giới thiệu là hệ thống thanh lý chia sẻ đầu tiên trên thế giới, BIS cho phép các nhà đầu tư có thể kiếm được từ thị trường ngoại hối [Forex] có khối lượng giao dịch hàng ngày trị giá 6.000 tỷ USD. Và những lời mời chào khiến các nhà đầu tư sẽ “đổ gục” là BIS có thể kiềm chế các nhà đầu tư khỏi thua lỗ trong thị trường đầy biến động hiện nay.

Nhóm các "chuyên gia tài chính" trẻ tuổi thường xuyên đứng "zoom" để đào tạo và mời nhà đầu tư tham gia vào dự án BIS. Ảnh: Nạn nhân cung cấp

Gửi đơn tố cáo tới Diễn đàn Doanh nghiệp, chị N.T.H.G ở huyện Sóc Sơn [Hà Nội] cho biết, chị được một nhóm đối tượng mời tham gia vào dự án có tên là Bis, theo giới thiệu thì chị G chỉ cần bỏ tiền vào đầu tư và ủy thác cho các “chuyên gia tài chính” của nhóm, cam kết sẽ có lợi nhuận cao, đầu tư "bách phát bách đúng", thậm chí là “bao lỗ”…

Theo chị G, nếu đầu tư dưới 5.000USD thì lợi nhuận nhà đầu tư được hưởng sẽ là 50/50, nghĩa là nhà đầu tư được hưởng 50%, khoản còn lại là trả cho hệ thống. Còn nếu đầu tư trên 5.000USD thì lợi nhuận nhà đầu tư được hưởng cao hơn, sẽ 60/40.

Tin lời đường mật, chị đã chuyển trực tiếp 118.000.000đ [tương đương 5.005 USD] cho một đối tượng trong nhóm này có tên là Hiền, số điện thoại 0988066xxx.

“Khi chúng tôi chuyển tiền thì mọi thứ diễn ra không đúng thỏa thuận, họ đổ lỗi cho hệ thống ở nước ngoài nên không rút được tiền lãi và cũng không chịu trả luôn cả tiền gốc. Thậm chí họ còn yêu cầu chúng tôi phải nộp thêm số tiền như 300USD, 500USD thì mới có thể nhanh được rút lãi”, chị G chia sẻ.

Tương tự, chị H.T.B.H ở huyện Mê Linh [Hà Nội] đã rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng được 37.000.000đ để chuyển cho một đối tượng có tên Đào Văn Quang [đối tượng này thuộc nhóm dưới của Hiền - PV]. Tuy nhiên, tiền lãi thì không thấy đâu nhưng nguy cơ mất cả “gốc” thì đã rõ, bởi theo chị H thì hiện nay không thể liên lạc được với các “chuyên gia tài chính” này!

Chính sách hoa hồng dành cho các nhà đầu tư tham gia vào dự án BIS. Ảnh: Nạn nhân cung cấp

Thông tin với phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp, các nạn nhân cho biết, dù không hợp đồng, không cam kết chắc chắn, nhưng nghe những lời “mật ngọt” khi có lợi nhuận cao nên rất nhiều người đã tham gia đầu tư vào BIS. Điều đáng nói, hiện nay, hầu hết tất cả các “nhà đầu tư” đều đang ở hoàn cảnh tương tự như chị G và chị H. Người mất ít thì từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.

Cũng theo các nạn nhân, đối tượng đứng đầu nhóm này có tên là Lê Hồng Minh, số điện thoại 0394841xxx, được giới thiệu là cố vấn tài chính cá nhân, doanh nghiệp, chuyên gia đào tạo, huấn luyện tư duy lãnh đạo, người có kinh nghiệm 6 năm trong lĩnh vực tư vấn và đầu tư tài chính công nghệ 4.0.

Ngoài ra còn một số người thường đứng ra “zoom” và nhận tiền trực tiếp của người đầu tư là ông Phùng Đại Hải [sinh năm 1992] số điện thoại 0385898xxx,  ông Phạm Gia [tên thật là Đương] cũng được giới thiệu là chuyên gia tài chính công nghệ 4.0, một chuyên gia có kinh nghiệm 8 năm về đào tạo, huấn luyện bán hàng, lãnh đạo, được mệnh danh là người truyền lửa.

“Những đối tượng này chuyên đi khắp các khu vực để lôi kéo nhà đầu tư vào dự án trên”, nội dung đơn tố cáo của các nạn nhân nêu rõ.

Để tìm hiểu rõ hơn về mô hình đầu tư này, phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp đã nhiều lần liên hệ tới các “chuyên gia tài chính” theo số điện thoại các nạn nhân đã cung cấp, tuy nhiên, tất cả đều không bắt máy.

Nhận diện đầu tư lừa đảo

Theo ông Nguyễn Duy Phương - Giám đốc phân tích cao cấp quỹ đầu tư DG Investment - dù biến tướng cỡ nào, bất kể dùng loại công nghệ gì để vận hành mô hình Ponzi [ở bất cứ các phiên bản], việc nhận diện các hình thức lừa đảo tài chính, Ponzi không hề khó.

Đó là những lời hứa trả lợi nhuận cực cao, vài phần trăm đến vài chục, vài trăm phần trăm không phải một năm mà một tháng, thậm chí là trong… một tuần. Các mô hình ủy thác cho sàn, cho dự án, cho “chuyên gia” được các dự án lừa đảo dựng lên. Họ nói nếu bạn không có khả năng đầu tư, hãy gửi cho họ và họ có chuyên gia đầu tư "bách phát bách đúng", bao lỗ. Đến khi số tiền nhận đủ nhiều, dĩ nhiên sàn tuyên bố… phá sản, và đối tượng ôm tiền bỏ chạy.

Ngoài ra, một số hình thức lừa đảo bằng cách hứa hẹn trả lãi cao, nhưng không phải bằng tiền mặt. Họ sẽ phát hành một dạng chứng khoán của dự án [hoặc công ty] hay một loại token, tiền điện tử cho người tham gia, dù nhà đầu tư phải tham gia bằng tiền thật. Số tiền hoặc chứng khoán này sẽ không rút được hoặc chỉ được giao dịch trên sàn nội bộ do chính chủ dự án đặt ra. Nghĩa là tiền lời đó chỉ có trên… giấy. Bao giờ thời gian đầu, việc trả tiền lời cũng được thực hiện như cam kết.

Ví dụ, nhà đầu tư nộp 100 triệu đồng được hứa trả 10%/tháng, sau đó chủ sàn sẽ trả lãi đều đặn 6-7 tháng trước khi biến mất. Trong thời gian này, nhà đầu tư sau khi nhận tiền tươi sẽ có niềm tin để quảng cáo, chiêu dụ thêm bạn bè, người thân vào hệ thống của họ một cách vô thức. Các đối tượng cũng bao lỗ, bao cháy tài khoản, dù thực tế chưa nhà đầu tư nào được đền bù vì cháy tài khoản.

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin!

Đánh giá của bạn:

Nguyên tắc 4: Số nhà được đánh từ phía bờ sông, tăng dần về phía đồng bằng. Ví dụ, số nhà ở đường Nguyễn Huệ [Sài Gòn] bắt đầu từ phía bến Bạch Đằng và tăng dần về hướng chợ Bến Thành.

Trên đây là 4 nguyên tắc cơ bản về việc đánh số nhà ở bất kì con đường nào ở nước ta, dĩ nhiên là vẫn có những loại lệ, nhưng một khi hiểu những nguyên tắc này, việc tìm địa chỉ một nơi nào đó trên một con đường sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Mình ví dụ nhé:

Đề bài: cuhiep rủ rê: Trưa nay đi ăn ở quán bê thui số 35/7 đường Cửu Long, quận Tân Bình nhé!

Giải: Chúng ta biết là hướng đi chính để tới Cửu Long là đường Trường Sơn [hướng sân bay TSN]. Khi quẹo phải vô đường Cửu Long, ta có số nhà [hoặc hẻm] 35 sẽ nằm bên tay trái đường, số nhà /7 cũng nằm bên trái đường vì là số lẻ. Như vậy khi tìm địa chỉ chỉ cần nhìn bên trái, không cần mất công dò bên tay phải.

Bài 2: Tới cafe Tinh Tế số 436/2G hoặc 390/7 đường 3/2 Phường 12 Quận 10.

Đường 3/2 được đánh số theo nguyên tắc 1 và nguyên tắc 2: Số nhà tăng dần từ phía nội thành ra phía ngoại ô, tức là từ hướng CMT8 về phía Hồng Bàng, và số chẵn bên tay phải, số lẻ bên tay trái. Cách 1: Nếu đi từ hướng CMT8 thì hẻm 436 nằm bên tay phải, tới nơi chúng ta quẹo phải vô hẻm 436, số nhà 2G chắc chắn nằm bên tay phải vì là số chẵn.

Cách 2: Đi từ hướng Nguyễn Tri Phương lên, thì số hẻm 390 [là số chẵn] sẽ nằm bên tay trái, quẹo trái vô hẻm 390, số nhà 390/7 chắc chắn nằm bên tay trái vì là số lẻ.

Địa chỉ thể hiện dưới tên gọi là đường phố thì đơn giản hơn rất nhiều so với những địa chỉ khác. Địa chỉ là ngõ ngách hiểu như thế cho đúng là vấn đề mà nhiều người cũng đang thắc mắc. Việc đọc địa chỉ nhà có thể đơn giản với những người đã và đang sống ở khu vực đô thị nhưng những người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa thì không phải là điều đơn giản. 

Cách đọc địa chỉ nhà, nguyên tắc đánh số hẻm, số nhà và cách ghi chuẩn theo quy định tại Quyết định 05/2006/QĐ-BXD ban hành về việc quy chế đánh số và gắn biển số nhà do Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ban hành.

1. Địa chỉ là gì?

Địa chỉ là tập hợp các thông tin nhằm miêu tả vị trí của một tòa nhà, một căn hộ, hay một cấu trúc hoặc một diện tích đất nào đó. Tùy khu vực thành thị hay nông thôn mà địa chỉ được ghi bằng số nhà, ngõ, ngách, tên phố của thị xã, thành phố; hoặc tên xóm, thôn, huyện, tỉnh để các cá nhân, tổ chức khác tiện giao dịch bằng các hình thức khác nhau với cá nhân, tổ chức có địa chỉ.

2. Cách đọc địa chỉ nhà:

Theo quy định tại Quyết định 05/2006/QĐ-BXD ban hành về việc quy chế đánh số và gắn biển số nhà do Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ban hành. Địa chỉ là tổng hợp các thông tin, nhằm mục đích xác định vị trí của một căn nhà, một căn hộ, một thửa đất nào đó. Địa chỉ thường sử dụng đơn vị hành chính và tên phố để miêu tả, cùng với các thông tin đi kèm khác như số nhà, số căn hộ, biệt thự.

Đọc địa chỉ ở nước ta thường gắn liền với địa giới hành chính. Địa chỉ gồm có 2 phần cơ bản phần số nhà, tên đường hoặc thôn, ấp và phần còn lại theo địa giới hành chính. Phần đầu tiên chỉ gồm số nhà và tên đường hoặc phố, ví dụ: số 529 phố Bạch Mai.

Đây là cách gọi cơ bản và phổ biến nhất hiện nay. Trường hợp không có số nhà và đường phố, thì kèm theo đội hoặc xóm, thôn, ví dụ: Đội 1 thôn Đông hoặc ấp 1. Điều đó sẽ dẫn đến hiện tượng có nhiều hộ gia đình, cá nhân có cùng 1 địa chỉ, đặc biệt là khu vực nông thôn, tưởng chừng như đây là điều khó khăn, vướng mắc khi đi tìm nhà nhưng tính cộng đồng và tính tự trị của văn hóa làng xã Việt Nam thì đa phần người dân đều biết nhau nên chỉ cần biết tên chủ hộ là sẽ có người xác định được địa chỉ nhà.

Phần còn lại sẽ theo địa giới hành chính tương ứng với 3 cấp quản lý hành chính là tên cấp xã: xã, phường, thị trấn; cấp huyện: huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; cấp tỉnh: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Khi đọc địa chỉ trong nước thì thường không kèm theo tên nước, trừ trường hợp có yếu tố nước ngoài. Theo nguyên tắc chung khi đọc địa chỉ nhà, giới thiệu địa chỉ nhà ở, địa chỉ các cơ quan tổ chức chúng ta đọc hoặc viết lần lượt từ chi tiết đến tổng thể.

Đối với khu vực đô thị đọc theo thứ tự số nhà, số hẻm, số ngách, số ngõ, tên đường, tên phố, tên phường xã thị trấn, tên quận huyện thị xã thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Đối với khu nhà ở chung cư thì đọc theo thứ tự số phòng, số tầng, tên tòa nhà, tên khu chung cư hoặc khu đô thị hoặc khu nhà ở, số ngõ, tên đường, tên phố, tên phường xã thị trấn, tên quận huyện thị xã thành phố trực thuộc tỉnh. Đối với khu vực nông thôn sẽ là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Người đọc địa chỉ nhà ví dụ: số xx, ngách abc/xyz, đường a, phố b…vv.. hoặc số xx/abc/xyz đường a…vv.. hoặc số xx, ngõ abc, ngách xyz/zyx. Nhữnng cá nhân để tìm một địa chỉ thì phải tìm ngược lại cách đọc tức là phải tìm đường sau đó tìm đến ngõ hay ngách, nếu ngách có hẻm thì tìm đến số hẻm rồi mới tìm số nhà. Thông thường, sổ hộ khẩu sẽ là giấy tờ pháp lý chính xác khi tìm địa chỉ nhà làm căn cứ.

Ví dụ về một số cách đọc địa chỉ như sau:

Xem thêm: Nguyên tắc đánh số nhà mặt đường, mặt phố, tên ngõ, ngách, hẻm

– Số nhà 89, phố Tô Vĩnh Diễn, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Số nhà 18, ngõ 164, phố Vương Thừa Vũ, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Phòng số 610, tầng 6, tòa nhà A6, ngõ 15, phố Ngọc Hồi, khu nhà ở học sinh – sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp, khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

– Thôn sú 2, xã Lâm Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

2. Nguyên tắc đánh số hẻm, số nhà và cách ghi chuẩn:

Đánh số nhà là việc áp dụng các nguyên tắc quy ước thống nhất để xác định số nhà một cách cố định. Gắn biển số nhà là cơ quan chuyên môn xác định vị trí lắp đặt biển số nhà để gắn bằng cách dán, lắp, treo biển số nhà theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Quyết định 05/2006/QĐ-BXD ban hành về việc quy chế đánh số và gắn biển số nhà do Bộ trưởng Bộ Xây Dựng ban hành ngày 08 tháng 03 năm 2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 4 năm 2006.

Theo quy định tại Chương 2 quy định nguyên tắc đánh số nhà, tại mục I nguyên tắc đánh số nhà, số căn hộ, Điều 4 quy định nguyên tắc đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách. Việc đánh số nhà mặt đường hoặc nhà trong ngõ sử dụng các số 1, 2, 3, 4… n theo lần lượt từ nhỏ đến vô tận. Dãy nhà bên trái sẽ gắn số lẻ tức là số nhà có số tự nhiên cuối cùng mang các số 1, 3, 5, 7, 9, còn bên phải số chẵn sẽ là các số tự nhiên có tận cùng là các số 2, 4, 6, 8, 0.

Về hướng, chiều đánh số nhà từ số nhỏ đến số lớn cho đến hết phố, đường hoặc theo địa giới quản lý hành chính sẽ thực hiện từ hướng Bắc xuống hướng Nam tức là theo chiều dọc của bản đồ, từ Đông sang Tây theo chiều ngang của bản đồ. Trường hợp còn lại sẽ từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc. Trong trường hợp ngõ chỉ có một đầu thông ra đường hoặc ngõ cụt thì số nhà sẽ đánh từ đầu nhà tiếp giáp với đường cái đường chính cho đến sâu vào trong.

Chiều từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố mà ngõ mang tên đến cuối ngõ bên kia. Trường hợp ngách cụt hoặc hẻm cụt cũng tương tự gắn biển số nhà lấy theo số nhà mặt đường nằm kề ngay trước đầu ngõ hoặc ngách đó. Theo quy định tại Chương 3, quy định về gắn biển số nhà có quy định về gắn biển số nhà tại đường, phố, ngõ, ngách theo quy định Điều 10 theo quy định tại Quyết định 05/2006/QĐ-BXD.

Xem thêm: Chỉ số giá xây dựng là gì? Hướng dẫn xác định chỉ số giá xây dựng?

Theo đó, mỗi một căn nhà trên đường, hoặc từng nhà trong ngõ thì sẽ được gắn 1 biển số nhà. Trong trường hợp một ngôi nhà có nhiều mặt tiền khác nhau tại nhiều hướng đi khác nhau thì sẽ gắn ở cửa chính. Trường hợp cửa chính có mặt tiền cả tại các 2 nhánh đường hoặc phố thì ưu tiên đường, phố, ngõ lớn hơn.

Biển số nhà được gắn trên tường gần sát với cửa ra vào, cố định và chắc chắn. Nếu những căn nhà có hàng rào bao bọc gần sát với vỉa hè hoặc lòng đường, hè phố thì sẽ gắn gọn gàng và phù hợp lên cột trụ cổng theo chiều bên tay trái khi bước vào nhà với độ cao là từ 2 mét. Điều 15 hướng dẫn xử lý tồn tại về đánh số và gắn biển số nhà theo quy định áp dụng những khu vực mới xây dựng.

Đối với những khu vực cũ trước đây thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ có những văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể phù hợp với điều kiện lịch sử, địa bàn của đơn vị hành chính quản lý theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD ban hành về việc quy chế đánh số và gắn biển số nhà.

3. Tư vấn cách đọc và ghi số nhà chính xác:

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho em hỏi: Chẳng hạn hẻm của mình là 116 và số nhà của mình là 3. Vậy đúng quy định là 116/3 hay là 3/116. Vì ở thành phố thì em đều thấy để là 116/3. Nhưng sao ở quê thì rất nhiều chỗ để 3/116 [số nhà trước]. Luật sư có thể giải thích giúp em vấn đề này được không. Hay là cái này thích đặt sao thì đặt tùy địa phương sắp xếp, quản lý.

Luât sư tư vấn:

Căn cứ Điều 4 Quyết định 05/2006/QĐ-BXD quy định về nguyên tắc đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách:

“1. Đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách được sử dụng dãy số tự nhiên [1, 2, 3…, n] với thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo chiều quy định tại khoản 2 Điều này. Nhà bên trái lấy số lẻ [1, 3, 5, 7…], nhà bên phải lấy số chẵn [2, 4, 6, 8…].

Xem thêm: Mẫu giấy chứng nhận số nhà và mẫu đơn xin xác nhận số nhà

2. Chiều đánh số nhà

a] Chiều đánh số nhà được thực hiện theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc;

b] Trường hợp ngõ chỉ có một đầu thông ra đường, phố thì lấy chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố đến nhà cuối ngõ. Trường hợp ngõ đặt tên theo đường, phố và ngõ thông ra đường, phố cả hai phía, thì lấy chiều từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố mà ngõ mang tên đến cuối ngõ bên kia.

Trường hợp ngách chỉ có một đầu thông ra ngõ thì chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngách sát với ngõ đến nhà cuối ngách;

c] Đối với ngõ hoặc ngách chưa có tên thì chiều đánh số được áp dụng theo nguyên tắc quy định tại điểm b khoản này và tên ngõ hoặc ngách được lấy theo số nhà mặt đường nằm kề ngay trước đầu ngõ hoặc ngách đó.”

Căn cứ Mục IV Thông tư 36/2006/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP quy định tên gọi ngõ [kiệt], ngách [hẻm] như sau:

– Từ “ngõ”, “kiệt”, “ngách”, “hẻm” được sử dụng theo ngôn ngữ của địa phương, nên từng đô thị có thể sử dụng các từ đó theo cách gọi của địa phương mình.

Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568

Xem thêm: Nguyên tắc cách đánh số tầng, số căn hộ của nhà chung cư

– Đầu đường, đầu phố là nơi bắt đầu từ số nhà nhỏ nhất.

– Không đặt tên ngõ, ngách. Ngõ được gọi theo biển số nhà nhỏ giữa hai số nhà đầu ngõ, kèm theo tên đường hoặc phố.

Ví dụ: Ngõ ở giữa số nhà 99 và 101 phố Nguyễn Du được gọi là: NGÕ 99 PHỐ NGUYỄN DU.

Như vậy, sẽ viết tên ngách [hẻm] trước sau đó mới tới số nhà trong hẻm. Đối với trường hợp hẻm của bạn là 116, số nhà của bạn là 3. Cách viết là 116/3 là đúng quy định pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề