Vì sao chích vắc xin phản ứng nặng nằm viện

Suckhoedoisong.vn - Câu hỏi mà nhiều người dân đặt ra là: Sao cùng đi tiêm về mà có người bị sốt, có người không. Vậy sốt hay không sốt là tốt hơn? Có phải khi bị sốt thì cơ thể mới có miễn dịch?”

Sốt, đau nhức, chóng mặt, dị ứng, co giật hay bất cứ điều gì bất thường sau tiêm chủng đều được gọi chung là “phản ứng sau tiêm chủng”.

Vắc-xin chính là cho hệ miễn dịch cơ thể “tập trận”. Nôm na chúng ta có thể hiểu: Vắc-xin được tạo ra từ kháng nguyên đã chết hoặc gần chết, các nhà khoa học làm cho “địch” là con virus vốn rất nguy hiểm trở nên mất khả năng “chiến đấu” hoặc “xé” một phần đặc trưng của nó, sau đó tiêm nó vào cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ nhận diện “kẻ địch” này theo đúng quy trình, tất nhiên, lúc này “kẻ địch” chỉ là xác chết hoặc đã suy yếu nên không có khả năng gây hại cho cơ thể.

Sốt từ đâu đến

Trong não chúng ta cũng có một vùng, với tên gọi là “vùng hạ đồi. Chức năng của nó là để nhận biết và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, tầm trên dưới 37 độ C với người bình thường.

Khi cơ thể bị vi khuẩn hoặc virus tấn công, chúng giải phóng ra một số hoá chất vào máu nhằm làm suy yếu cơ thể. Lúc này cơ quan “vùng hạ đồi” nhận lệnh có sự tấn công đe doạ cơ thể, nó sẽ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường, từ 37 độ C lên 39-40 độ C, thậm chí cao hơn, đó chính là sốt.

Sốt như một cơn dự báo chính xác về tình trạng nhiễm trùng của cơ thể, là báo động của cơ thể khi bị tổn thương. Như vậy, khi vắc-xin được tiêm vào, cơ thể cũng sẽ nhận diện nó với cơ chế tương tự như thế. Cơ thể nóng lên tức là hệ miễn dịch đang vào cuộc mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể của mình.

Vì sao có người sốt, có người không?

Nhưng khi hệ miễn dịch nhận diện “kẻ địch” và phản ứng sau tiêm chủng của mỗi người khác nhau. Vắc-xin sẽ tạo ra số lượng kháng thể nhất định nhưng khoảng thời gian tạo ra đủ theo kế hoạch sản xuất thì mỗi người sẽ khác nhau. Có thể sốt, có thể không, nhưng đích đến cuối cùng vẫn đảm bảo hiệu quả của vắc-xin.

Phản ứng sốt hay không sốt sau tiêm vắc-xin là do cơ thể mỗi người, nhưng hiệu quả của vắc-xin là như nhau.

Cơ thể sốt sau tiêm có nghĩa là hệ miễn dịch đang “nóng nảy” chiến đấu ác liệt với “kẻ địch”. Còn với người không sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch không chiến đấu, mà nó chiến đấu bằng cách nhẹ nhàng hơn.

Và dù có sốt hay không sốt, thì hệ miễn dịch đã nhận diện và sẽ đưa hình dáng của con “SARS-CoV-2” này vào danh sách tiêu diệt, để lần tới nếu con virus này xâm nhập cơ thể, thì hệ miễn dịch sẽ auto tiêu diệt.

Như vậy, sốt hay không sốt cũng mang lại hiệu quả miễn dịch tương đương nhau, hệ miễn dịch sẽ học được cách đánh để triển khai thế trận khi có “địch” xâm nhập cơ thể.

Tại Việt Nam, mấy hôm nay ca lây nhiễm có tăng nhưng số ca bệnh nặng và tử vong vẫn đang được khống chế rất tốt. Mỗi ngày chúng ta cũng được nghe tin vui bởi có nhiều người được tuyên bố khỏi bệnh. Đây là sự cố gắng và là nguồn động viên rất lớn của chính quyền và người dân… Vì thế chúng ta cần hiểu đúng, hiểu đủ để không hoảng loạn, nhưng cũng đừng chủ quan.

Đặc biệt là, khi đi tiêm chủng theo thông báo của cơ quan chức năng, người dân cần nhớ khai báo rõ tình trạng bệnh lý của mình khi khám sàng lọc, trong quá trình tiêm vẫn cần ghi nhớ thật kỹ và thực hiện tốt biện pháp 5K.

Chúng ta không nên đọc các nguồn thông tin không chính thống để rồi hoảng sợ. 5K + vắc-xin - đó là “nỏ thần” để giữ thành trì chống dịch. Đừng chỉ trích, châm biếm, phàn nàn mà hãy hợp tác, cống hiến và tự giác.

Làm được như thế thì giặc nào mà chẳng tan? 

ThS.Nguyễn Quốc Khánh

Nguồn: //suckhoedoisong.vn/sau-khi-tiem-vac-xin-bi-sot-hay-khong-sot-thi-...

15 tháng 3 2021

Nguồn hình ảnh, Linh Pham/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một nhân viên y tế được tiêm vaccine AstraZeneca Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vào ngày 8/3/2021 tại Hà Nội, Việt Nam

Bộ Y tế Việt Nam đưa tin có thêm hai trường hợp bị phản ứng sau khi tiêm vaccine Covid của AstraZeneca, trong đó, một được chẩn đoán sốc phản vệ độ 3.

Tin cho biết một trường hợp xuất hiện dấu hiệu chóng mặt, bồn chồn, khó chịu xuất hiện trong vòng 30 phút sau tiêm. Trường hợp còn lại được chẩn đoán sốc phản vệ độ 3 với dấu hiệu ban đầu sốt, rét run kèm theo co quắp, tê bì tay xuất hiện 8 giờ sau tiêm.

Đây là ca sốc phản vệ, làn phản ứng nặng nhất trong tiêm chủng, ghi nhận tại Việt Nam sau tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Ireland tạm ngưng sử dụng vaccine Oxford-AstraZeneca

Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 vào ngày 8/3

Covid-19: Lô vaccine đầu tiên về Việt Nam

Cả 2 trường hợp này được phát hiện và xử trí kịp thời theo đúng quy định, hiện sức khoẻ đã ổn định.

Như vậy, tính đến ngày 14/3, Việt Nam đã tiêm vaccine Covid-19 cho 11.065 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19. Báo Lao Động, trong số các trường hợp được tiêm phòng, đã có 13 ca phản ứng độ 2 và độ 3 sau tiêm vaccine nhưng đã được xử lý kịp thời.

Trước đó, Cục Y tế Dự phòng [Bộ Y tế] có công điện gửi Sở Y tế TP HCM, Hải Phòng và Gia Lai điều tra, làm rõ nguyên nhân 12 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca.

Về tình hình ở Việt Nam, sáng nay 15/3, Bộ Y tế cho biết không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới, tổng số ca nhiễm vẫn là 2.554.

Trong diễn biến khác, hàng loạt quốc gia châu Âu và Thái Lan tuyên bố tạm ngừng triển khai vaccine Covid-19 của hãng AstraZeneca khi xuất hiện một số trường hợp bị chứng máu đông sau khi tiêm chủng.

Covid-19: Vaccine thành chuyện chính trị và tôn giáo trên thế giới?

Sư Việt Nam kêu gọi tụng kinh và tạo vaccine chống Covid

Covid-19: Việt Nam có mua vaccine của Trung Quốc và Nga?

Cụ thể, trong buổi họp báo ngày 12/3, ông Piyasakol Sakolsatayadorn, cố vấn ủy ban vaccine Covid-19 của chính phủ Thái Lan phát biểu: "Tuy vaccine AstraZeneca tốt nhưng các nước châu Âu đã tạm ngừng sử dụng. Do đó, chúng tôi cũng tạm hoãn triển khai vaccine này".

Thái Lan là nước đầu tiên tại Đông Nam Á hoãn tiêm vaccine AstraZeneca do lo ngại sau khi nhận được thông tin về các ca đông máu nghiêm trọng tại châu Âu.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Các nước khác trong khu vực như Philippines, Indonesia thông báo vẫn tiếp tục kế hoạch tiêm chủng vì cơ quan quản lý dược phẩm đã cho phép.

Tuyên bố của chính phủ Thái Lan được đưa ra sau khi Áo, Đan Mạch, Estonia, Iceland, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Na Uy, Romania và Ý quyết định tạm ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca vì các trường hợp tử vong và bị máu đông sau khi tiêm chủng.

Hà Lan cũng vừa đình chỉ việc tiêm vaccine này.

Tiêm vaccine Covid ở VN: vì sao quân đội và công an được ưu tiên?

Covid-19: Vaccine của Việt Nam được tiêm thử trên người

Riêng Bộ Y tế Pháp vẫn tiếp tục triển khai vaccine của AstraZeneca và nói: "Lợi ích của vaccine AstraZeneca được đánh giá là cao hơn các nguy cơ vào thời điểm này".

Cơ quan Dược phẩm châu Âu [EMA] - cơ quan hiện đang tiến hành xem xét các sự cố về máu đông - cho biết lợi ích của vaccine cao hơn rủi ro của nó.

EMA lưu ý còn hai trường hợp cũng xuất hiện huyết khối sau khi tiêm vaccine. "Chưa có bằng chứng nào cho thấy tiêm chủng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nó cũng không được liệt kê là tác dụng phụ của vaccine", EMA cho hay.

Vaccine Covid-19 do hãng AstraZeneca hợp tác phát triển với Đại học Oxford đã được phê duyệt sử dụng khẩn cấp hoặc lưu hành trên thị trường tại hơn 50 quốc gia, gồm Anh và Liên minh châu Âu [EU].

Video liên quan

Chủ Đề