Em hiểu thế nào là tất cả sức mạnh

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • ĐỀ 2 :

     Phần I: Đọc – hiểu: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    [1] Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt... Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ...

    [2] Tất cả mọi người đều cần có tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết, ta phải trao tặng tình yêu thương cho thế giới. Một đứa trẻ cần rất nhiều tình thương, mà người đời không phải ai cũng có đủ tình thương dành cho chúng. Có những đứa trẻ trở nên hư hỏng cũng vì thiếu tình thương. Con người ngày nay có rất nhiều thứ, song có hai thứ mà họ không có đó là sự bình an và tình yêu thương. Bình an cũng cần thiết như không khí để thở, nước để uống và thức ăn hàng ngày. Phải sống sao cho lương tâm của mình không bị cắn rứt.

    [Nguyễn Hữu Hiếu, Sức mạnh của tình yêu thương, NXB Trẻ, 2014, tr.92]

    Câu 1: [ 0,5 điểm] Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

    Câu 2: [ 0,5 điểm] Nội dung chính của đoạn trích ?

    Câu 3: [ 1,0 điểm]  Nêu hiệu quả diễn đạt của một phép tu từ đặc sắc trong câu văn sau: Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt...

    Câu 4: [ 1,0 điểm]  Thông điệp em tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì?Lí do em chọn thông điệp đó ?

  • Cho đoạn trích:

    “Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng, năm Ki Dậu [1789] vua Quang Trung tới làng Hạ Hôid , huyện Thượng Phúc, lặng lẽ vậy kin làng ấy rồi loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ra để hưởng ứng nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc ấy mới biết, ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khi giới đều bị quân Nam lấy hết. Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm lại làm thành một bức, bền ngoài lấy rơm cấp nước phủ kín, tất cả hai mươi bức. Đoan kém hàng linh khỏe mạnh, cứ mười người khểnh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cần binh khí theo sau, dàn thành chữ “nhất", vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trung người nào cả. Nhân có gió Bắc quân Thanh bèn dùng ống phun khói la ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam nổi loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình".                                     

                                                                                                                                    [Ngữ văn 9, Tập 1]

    Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả?

     Câu 2: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?

     Câu 3: Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.

     Câu 4: Tại sao gọi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử. 

    Câu 5: Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả trong đoạn trích trên.

  • Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    “Những lúc rảnh rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc…Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng được khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm, thêm mượt.Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám- năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu…Cho đến bây giờ , thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh…” 

                           [Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng] 

    Câu 1:  Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên? 

    Câu 2: Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện. 

    Câu 3: Nêu nội dung ý nghĩa chính của đoạn văn trên? 

    Câu 4: “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu”. Tưởng tượng là người chứng kiến cảnh đó, em hãy viết một vài câu để diễn tả “ cái nhìn ấy”. 

    Câu 5: Viết một văn bản ngắn bàn luận về một vấn đề mà em rút ra từ đoạn trích trê

  • “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kỳ, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú ! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.”

                                         [ Chuyện người con gái Nam Xương -Nguyễn Dữ]

    a.    Lời thoại trong đoạn trích trên là lời nói của ai với ai ? Nói trong hoàn cảnh nào ? Từ lời nói đó em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ?

    b.    Giải nghĩa từ phong hầu, áo gấm 

    c.     Dựa vào văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu để làm sáng tỏ chủ đề sau: “Vũ Nương là một người vợ rất mực thủy chung, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình” trong đoạn có sử dụng một câu ghép và phép thế để liên kết- chỉ rõ.

    d.    Từ hình ảnh nhân vật Vũ Nương, từ thực tế cuộc sống, theo em, trong cuộc sống hiện tại, người phụ nữ đẹp cần có những yếu tố nào?

Câu 1 : Nếu em là cậu bé trong câu truyện trên , em sẽ tự lực đối đầu với thử thách , khó khăn và sẽ nhờ sự khuyên bảo, giúp đỡ từ người bố để có thêm sức mạnh đối đầu với  việc cho tảng đá ra khỏi đống cát để đạt đến thành công , mục đích của mình. 

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi: TẤT CẢ SỨC MẠNH Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát, cậu bé đụng phải một tảng đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống cátCậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng rốt cuộc vẫn không thể đẩy được tảng đá ra khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng. Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật khóc, người bố bước tới: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?”. Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!”. “Không con trai – người bố nhẹ nhàng nói – con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”. Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác. [Theo báo Tuổi trẻ – Bùi Xuân Lộc phỏng dịch từ “Faith to Move Mountains”]. Câu 1. Tìm 1 lời dẫn trực tiếp trong đạn trích và cho biết tại sao đó là lời dẫn trực tiếp

Câu 2. Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì?

Nghị luận về ý nghĩa câu chuyện: Tất cả sức mạnh

Nghị luận về ý nghĩa câu chuyện: Tất cả sức mạnh

Suy nghĩ rút ra từ câu chuyện sau:Tất cả sức mạnhCó một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát, cậu bé đụng phải một tảng đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống cát. Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng vẫn không thể đẩy được tảng đá ra khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng.Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật khóc, người bố liền bước tới: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?” Cậu bé đáp: “có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố” “Không con trai – người bố nhẹ nhàng nói – con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp” Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác.Bài làm:Nói đến sức mạnh, là ta thường nghĩ đến những vấn đề về khía cạnh thể lực của cơ thể. Vậy con người có bao nhiêu sức mạnh? Nếu chúng ta chỉ tính về vấn đề thể lực? Cuộc sống, có những người dùng sức mạnh không nhất thiết từ đôi tay của mình để thành công, đọc xong câu truyện “Tất cả sức mạnh” dường như ta được vỡ lẽ ra một khía cạnh khác của sức mạnh mà bấy lâu nay mình cũng chưa rõ.Câu truyện xoay quanh một tình huống nho nhỏ của cậu bé nọ, vì đang chơi trên đống cát, vô tình cậu bé vấp phải một tảng đá lớn, chắn ngang trò chơi của cậu. Vì không biết phải làm thế nào, cậu đã tìm mọi cách để bẩy nó ra khỏi đống cát nhưng vẫn không thể làm được. Hơn nữa, cơ thể lại bị thương, rướm máu vô cùng đau đớn. Lúc ấy, chính hành động của cha cậu bé đã để lại cho ta nhiều thông điệp ý nghĩa, khi ông bước tới và nói cho cậu nghe về một thứ sức mạnh cậu chưa sử dụng tới: “có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố” “Không con trai – người bố nhẹ nhàng nói – con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”.Và dường như ta giống như cậu bé lúc ấy trong truyện, tựa như được vỡ lẽ ra điều gì đó. Hóa ra, dù cậu có dùng hết tất cả thể lực của mình, sức mạnh của bàn tay mình, thì sức mạnh của cậu vẫn chỉ nằm ở chính bản thân cậu. Có một thứ sức mạnh khác lớn lao hơn và có thể sẽ hiệu quả hơn rất nhiều trong trường hợp ấy – sự giúp đỡ. Cách con người tìm đến sự giúp đỡ cũng chính là một sức mạnh, tự lực là điều cần thiết nhưng nếu không biết dựa vào sự giúp đỡ của người khác, thì sự thành công của bản thân mình cũng khó có thể đạt được hơn. Và trong lúc khó khăn cấp bách nhất, hãy để sức mạnh của khối óc mình điều khiển, hãy tìm cách để vượt qua, tìm sự giúp đỡ cũng chính là một sức mạnh mà ta tìm thấy cho mình. Đặt ra cho chúng ta một thông điệp, cuộc sống có nhiều khó khăn phức tạp, đôi khi cần phải nhiều người mới có thể giải quyết được. Ý nghĩa của việc nhận sự giúp đỡ của người khác sẽ giúp ta tránh được những rủi ro thất bại nhiều hơn, hơn nữa còn tạo lập được mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, gắn kết chúng ta với nhau. Đặc biệt trong xã hội đang ngày càng hội nhập với thế giới hiện nay, việc giao thương giữa các quốc gia, giúp đỡ lẫn nhau càng gắn kết tình hòa bình hữu nghị và sự phát triển toàn diện về lâu dài. Khen ngợi những ai sẵn sàng giúp đỡ người khác vô tư chân thành, qua đó cũng phê phán những đối tượng tự cao tự đại, xem thường sự giúp đỡ của người khác. Hay những cá nhân chỉ trực lợi, dựa dẫm và ỷ lại vào sự giúp đỡ của mọi người.Câu truyện ngắn nhưng mang lại nhiều thông điệp ý nghĩa, sức mạnh con người không chỉ nằm ở một mặt, một khía cạnh và một phía, mà là sức mạnh được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Hãy luôn giúp đỡ người khác và cố gắng tìm đến sự giúp đỡ khi ta thấy cần thiết nhất với mình.

Bài viết gợi ý:

Video liên quan

Chủ Đề