Vì sao bị đại tràng co thắt

Bệnh đại tràng co thắt - nguyên nhân và cách phòng bệnh

29-05-2019

Bệnh đại tràng co thắt (hay hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh đại tràng cơ năng) là một bệnh lý đặc biệt của đại tràng. Bệnh biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng đại tràng mà không có tổn thương thực thể ở đại tràng như rối loạn tính chất của phân, tăng co bóp đại tràng,…Bệnh chiếm tỉ lệ cao trong số các bệnh nhân đến khám tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa.

Theo sinh lý bình thường của cơ thế, sự co bóp theo nhu động ruột của đại tràng thường diễn ra sau khi ăn khoảng 2 giờ, trước khi thức ăn thật sự xuống đại tràng và hầu như mất đi sự co bóp khi đang ngủ. Lượng calo và thành phần thức ăn ảnh hưởng đến cường độ co bóp của đại tràng. Đại tràng có chức năng chủ yếu hấp thu nước trong phân giúp phân đóng thanh khuôn dễ đào thải ra ngoài và tránh mất nước. Ngoài ra đại tràng còn có chức năng bài tiết và tiêu hóa một số loại thức ăn khó tiêu nhờ hệ vi khuẩn thường trú trong đại tràng. Nhờ quá trình lên men này tạo ra hơi và một lượng nhỏ H2S có mùi.

Vì sao bị đại tràng co thắt

Bệnh chiếm tỉ lệ cao trong số các bệnh nhân đến khám tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa. Bệnh đại tràng co thắt thường ít ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân nhưng vì do yếu tố tâm lý khi bệnh nhân lo lắng dẫn đến rối loạn nặng nề về chức năng của đại tràng. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Quản lý và điều trị tốt bệnh đại tràng co thắt giúp bệnh nhân cải thiện hiệu quả chất lượng cuộc sống.

Thông tin từ A-Z về bệnh viêm đại tràng co thắt

Tham vấn y khoa: BSCK I – Phạm Thị Hà Thanh

Viêm đại tràng co thắt dẫn đến rối loạn chức năng đại tràng, gây nên nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh ở mọi lứa tuổi và ngành nghề.

Viêm đại tràng co thắt và cách phòng bệnh tái phát hiệu quả

Thủ phạm gây viêm đại tràng co thắt

Ngày đăng: 13/03/2010 Lượt xem 3761

Triệu chứng điển hình nhất của viêm đại tràng co thắt ở NCT là đau bụng. Đau bụng trong bệnh viêm đại tràng co thắt rất đa dạng, có thể đau sau ăn, có thể đau khi ăn no, đặc biệt là đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh, rau sống, tiết canh... Kiểu đau như vậy là nỗi ám ảnh của hầu hết NCT bị viêm đại tràng co thắt, do đó không dám ăn những thức ăn có dạng như vậy. Viêm đại tràng co thắt thường đau vùng bụng ở dưới rốn, đau quặn, ợ hơi, đầy bụng, trướng hơi, khó tiêu (dễ nhầm với đau dạ dày). Hầu hết người bệnh kể rằng sẽ hết cơn đau bụng sau khi đi đại tiện. Tuy vậy cũng có nhiều NCT viêm đại tràng co thắt mạn tính thì vừa đi ngoài xong chưa vào đến phòng nghỉ đã xuất hiện cơn đau quặn bụng khác khiến buồn đi ngoài tiếp. Viêm đại tràng co thắt kéo dài nhiều ngày nhiều tháng, thậm chí nhiều năm nên người bị viêm đại tràng co thắt thường gầy xanh, thậm chí bị suy kiệt do thiếu chất dinh dưỡng, do thiếu nước và chất điện giải, thêm vào đó là nỗi buồn phiền lo lắng về bệnh tật.

Người bị bệnh viêm đại tràng co thắt bị ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống (không thoải mái, kiêng khem quá mức, hay cáu gắt hoặc hay nổi nóng, lúc nào cũng lo đến bệnh tật của mình).

đại tràng co thắt ở NCT Nguyên nhân gây nên bệnh viêm đại tràng co thắt rất đa dạng, hoặc là do viêm đường ruột bởi ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh (ví dụ như trong thức ăn có vi khuẩn thương hàn gây bệnh, vi khuẩn lỵ hoặc lỵ amíp); do rối loạn nhu động ruột; do dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn (phân thường xuyên sống, lúc lỏng lúc sền sệt, lúc rắn...); hoặc do rối loạn tâm thần, sang chấn tâm thần... Một số yếu tố nguy cơ cao dẫn đến cơn đau của viêm đại tràng co thắt xuất hiện (trên người bệnh đã có sẵn bệnh viêm đại tràng co thắt) là thần kinh căng thẳng, stress, uống rượu, bia, ăn chua cay...

Việc chẩn đoán viêm đại tràng co thắt khá phức tạp do đánh giá của từng thầy thuốc mà có các chỉ định xét nghiệm khác nhau và còn tùy thuộc vào trang thiết bị của từng phòng xét nghiệm. Nếu nghi loạn khuẩn có thể cho xét nghiệm vi khuẩn chí. Xét nghiệm vi khuẩn chí đường ruột sẽ cho biết tỷ lệ vi khuẩn gram dương và tỷ lệ vi khuẩn gram âm có trong đường ruột (trong phân lấy xét nghiệm), khi tỷ lệ này thay đổi có nghĩa là bị loạn khuẩn. Nếu nghi do bị giun, người ta sẽ soi phân qua kính hiển vi quang học để tìm các loại trứng giun, sán; nếu do viêm đại tràng với lý do khác có thể cho chụp khung đại tràng có thuốc cản quang và nếu có điều kiện thì có thể tiến hành nội soi đại tràng để đánh giá tình trạng của niêm mạc đại tràng xem có u, có polyp, có viêm, loét hay không... Khi nội soi đại tràng mà có u hoặc loét, bác sĩ nội soi sẽ tiến hành sinh thiết xác định lành tính hay ác tính.

Muốn điều trị và phòng bệnh tốt, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt; tốt nhất là khám ở chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân và điều trị dứt điểm ngay từ đầu không để bệnh trở thành mạn tính. Cần vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, bảo quản đến khâu chế biến. Những loại thức ăn nào dễ gây viêm đại tràng co thắt thì cần tránh dùng hoặc dùng rất hạn chế. Không nên lạm dụng gia vị, rượu, bia, gia vị chua, cay trong các bữa ăn cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Không ăn các loại thực phẩm còn tươi sống (rau sống, nem cua, nem chạo, tiết canh, lòng lợn, gỏi cá...). Cần vệ sinh tốt môi trường sống. Tinh thần luôn thoải mái, không nên quá lo lắng về bệnh của mình. Nên tập thể dục đều đặn với các hình thức phù hợp với bản thân và dễ thực hiện nhất

Bệnh đau đại tràng co thắt là gì?

Bệnh đại tràng co thắt hay còn được gọi là hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh đại tràng cơ năng, đây là một bệnh lý đặc biệt của đại tràng. Bệnh biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng đại tràng mà không có tổn thương thực thể ở đại tràng như rối loạn tính chất của phân, tăng co bóp đại tràng,…

Bệnh đại tràng co thắt thường ít ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân nhưng vì do yếu tố tâm lý khi bệnh nhân lo lắng dẫn đến rối loạn nặng nề về chức năng của đại tràng. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Quản lý và điều trị tốt bệnh đại tràng co thắt giúp bệnh nhân cải thiện hiệu quả chất lượng cuộc sống.

Đại tràng co thắt được chia thành 3 loại cơ bản dựa trên triệu chứng gặp phải:

  • Loại 1: Có triệu chứng đau bụng và tiêu chảy
  • Loại 2: Có triệu chứng đau bụng và táo bón
  • Loại 3: Có triệu chứng đau bụng, kèm tiêu chảy hoặc táo bón

Một số đối tượng dễ mắc đau đại tràng co thắt:

  • Bệnh đại tràng co thắt dễ gặp ở những người từ 30 trở đi, một số có thể phát bệnh ở tuổi 50 hoặc 60.
  • Những người có chế độ ăn không lành mạnh: ăn nhiều thực phẩm chứa chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản, thực phẩm tanh, hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia,… sẽ có nguy cơ cao mắc cao hơn
  • Người thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh cũng thuộc nhóm đối tượng hàng đầu mắc bệnh đại tràng co thắt. GS.TS Nguyễn Khánh Trạch cho biết, việc lạm dụng thuốc kháng sinh không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể tiêu diệt hết lợi khuẩn, làm suy giảm hệ miễn dịch và gây ra bệnh đại tràng.
  • Những người mắc bệnh đường ruột cũng dễ mắc cao hơn những người khác.

☛ Xem chi tiết: Viêm đại tràng co thắt là gì?

Hội chứng ruột kích thích - viêm đại tràng co thắt là gì?

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là Viêm đại tràng co thắt là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Hội chứng ruột kích thích thường gây ra đau rút bụng, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón.

Trên thế giới, ước tính có khoảng 20% dân số bị viêm đại tràng co thắt. Ở nước ta, 30-40% bệnh nhân đến khám chuyên khoa tiêu hóa bị viêm đại tràng co thắt. Viêm đại tràng co thắt thường gặp ở nữ nhiều hơn nam ( tỷ lệ 4 nữ giới: 1 nam giới).

Người dễ mắc viêm đại tràng co thắt là bệnh nhân rối loạn thần kinh chức năng, trầm cảm, ám ảnh hay bị stress tâm lý… Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Viêm đại tràng thường gây đau bụng, trướng bungHình ảnh đại tràng trong vùng ổ bụng - Ảnh: Pixabay