Ví dụ về văn bản nghệ thuật

1] Bản ghi bằng chữ viết hoặc chữ in, một phát ngôn hoặc một thông báo ngôn từ [phân biệt với thực hiện phát ngôn hoặc thông báo ấy bằng nói miệng] ;

2] Phương diện tri giác cảm xúc của tác phẩm được biểu đạt và ghi nhận bằng các kí hiệu ngôn ngữ ;

3] Đơn vị nhỏ nhất tương đối [có tính thống nhất tương đối và tính độc lập tương đối] của giao tiếp bằng ngôn từ.

Với nghĩa hẹp : văn bản tác phẩm văn học, một dạng của “văn bản nghệ thuật” nói chung. Văn bản là một chỉnh thể nghĩa, một khối thống nhất có tổ chức của các thành tố hợp thành, một thông báo mà tác giả [người phát] gửi tới người đọc, người xem [người nhận].

Nghĩa của văn bản được xác định bởi quan hệ của nó với thực tại ngoài văn bản với các văn bản khác, với từng cá nhân, với kí ức và các phẩm chất khác nữa của người phát và người nhận thông báo.

Văn bản thực hiện ba chức năng chính : truyền thông tin, chế biến thông tin mới và bảo quản thông tin [ghi nhớ].

Ở mức cao nhất, văn bản nghệ thuật thực hiện chức năng sáng tạo, là nguồn phát ngôn thông tin mới, Chức năng “nguồn phát” của văn bản nghệ thuật bị quy định bởi tính phức tạp của quan hệ của nó với các yếu tố khác của quá trình giao tiếp và bởi các đặc điểm của từng loại hình nghệ thuật. Quan hệ ngôn ngữ văn bản trong hệ thống nghệ thuật vốn mang tính biện chứng. Bởi vậy, sự tiếp nhận thông tin trong hệ thống văn bản nghệ thuật không bao giờ đơn nghĩa. Người nhận bao giờ cũng ở trong quan hệ đồng sáng tạo với thông báo được nhận : anh ta phải giải mã nó, tức là chọn một mã ý nghĩa thích hợp hoặc thậm chí tạo ra một mã mới. Như vậy hành vi sáng tạo diễn ra và hoàn tất cả hai khâu thông tin [tính tích cực của người phát và tính tích cực của người nhận]. Tuy vậy, ở các nền văn hóa khác nhau, tại các thời điểm lịch sử khác nhau, trọng lượng của chúng cũng khác nhau. Ví dụ : các văn bản nghệ thuật truyền thống vùng Cận Đông thường áp chế tính tích cực của người nhận, trong khi đó, ở các văn bản nghệ thuật châu Âu, cả người phát lẫn người nhận đều ở trong quan hệ đối thoại.

Cấu trúc bên trong của văn bản nghệ thuật là không thuần nhất :

quy luật của nó là một thứ “trò chơi” ý nghĩa, nó tạo ra những hệ thống lập mã khác nhau, cấu trúc của nó mang tính đối thoại, tính đa thanh [M. Ba-khơ-tin], nhưng vẫn giữ được tính thống nhất, cấu trúc của nó vừa là cấu trúc đóng kín vừa là cấu trúc mở ngỏ.

Với tất cả tính độc đáo của nó, văn bản nghệ thuật vẫn buộc phải thực hiện chức năng “phi nghệ thuật” là truyền thông tin. Do vậy mà có thể “kể lại” cốt truyện một tác phẩm nào đó, có thể dịch văn bản nghệ thuật từ một ngôn ngữ của loại hình nghệ thuật này sang ngôn ngữ một loại hình nghệ thuật khác [chuyển thể tiểu thuyết sang điện ảnh, sân khấu, minh họa sách, chuyển thể trường ca sang múa balet,…]. Chức năng này hoạt động mạnh trong văn bản nghệ thuật trần thuật, yếu trong văn bản nghệ thuật trữ tình và có vai trò đặc biệt trong văn học chính luận, khoa học viễn tưởng,…

Chức năng ghi nhớ được thực hiện như là quan hệ của văn bản nghệ thuật với các truyền thống văn hóa trước đó [“kí ức thể loại” theo xác định của Ba-khơ-tin]. Về mặt này, văn bản nghệ thuật là chất liệu cho việc tái lập [gắn văn hóa với các giai đoạn trước, khôi phục sự đứt đoạn truyền thống]. Do đi vào kí ức của văn hóa, văn bản nghệ thuật không chỉ trở thành định hướng lịch sử mà còn trở thành định hướng đạo đức cho sự phát triển tinh thần của nhân loại, chừng nào nó còn giữ được giá trị cao của thông báo.

Các tiêu chuẩn giá trị của văn bản nghệ thuật mang tính lịch sử và tính đặc thù với từng nền văn hóa, nhưng các tiêu chuẩn ấy không thể cô lập với nhau. Sự tích lũy và tương tác của các văn bản nghệ thuật, việc dịch và chuyển chúng trong hệ thống các ngành và các nền văn hóa khác nhau sẽ giúp vào việc làm giàu cho văn hóa nghệ thuật thế giới.

Thiết Kế NTX mời các bạn xem ngay kiến thức rất hay về Văn bản nghệ thuật là gì hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi, đừng quên chia sẻ bài viết này nhé

Có thể bạn quan tâm

  • Top 19 chôm chôm tiếng anh là gì hay nhất bạn nên biết
  • Cách đeo hồ ly linh nghiệm ÍT NGƯỜI BIẾT
  • Mách bạn cách giảm cân phần chân bằng những bài tập đơn giản | Hasaki.vn
  • Cách nấu món lẩu cá thác lác chua cay thơm ngon khiến cả nhà xuýt xoa
  • Rất Hay: Bí quyết yêu người đàn ông lớn tuổi – Tin Đẹp

Có tất cả bao nhiêu thể loại văn bản trong Tiếng Việt, phân loại, nội dung chính, các từ ngữ được sử dụng, ví dụ minh họa chi tiết. Những kiến thức này sẽ được kilkennycityfc.net giải thích chi tiết trong bài viết thuộc chủ đề văn học này.Bạn đang xem: Văn bản nghệ thuật là gì

Video hướng dẫn các thể loại văn bản

Khái niệm văn bản là gì?

a – Khái niệm thể loại văn bản là gì ?

Tất cả các loại văn bản là sản phẩm, kết quả của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, viết gồm có nhiều câu, nhiều đoạn được sắp xếp theo một bố cục nhất định.

Tùy từng loại văn bản mà độ dài, phương thức trình hay hay sử dụng các biện pháp tu từ khác nhau để phù hợp với ngữ cảnh và bản chất mà văn bản đó cần truyền đạt.

Ví dụ văn bản: Như sách giáo khoa mà các bạn sử dụng để học là văn bản khoa học, các bài báo, tin tức thuộc thể loại văn bản báo chí…

b – Những đặc điểm chính của văn bản

Bất kỳ loại văn bản trong tiếng Việt nào cũng có những đặc điểm chính gồm:

Mỗi loại văn bản đều tập trung vào một chủ đề chính và triển khai, phân tích chủ đề đó một cách đầy đủ, trọn vẹn và đầy đủ ý nhất có thể. Mỗi văn bản cần có những dấu hiệu để nhận biết tính hoàn chỉnh nội dung như có bố cục 3 phần là mở bài, thân bài và kết bài. Thường thì mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức hợp với từng loại văn bản đó. Mỗi loại văn bản thường có tác dụng thể hiện một hoặc nhiều mục đích giao tiếp nhất định.

Phân loại các loại văn bản trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt có 6 loại văn bản chính và các loại văn bản thường gặp được sử dụng phổ biến ở bên dưới , Hãy đọc phần giải thích bên dưới để hiểu rõ cách xác định thể loại văn bản nhé !

a – Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Đây là dạng văn bản phổ biến nhất và ai cũng có thể sử dụng được.

Ví dụ văn bản ngôn ngữ sinh hoạt: Viết nhật ký, viết thư, viết truyện ngắn, bình luận, đánh giá dựa theo ý kiến cá nhân của mình.

Đặc điểm của ngôn ngữ sinh hoạt: là không quy định phải đúng ngữ pháp, người viết có thể thể hiện tâm tư, tình cảm của mình bằng bất kỳ ngôn ngữ nào. Có thể sử dụng từ ngữ tự do, không cần áp dụng các biện pháp tu từ, bố cục hay cú pháp một cách rập khuôn.

Cách thức thể hiện nội dung: rộng, có thể viết bất kỳ thể loại nào tùy vào mạch cảm xúc của bản thân.

Ví dụ thực tế: Nhật ký là loại văn bản thuộc phong cách sinh hoạt phổ biến nhất, có nhiều người, đặc biệt là các bạn nữ thường viết nhật ký để ghi lại những cột mốc đáng nhớ trên đường đời của mình

Hoặc thời thập niên 2000 thì viết thư tay là phương tiện phổ biến nhất để chúng ta trao đổi thông tin với nhau. Những cặp đôi yêu xa thường gửi thư để hỏi thăm và thể hiện tình cảm với nhau.

b – Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Đây là dạng văn bản mà các bạn thường xuyên tiếp xúc trong sách giáo khoa ngữ văn. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm các dạng như thơ, văn xuôi, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, văn tự sự, tùy bút, phê bình văn học, ký…

Ngôn ngữ mà văn bản nghệ thuật thường sử dụng: là các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ… để tăng giá trị nghệ thuật cho văn bản. Ngôn ngữ phải được chọn lọc, đúng cú pháp, ngôn ngữ chuẩn không được sử dụng ngôn ngữ vùng miền, ngôn ngữ địa phương…

Đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật: là có giá trị nội dung và nghệ thuật cao. Các tác phẩm dạng này thường được sử dụng để giảng dạy, phân tích và là tài sản phi vật thể vô giá của quốc gia.

Cách kết cấu và trình bày của văn bản nghệ thuật: phụ thuộc vào từng thể loại hay tác giả. Nhưng kết cấu phải rõ ràng, mạch lạc và theo quy định chung của thể loại đó.

Ví dụ về văn bản nghệ thuật nổi tiếng của Việt Nam: như tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn trãi, truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài hay các tập truyện ngắn của nhà thơ Nguyễn Nhật Ánh…

c – Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học

Đây là dạng văn bản được sử dụng để trong ngành giáo dục, nguyên cứu khoa học và thường được kiểm duyệt trước khi xuất bản.

Ngôn ngữ văn bản khoa học: là ngôn ngữ chuẩn, cú pháp rõ ràng, chính xác và không được sử dụng ngôn ngữ địa phương, vùng miền.

Đặc điểm của ngôn ngữ khoa học: là ai khi đọc hay nghe đều có thể hiểu được. Không sử dụng các biện pháp nghệ thuật, đánh đố người đọc.

Ví dụ ngôn ngữ khoa học: Như sách giáo khoa, tài liệu học tập, các bài báo khoa học, công trình nghiên cứu, đồ án tốt nghiệp, luận văn, sách bài tập…

d – Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính

Loại văn bản này thường được sử dụng trong các cơ quan chính phủ, công ty có nội dung đưa ra các quyết định, nghị quyết, thông báo hay các quy định có hiệu lực pháp lý.

Ngôn ngữ văn bản hành chính: phải rõ ràng, độ chính xác tuyệt đối, bố cục cụ thể và công khai, minh bạch

Đặc điểm của ngôn ngữ hành chính: là nội dung phải rõ ràng, chính xác, đặc biệt là các quy định, quyết định, các mốc thời gian phải ghi to rõ và người dùng có thể đọc và hiểu rõ dễ dàng.

Ví dụ văn bản hành chính: như biên bản nộp phạt, biên bản cuộc họp, nghị quyết, các luật, quyết định cho thôi việc…

e – Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận

Loại văn bản này có tính đại chúng cao, thường là các bài phát biểu mang tính kêu gọi, ủng hộ hay đoàn kết dân tộc.

Ngôn ngữ sử dụng: là ngôn ngữ chính luận, thường không sử dụng các biện pháp tu từ và phong cách diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.

Đặc điểm của ngôn ngữ chính luận: là mang tính toàn dân, được một lãnh đạo hay người đứng đầu quốc gia, khu vực đó phát biểu.

Ví dụ ngôn ngữ chính luận : là các bài hịch như hịch tướng sĩ, các bản tuyên ngôn như bản Tuyên Ngôn Độc Lập bất hủ mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh phát biểu.

g – Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí

Loại văn bản này được sử dụng phổ biến bởi các tờ báo chính thống, báo điện tử, các chương trình truyền hình, các bài phóng sự, bản tin…. Vậy bản tin là thể loại cơ bản của loại văn bản nào ? bãn đã biết rồi chứ !

Ngôn ngữ văn bản báo chí sử dụng rất đa dạng có thể là ngôn ngữ sinh hoạt bình thường, ngôn ngữ có tính chọn lọc và phù hợp với người đọc tùy thuộc vào nội dung của bài báo đó.

Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí: là viết để phục vụ cho đại chúng, nội dung phải chính xác và được xác thực, dẫn chứng rõ ràng, cụ thể trước khi công khai cho độc giả.

Ví dụ các tờ báo như báo Tuổi Trẻ, Báo Nhân Dân hay các chương trình thời sự trên VTV là một trong những dạng của văn bản báo chí.Xem thêm: Soạn Bài Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo, Buôn Chư Lênh Đón Cô Giáo [Trang 144]

Kết luận: Đây là các loại văn bản trong tiếng Việt phổ biến và các bạn thường xuyên sử dụng nhất hiện nay.

Chủ Đề