Ví dụ về hệ số thanh toán nhanh

Các hệ số tài chính là một nội dung quan trọng trong phân tích đầu tư chứng khoán, dựa vào đó sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính chung của doanh nghiệp, ta sẽ biết được doanh nghiệp hiện đang ở trong tình trạng nào, rủi ro mất khả năng thanh toán, hay đang làm ăn tốt hay có lợi thế trong kinh doanh khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh.

Trên thị trường tiền tệ các ngân hàng, tổ chức cho vay sẽ phân tích dựa vào các hệ số tài chính để ra quyết định cho vay, tài trợ vốn cho các doanh nghiệp. Việc sử dụng hệ số tài chính đối với những nhà quản lý là điều thiết yếu để giám sát quá trình kinh doanh, nhằm đảm bảo công ty sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẵn có và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về các chỉ số tài chính này [hihi].

Hệ số tài chính được phân chia thành 4 nhóm dựa trên các tiêu chí về hoạt động, khả năng thanh toán, nghĩa vụ nợ và khả năng sinh lời của công ty

1.Nhóm các hệ số có khả năng thanh toán

Việc xác định khả năng thanh toán là quan trọng, nó quyết định đến nghĩa vụ nợ của công ty, do vậy sử dụng hệ số thanh toán được xem là cách thử nghiệm tính thanh khoản của công ty. Trong thực tế hệ số thanh toán được sử dụng nhiều nhất là hệ số khả năng thanh toán hiện tại và hệ số khả năng thanh toán nhanh [hay còn gọi là hệ số thử axít].

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là mối tương quan giữa các tài sản lưu hoạt và các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh sau khi tài sản đã được loại bỏ bởi các hàng tồn kho và tài sản kém tính thanh khoản.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = [Tài sản lưu động- Hàng dự trữ] / Nợ ngắn hạn.

Ví dụ: Ta xem xét tính thanh khoản của 2 công ty dưới đây để có cái nhìn rõ nhất.

Công ty cổ phần X theo BCTC mới nhất quý 4/2015 ta thấy: TSLĐ=10.927.532.817.529,

Hàng tồn kho=3.357.506.580.186, Nợ ngắn hạn=4.298.764.836.709

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại =TSLĐ/Nợ ngắn hạn=2,54>1 như vậy công ty đảm bảo khả năng thanh toán nợ hiện tại.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =[ TSLĐ-HTK]/Nợ ngắn hạn=1,76>1 như vậy công ty đảm bảo khả năng thanh toán nhanh.

Ví dụ về một công ty cổ phần Y mất dần khả năng thanh toán, gần như là phá sản giá cổ phiếu ngày 9/3/2015 là 4.300đ thế mà trên diễn đàn nhiều các tay mồi vẫn khuyến nghị mua đúng là nếu ta ko hiểu phân tích tài chính sẽ dẫn đến sai lầm mất tiền khi mua cp này.

theo BCTC quý 4 năm 2015: TSLĐ=670,568 tỷ, hàng tồn kho=192,054 tỷ, Nợ ngắn hạn=543,616

như vậy Hệ số khả năng thanh toán hiện tại =TSLĐ/Nợ ngắn hạn=TSLĐ/Nợ ngắn hạn=1,23>1 như vậy công ty đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn một chút.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =[ TSLĐ-HTK]/Nợ ngắn hạn=0,88 < 1

Nên công ty không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, đặc biệt công ty chỉ có hơn 8 tỷ tiền mặt trong tài khoản, trong khi đó nợ ngân hàng 128 tỷ như vậy công ty sẽ không đảm bảo trả nợ ngay cả đến lãi vay cũng khó trả đủ, để trả nợ được thì chỉ có phụ thuộc vào việc thu hồi nợ từ các công ty khác, hay bán được hàng tồ kho [ toàn là BĐS khó có thể bán được], vì vậy công ty đang mất dần khả năng thanh toán nên có nguy cơ phá sản vỡ nợ, vì thế thị trường định giá cp trên thị trường là 4.300đ/cp với 1 cái giá rất thấp cho 1 cổ phiếu sắp trở thành giấy lộn

2.Nhóm hệ số hoạt động

Các hệ số hoạt động xác định tốc độ mà một công ty có thể tạo ra được tiền mặt nếu có nhu cầu phát sinh. Bao gồm các hệ số thu hồi nợ trung bình, hệ số thanh toán trung bình, hệ số hàng lưu kho.

Hệ số thu hồi nợ trung bình biểu thị thông qua kỳ thu hồi nợ trung bình của một công ty sẽ cho biết công ty đó phải mất bao lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt.

Kỳ thu hồi nợ trung bình = Các khoản phải thu / [Doanh số bán chịu hàng năm /360 ngày].

Hệ số thanh toán trung bình biểu thị thông qua thời hạn thanh toán trung bình, phản ánh mối tương quan giữa các khoản phải trả đối với tiền mua hàng chịu mỗi năm.

Thời hạn thanh toán trung bình = Các khoản phải trả / [Tiền mua chịu hàng năm/360 ngày].

Hệ số hàng lưu kho biểu thị số lượng hàng đã bán trên số hàng còn lưu kho, hệ số này cho thấy khả năng dùng vốn vào các hàng hoá luân chuyển cao, tránh được lưu kho bởi các mặt hàng kém tính lưu hoạt.

Hệ số hàng lưu kho = Giá trị hàng đã bán tính theo giá mua / Giá trị hàng lưu kho trung bình.

3. Nhóm hệ số nợ công ty

Đây là hệ số rất quan trọng, phản ánh tình trạng nợ hiện thời của công ty, có tác động đến nguồn vốn hoạt động và luồng thu nhập thông qua chi trả vốn vay và lãi suất khi đáo hạn. Các công ty vay nợ càng nhiều thì càng phải trả lãi nhiều, làm giảm tính thanh khoản của tài sản, tăng rủi ro tài chính.

Nợ của công ty bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn, nợ tốt và nợ xấu, các công ty hoạt động chủ yếu dựa trên tài sản, các công ty sản xuất truyền thống thì có hệ số nợ cao hơn so với các công ty khác. Hệ số nợ phụ thuộc vào các nhóm ngành hàng kinh doanh.

Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít và ngược lại hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao.

Hệ số nợ = Tổng số nợ/Tổng tài sản

Hệ số nợ trên vốn cổ phần cho biết công ty vay nợ bao nhiêu cho mỗi đồng vốn của cổ đông bỏ ra.

Hệ số nợ trên vốn cổ phần= Tổng số nợ/vốn cổ phần

Ví dụ: Một công ty X có hệ số nợ=20%, Tổng nợ/VCP=25% như vậy tài sản của công ty chỉ có 20% là đi vay còn lại 80% là vốn tự có

Ví dụ khác về một công ty có hệ số nợ=90%, Tổng nợ/VCP=3,5 như vậy 90% tài sản của Y là đi vay, 10% là vốn tự có của cổ đông, công ty có rủi ro tài chính cao, vì toàn bộ thu nhập cũng như tiền lãi của công ty đều phải chi trả cho các khoản vay, nếu tình hình lãi suất tăng cao thì công ty sẽ có nguy cơ không trả được nợ

4. Nhóm hệ số có khả năng sinh lời

Hệ số khả năng sinh lời là hệ số quan trọng đánh giá khả năng sử dụng đồng vốn mà công ty bỏ ra có hiệu quả hay không. Hệ số khả năng sinh lời bao gồm

Hệ số lợi nhuận trên tài sản [ROA]=Lợi nhuận thuần/Tổng tài sản

Hệ số lợi nhuận trên vốn cổ phần [ROE]=Lợi nhuận thuần/Vốn cổ phần

Ví dụ: Công ty cổ phần X có ROA=32%, ROE=44%

Công ty Cổ phần Y có ROA=2%, ROE=5%

Rõ ràng công ty X sử dụng đồng vốn hiệu quả, làm ra nhiều lợi nhuận hơn cho cổ đông so với Y, nếu 1 đồng vốn bỏ ra cho X thu được 44% lợi nhuận rất cao, còn Y chỉ thu được 5% lợi nhuận thấp hơn cả so với lãi suất ngân hàng.

Khả năng thanh toán là gì? Trong bài viết này các chuyên gia của Phân tích tài chính sẽ hướng dẫn các bạn phân tích khả năng thanh toán thông qua Báo cáo tài chính

Xem thêm: Phân tích báo cáo tài chính – Những điều cần biết

1. Khả năng thanh toán là gì?

Khả năng thanh toán phản ánh năng lực đáp ứng các khoản nợ phải trả của Doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán được đo bằng lượng giá trị tài sản hiện có của DN so với tổng số nợ mà DN đang gánh chịu.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn thể hiện qua khả năng thanh khoản của tài sản để ứng phó với các khoản nợ ngắn hạn.

Khi đánh giá khả năng thanh toán, người phân tích báo cáo tài chính phải trả lời được các câu hỏi sau:

  • DN có đảm bảo khả năng thanh toán nợ không?học kế toán thực hành ở đâu
  • Khả năng thanh toán và khả năng thanh khoản của DN cao hay thấp so với bình quân ngành, bình quân khu vực, hay so với đối thủ cạnh tranh và so với các DN tiên tiến, điển hình?
  • Tình hình biến động [tăng, giảm] khả năng thanh toán và khả năng thanh khoản trong kỳ của DN?
  • Xu hướng biến động khả năng thanh toán của DN theo thời gian?
  • Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của Doanh nghiệp
Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính

2. Phân tích khả năng thanh toán

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các chỉ số

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán tổng quát [chung] của doanh nghiệp. Có thể nói, đây là chỉ tiêu khái quát nhất phản ánh năng lực [khả năng] thanh toán của một DN. 

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng số tài sản/Tổng số Nợ phải trả

Chỉ tiêu này cho biết với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo trả nợ được các khoản nợ phải trả không? Nói cách khác, một đồng nợ phải trả của doanh nghiệp được đảm bảo bởi mấy đồng tài sản. học kế toán thực hành ở hà nội 

Về mặt lý thuyết, khi trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” bằng một, DN vẫn bảo đảm khả năng thanh toán tổng quát; nếu trị số của chỉ tiêu này lớn hơn 1, DN có thừa khả năng thanh toán tổng quát. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Nếu trị số này nhỏ hơn 1, DN không bảo đảm được khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả.

Khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp được định nghĩa là mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển ngắn của doanh nghiệp với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này được tính như sau:                                    

Hhh = Tài sản/Nợ ngắn hạn

H ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Nếu Hn.h < 1: Khả năng thanh toán của DN là không tốt, tài sản ngắn hạn của DN không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn phải trả. khóa học hành chính nhân sự

Nếu Hn.h > 1: DN có khả năng thanh toán các khoản nợ vay và nếu hệ số này gia tăng thì nó phản ánh mức độ mà DN đảm bảo chi trả các khoản nợ là càng cao, rủi ro phá sản của DN thấp, tình hình tài chính được đánh giá là tốt, nhưng nếu hệ số này quá cao thì không tốt, nó cho thấy sự dồi dào của DN trong việc thanh toán nhưng lại giảm hiệu quả sử dụng vốn do DN đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn và có thể dẫn đến 1 tình hình tài chính xấu. Khả năng thanh toán hiện hành hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

Hệ số này thể hiện mức độ bảo đảm của TSNH với NNH. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà DN buộc phải thanh toán trong kỳ, do đó DN phải sử dụng những tài sản mà DN thực có và DN tiến hành hoán chuyển những tài sản này thành tiền và dùng số tiền đó để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Những tài sản có khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh nhất là những tài sản ngắn hạn, đó là những tài sản mà DN đang quản lý và thuộc quyền sử dụng của DN. học kế toán online cho người mới bắt đầu

Nếu Hhh tiến dần về 0 thì DN khó có khả năng có thể trả được nợ, tình hình tài chính của DN đang gặp khó khăn và DN có nguy cơ bị phá sản. học kế toán thực hành ở đâu tốt

Hạn chế của chỉ tiêu này là phần tử số [ tài sản ngắn hạn] bao gồm nhiều loại kể cả những loại tài sản khó có thể hoán chuyển thành tiền để trả nợ vay như các khoản nợ phải thu khó đòi, hàng tồn kho kém phẩm chất, các khoản thiệt hại chờ xử lý.. khóa học tài chính cho người không chuyên

Theo kinh nghiệm của các nhà phân tích, người ta nhân thấy rằng nếu hệ số này = 2 là tốt nhất. Tuy nhiên số liệu này chỉ mang tính chất tham khảo bởi vì nó biến động tùy thuộc vào nhiều nhân tố và điều kiện khác nhau của từng ngành.Tuy nhiên ở đây xuất hiện mâu thuẫn: khóa học kế toán doanh nghiệp

Thứ nhất, khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, không thể nói một cách đơn giản tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt nếu khả năng thanh toán ngắn hạn lớn. học kế toán thuế ở đâu tốt

Khả năng thanh toán ngắn hạn lớn có thể do: các khoản phải thu [tức nợ không đòi được hoặc không dùng để bù trừ được] vẫn còn lớn, hàng tồn kho lớn [tức nguyên vật liệu dự trữ quá lớn không dùng hết và hàng hóa, thành phẩm tồn kho không bán được không đối lưu được] tức là có thể có một lượng lớn.                        khóa học kế toán tổng hợp thực hành nâng cao

Tài sản lưu động tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả, vì bộ phận này không vận động không sinh lời… Và khi đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp thực tế sẽ là không cao nếu không muốn nói là không có khả năng thanh toán.

Thứ hai, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có thể được hình thành từ vốn vay dài hạn như tiền trả trước cho người bán; hoặc được hình thành từ nợ khác [như các khoản ký quỹ, ký cược…] hoặc được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu. Chính vì thế có thể vốn vay ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ nhưng nợ dài hạn và nợ khác lớn. Nếu lấy tổng tài sản lưu động chia cho nợ ngắn hạn để nói lên khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thì chẳng khác gì kiểu dùng nợ để trả nợ vay. học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tphcm

Chính vì vậy, không phải hệ số này càng lớn càng tốt. Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao [chẳng hạn Thương mại] trong tổng tài sản thì hệ số này cao và ngược lại.

Cần chú ý rằng tuy 2 doanh nghiệp có thể có cùng hệ số khả năng thanh toán hiện hành nhưng có thể mỗi DN có điều kiện tài chính và tiến độ thanh toán các khoản nợ khác nhau vì nó phụ thuộc vào tài sản ngắn hạn dùng để trả nợ của từng DN. học kế toán qua video

Vì những hạn chế trên nên khi đánh giá khả năng thanh toán của DN các nhà phân tích thường kết hợp thêm hệ số khả năng thanh toán nhanh

Các DN khi tiến hành thanh toán các khoản nợ thì trước tiến DN phải chuyển các tài sản ngắn hạn thành tiền nhưng trong các loại tài sản của DN thì không phải tài sản nào cũng có khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh mà có những tài sản tồn kho nên loại bỏ ra khỏi tử số vì đó là bộ phận dự trữ thường xuyên cho kinh doanh mà giá trị của nó và thời gian hoán chuyển thành tiền kém nhất, chẳng hạn như vật tư hàng hóa tồn kho [các loại vật tư công cụ, dụng cụ, thành phẩm tồn kho…] thì không thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất. Tùy theo mức độ kịp thời của việc thanh toán nợ hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể được xác định theo 2 công thức sau: nên học kế toán thực hành ở đâu

Hnhanh = [Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho]/Nợ ngắn hạn

Hay học chứng chỉ kế toán trưởng ở đâu

Hnhanh = [Tiền và các khoản TĐT – Đầu tư tài chính ngắn hạn + Các khoản phải thu ngắn hạn] /Nợ ngắn hạn

Hnhanh thông thường biến động từ 0,5 đến 1, lúc đó khả năng thanh toán của DN được đánh giá là khả quan. Tuy nhiên, để kết luận hệ số này tốt hay xấu thì cần phải xem xét đến bản chất và điều kiện kinh doanh của DN.

Nếu hệ số này < 0,5 thì DN đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ và để trả nợ thì DN có thể phải bán gấp hàng hóa, tài sản để trả nợ. Nhưng nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt bởi vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc các khoản phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn.Hay 

Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cao hay thấp, tình hình tài chính được đánh giá tốt hay xấu tùy thuộc vào lượng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lớn hay bé, nợ ngắn hạn nhỏ hay lớn. Tuy nhiên khi sử dụng hệ số thanh toán nhanh phải lưu ý một số điểm: hoc ke toan truong

Thứ nhất, công thức này vô hình chung đã triệt tiêu năng lực thanh toán “không dùng tiền” của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ đến hạn. Tức là chưa tính đến khả năng doanh nghiệp dùng một lượng hàng hóa mà thị trường có nhu cầu cao có thể bán ngay được hoặc xuất đối lưu; cũng như chưa tính đến khoản phải thu mà khi cần đơn vị có thể thỏa thuận để bù trừ khoản nợ phải trả cho các chủ nợ. Và như vậy sẽ là sai lầm khi lượng tiền của doanh nghiệp có thể ít, khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp không có nhưng lượng hàng hóa, thành phẩm tồn kho có thể bán ngay bất cứ lúc nào lớn, khoản phải thu có thể bù trừ ngay được cho các khoản phải trả nhiều, mà lại đánh giá khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp thấp. học nguyên lý kế toán ở đâu tại hà nội

Thứ hai, nợ ngắn hạn có thể lớn nhưng chưa cần thanh toán ngay thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cũng có thể được coi là lớn. Nợ ngắn hạn chưa đến hạn trả mà buộc doanh nghiệp phải tính đến khả năng trả nợ ngay trong khi nợ dài hạn và nợ khác phải trả hoặc quá hạn trả lại không tính đến thì sẽ là không hợp lý.
Nhìn chung hệ số này bằng 1 là lý tưởng nhất. Tuy nhiên giống như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ trong kỳ.

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá tốt hơn rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên do các chi phí trả trước cũng như các khoản phải thu … có quá trình chuyển đổi sang tiền mặt chậm hơn nhiều nên có thể sử dụng chỉ tiêu khác để bổ sung.

Xem thêm: Phân tích tài chính đầu tư trong doanh nghiệp

Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời [Htt] chỉ xem xét các khoản có thể sử dụng để thanh toán nhanh nhất đó là tiền. học xuất nhập khẩu thực tế

Khả năng thanh toán tức thời cho biết, với số tiền và các khoản tương đương tiền, doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không

Htt = Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn

So với các chỉ số thanh khoản khác ngắn hạn khác như chỉ số thanh toán hiện thời [current ratio], hay chỉ số thanh toán nhanh [quick ratio], chỉ số thanh toán tiền mặt đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản. Hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn bị loại khỏi công thức tính do không có gì bảo đảm là hai khoản này có thể chuyển nhanh chóng sang tiền để kịp đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn.Nói chung hệ số này thường xuyên biến động từ 0,5 đến 1. Tuy nhiên, giống như trường hợp của khả năng thanh toán hiện hành [khả năng thanh toán ngắn hạn] và khả năng thanh toán nhanh, để kết luận giá trị của hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu ở một doanh nghiệp cụ thể còn cần xem xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nhưng nếu hệ số này quá nhỏ thì nhất định doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. học kế toán ở đâu tốt tại hà nội

Có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt rất ít khi lớn hơn hay bằng 1. Điều này cũng không quá nghiêm trọng. Một doanh nghiệp giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việc làm không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn [ví dụ cho vay ngắn hạn].

Mặc dù chỉ số này phản ánh được mức thanh khoản cao nhất của tài sản doanh nghiệp, nhưng tính khả dụng của nó lại  tương đối hạn chế. Người ta rất ít khi sử dụng chỉ số thanh toán tiền mặt trong các báo cáo tài chính và các nhà phân tích cũng ít khi dùng chỉ số này trong phân tích cơ bản [fundamental analysis].

Tuy nhiên các hệ số trên chỉ được xem xét trong trạng thái tĩnh nên chưa đủ để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do vậy, cần sử dụng các chỉ tiêu mang tính chất quản trị để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. học xuất nhập khẩu tại tphcm

+ Số vòng quay của khoản phải thu khách hàng

Chỉ tiêu “Số vòng quay phải thu khách hàng” phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền. Trị giá chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi khoản phải thu càng nhanh. Điều này được đánh giá là tốt vì khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh, do vậy đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ. Khi phân tích cũng chú ý là hệ số này quá cao có thể không tốt vì có thể DN thắt chặt tín dụng bán hàng, do vậy ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy, khi đánh giá khả năng chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền cần xem xét đến chính sách tín dụng bán hàng của DN. ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán

+ Số ngày của một chu kỳ nợ [ Số ngày của doanh thu chưa thu ]

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân của một chu kỳ nợ, từ khi bán hàng đến khi thu tiền. Chỉ tiêu này nếu so sánh với kỳ hạn tín dụng của DN áp dụng cho từng khách hàng sẽ đánh giá tình hình thu hồi nợ và khả năng hoán chuyển thành tiền. khóa học lập báo cáo tài chính

 + Số vòng quay của hàng tồn kho [ H  hàng ]

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng luân chuyển hàng tồn kho của DN. Trị giá chỉ tiêu này càng cao thì công việc kinh doanh được đánh giá là tốt, khả năng hoán chuyển tài sản này thành tiền cao. Khi phân tích chỉ tiêu này cần quan tâm đến đặc điểm mặt hàng kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Nếu DN kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau và ngành nghề khác biệt thì cần tính toán số vòng quay cho từng nhóm, ngành hàng.

+ Số ngày của một vòng quay kho hàng [ N  hàng ]

Ngoài các chỉ tiêu trên, nhà phân tích còn có thể sử dụng số liệu chi tiết từ báo cáo công nợ để làm rõ tình hình thu nợ, trả nợ; qua đó làm rõ hơn khả năng thanh toán. Các chỉ tiêu bổ sung cho nội dung phân tích này như sau:

H1 = Nợ phải thu, phải trả mất khả năng thanh toán/ Tổng số nợ phải thu, phải trả

H2 = Tổng số nợ phải thu, phải trả quá hạn/ Tổng số nợ phải thu, phải trả

H3 = Tổng số nợ đã thu, đã trả trong kỳ / Số nợ đầu kỳ + số nợ phát sinh trong kỳ

Các chỉ tiêu trên được tính chung cho doanh nghiệp và tính riêng cho từng khách nợ, chủ nợ

Với những hướng dẫn phân tích khả năng thanh toán thông qua Báo cáo tài chính trên đây mong rằng sẽ hữu ích cho các bạn đang tìm hiểu về báo cáo tài chính doanh nghiệp

Xem thêm: Kinh nghiệm đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp

Bài viết được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia của Phân tích tài chính. Cảm ơn sự theo dõi của các bạn!. Nếu các bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về báo cáo tài chính các bạn nên đăng ký khóa học tài chính cho người không chuyên, trong khóa học này sẽ được những chuyên gia về tài chính hướng dẫn chi tiết. 

tự học xuất nhập khẩu

Video liên quan

Chủ Đề