Cần rèn luyện lòng khoan dung như thế nào nêu ví dụ cụ thể

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 – Bài 8: Khoan dung giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Trả lời:

Người khoan dung là người luôn rộng lòng tha thứ cho những người biết sai và sửa sai, tôn trọng sở thích, thói quen, lời nói của người khác và thông cảm với những khó khăn, những hoàn cảnh của người khác

Trả lời:

Một số ví dụ về lòng khoan dung: Nhường nhịn em nhỏ, không chấp nhặt , không đối xử thô bạo, biết thông cảm nhường nhịn, tha thứ cho những người biết xin lỗi và sửa sai, công bằng, vô tư khi nhận xét người khác,…

Trả lời:

Khoan dung Trái với khoan dung
Lắng nghe, cảm thông, chia sẻ với người khác, mong muốn người có khuyết điểm sửa chữa, bỏ qua những khuyết điểm nhỏ cho bạn, tha thứ cho những người có thành ý sửa lỗi, kiềm chế bản thân không thô bạo, chấp nhặt,… Trách mắng người khác, trả đũa người khác, không biết lắng nghe, không bỏ qua lỗi cho bạn khi bạn không cố ý, chê bai người khác, bới móc khuyết điểm của người khác,…

Trả lời:

– Đối với mỗi người: Lòng khoan dung khiến cho ta được mọi người yêu quý, kính trọng nhiều hơn, cuộc sống của ta sẽ trở nên nhanh thản, nhẹ nhàng và thoải mái hơn

– Đối với xã hội: Mỗi quan hệ giữa người với người thêm khăng khít, gắn bó, xã hội ngày càng phát triển vững mạnh hơn

Trả lời:

Trong cuộc sống, học sinh trung học cơ sở cần thể hiện lòng khoan dung với mọi người như sau: Biết yêu quý, chia sẻ giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh, sống tình cảm, biết quan tâm tới mọi người, không bới móc khuyết điểm của người khác, không giận dỗi, trả thù, không cố ý chê bai bạn, sẵn sàng tha thứ cho những người có ý nhận lỗi và sửa sai,..

Trả lời:

Khi bạn trong lớp em có mắc khuyết điểm, em sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở và khuyên bạn nên xin lỗi cả lớp và sửa sai, nếu như bạn có thành ý sửa lỗi thì em sẽ vui mừng và bỏ qua lỗi của bạn, còn nếu bạn không chịu sửa đổi vẫn cố chấp em sẽ nhờ cô giáo giải quyết.

Trả lời:

Hành vi, việc làm Khoan dung Không khoan dung
A. Bỏ qua những khuyết điểm nhỏ của bạn x
B. Hay chê bai người khác x
C. Bới móc khuyết điểm của người khác để phê bình x
D. Lắng nghe và thông cảm, chia sẻ với người khác x
E. Mong muốn người có khuyết điểm sửa chữa x
G. Mang nặng thành kiến với người có khuyết điểm x

A. Cây ngay không sợ chết đứng

B. Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại

C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no

D. Chị ngã em nâng

Trả lời:

Chọn đáp án B

Trả lời:

a. Biểu hiện của Yến thể hiện sự thiếu khoan dung, không tha thứ cho những lỗi lầm của bạn, mà rõ ràng Ngân không cố ý gây ra lỗi, và Ngân cũng đã chân thành xin lỗi Yến.

b. Nếu Yến tiếp tục giận mình, em sẽ tiếp tục xin lỗi và mua trả bạn một cuốn sánh mới.

A. Chín bỏ làm mười

B. Một điều nhịn, chín điều lành

C. Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại

D. Bán anh em xa mua láng giềng gần

Trả lời:

Chọn đáp án: D

Trả lời:

Em không đồng ý với ý kiến này. Trong cuộc sống không ai là hoàn hảo, ai ai cũng sẽ từng mắc sai lầm và cần có cơ hội đượi sửa chữa, cũng không phải cuộc sống của ai cũng luôn bằng phẳng, suôn sẻ mà sẽ có những lúc gặp khó khăn, trở ngại cần được quan tâm, sẻ chia giúp đỡ, vì thế ở tuổi nào cũng cần phải có trong mình lòng khoan dung.

Trả lời:

a. Thanh là người đã vi phạm lỗi, vi phạm kỉ luật của lớp học và cách ứng xử với giáo viên, ban đầu không biết hối lỗi nhưng về sau đã nhận ra sao lầm, biết xin lỗi và sửa lỗi.

b. Cách ứng xử của cô Huyền chứng tỏ cô là một người khoan dung. Chính sự khoan dung của cô đã giúp học trò trưởng thành và tiến bộ hơn, và chắc chắc cô sẽ được học trò yêu quý, kính trọng.

Trả lời:

Trong lớp em, Lê Ngân là một học sinh giỏi toàn diện, hơn thể bạn còn rất xinh gái và tốt bụng cho nên được nhiều thầy cô quý mến. Một nhóm bạn trong lớp tỏ ra ganh ghét, đố kị và luôn tìm cơ hội để nói xấu Lê Ngân. Hôm đó, cả lớp xuống sân trường học thể dục, riêng Ngân bị đau bụng nên xin phép thầy giáo ở trên lớp. Sau tiết học đó, Nam – một bạn trong lớp phát hiện bị mất tiền. Nhóm bạn kia đổ cho Ngân là người lấy vì chỉ có một mình Ngân ở trên lớp khi đó. Các bạn kia đi mách cô giáo, cố tình nói to, làm to sự việc, Ngân khi đó vừa khóc vừa giải thích vì cảm thấy vô cùng oan ức, Một lúc sau, Nam phát hiện số tiền đó được kẹp trong một cuốn sách mà bạn quên mất, Ngân được minh oan. Nhóm bạn kia cảm thấy vô cùng rất xấu hổ, sau đó cả nhóm đã đến và xin lỗi Ngân. Khi đó, Ngân đã nở một nụ cười thật tươi, sẵn sàng tha lỗi cho các bạn,

Trả lời:

Biểu hiện về lòng khoan dung cuả Bác:

   – Với các cháu học sinh hư, Bác không trách phạt, mắng mỏ mà nhận lỗi về người lớn, những người dạy dỗ chúng, chú ý đến việc các cháu thiếu tình cảm gia đình, phải tìm cách bù đắp.

   – Coi trọng trẻ em là một thực thể nhân cách đáng tôn trọng chứ không phải chỉ để yêu mến.

   – Nhìn nhận khuyết điểm, nhược điểm của con người một cách bình tĩnh, uốn nắn những sai lầm, khuyết điểm một cách chân tình và kịp thời.

Trả lời:

Bác Hồ có lòng nhân ái, khoan dung với con người bởi vì xuất phát từ nhân cách đạo đức cao đẹp của Bác, Bác rất biết hiểu và thông cảm cho người khác, luôn đặt mình vào vị trí của họ

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 – Bài 8: Khoan dung giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Lời giải:

Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa sai lầm.

Lời giải:

* Biểu hiện của khoan dung:

   – Tôn trọng và thông cảm người khác;

   – Tha thứ người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

   – Không chấp nhặt hẹp hòi; biết chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội;

* Biểu hiện trái với khoan dung:

   – Hay chấp vặt, thù dai.

   – Sống ích kỉ, chỉ nghĩ cho bản thân mình.

   – Không hi sinh cho người khác, chỉ chuộc lợi về mình.

Lời giải:

– Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.

– Cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

Lời giải:

Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn;

Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ;

Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm;

Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người;

A. Chị ngã em nâng.

B. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.

C. Gió chiều nào che chiều ấy.

D. Trách mình trước, trách người sau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A. Khoan dung là biết tha thứ, độ lượng với lỗi lầm, thiếu sót của người khác.

B. Khoan dung là chiều theo mọi yêu cầu của người khác một cách vô điều kiện.

C. Khoan dung là biết cảm nhận được vẻ đẹp của những sự khác biệt về văn hoá, phong tục, thậm chí của những sự đối lập.

D. Đấu tranh vì lẽ phải và sự công bằng cũng là thể hiện sự khoan dung.

E. Khoan dung tức là né tránh mọi sự đấu tranh.

G. Người không bao giờ phản đối người khác là người khoan dung.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, D.

A. Bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn.

B. Hay để ý đến khuyết điểm của người khác.

C. Góp ý cho bạn để bạn sửa chữa khuyết điểm.

D. Tìm cách che dấu khuyết điểm cho bạn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C.

A. Người khoan dung là người nhu nhược, yếu đuối, thiếu cương quyết.

B. Người khoan dung là người không định kiến hẹp hòi.

C. Cư xử khoan dung là không công bằng.

D. Người có lòng khoan dung không phân biệt đối xử với mọi người.

E. Cư xử khoan dung chẳng có lợi gì cho mình mà chỉ bị thiệt.

G. Người có lòng khoan dung không chấp nhặt, không đối xử nghiệt ngã với người khác.

H. Người có lòng khoan dung luôn biết nhường nhịn người khác và có cuộc sống thanh thản.

I. Người có lòng khoan dung không có tính ghen ghét, đố kị.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, E.

Câu hỏi :

1/ Em có tán thành thái độ của những người lớn trong khu phố trên không ? Vì sao ?

2/ Nếu ở gần T thì em sẽ cư xử thế nào với T ?

Lời giải:

1/ Em không tán thành thái độ của những người lớn trong khu phố trên. Đó là suy nghĩ ích kỉ, hẹp hòi, không biết bao dung độ lượng.

2/ Nếu ở gần T em sẽ động viên T và giúp T hòa nhập với cộng đồng được tốt hơn.

Câu hỏi :

1/ Em có nhận xét gì về Hằng ? Vì sao Hằng không nhận thấy những ưu điểm của người khác ?

2/ Em sẽ góp ý cho Hằng như thế nào ?

Lời giải:

1/ Hằng là người ích kỉ, đố kị với người khác. Hằng không nhận thấy ưu điểm của người khác vì Hằng cho mình là nhất, không muốn ai hơn mình.

2/ Em sẽ khuyên Hằng sống hòa nhã hơn, bao dung hơn và không nên nói những lời làm tổn thương người khác.

Câu hỏi:

Nếu là Huệ, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao em làm như vậy ?

A. Em mắng cho bạn đó một trận.

B. Em không nói gì, im lặng bỏ đi.

C. Em hỏi lí do vì sao bạn đó xô vào em và góp ý cho bạn đó.

D. Em gọi các bạn cùng lớp đến doạ cho bạn đó sợ.

Lời giải:

Nếu là Huệ, em sẽ chọn cách ứng xử C. Vì trong cuộc sống ai cũng có lúc mắc phải lỗi lầm, nên có lòng khoan dung với người khác.

Lời giải:

   – Những người đức hạnh thuận hoà

Đi đâu cũng được người ta tôn sùng.

– Chín bỏ làm mười.

– Yêu con người, mát con ta.

– Yêu con cậu mới đậu con mình.

– Một con tôm có chật gì sông, một cái lông có chật gì lỗ.

– Cao cành nở ngọn, mọi bạn mọi đến.

– Một sự nhịn là chín sự lành.

1/ Em có suy nghĩ gì sau khi đọc truyện trên ?

2/ Bài học quý giá mà chúng ta học được qua truyện trên là gì ?

Lời giải:

1/ “Khi một người bạn làm chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều gì đó lên trên cát, gió sẽ thổi bay chúng đi cùng sự tha thứ… Và khi có điều tốt lành xảy ra, chúng ta nên khắc nó lên đá để khắc sâu vào kí ức của trái tim, nơi không ngọn gió nào có thể xoá nhoà được.”. Đã là bạn bè với nhau chơi với nhau cần có sự tha thứ, sự khoan dung độ lượng, như thế tình cảm mới trong sáng, cùng nhau phấn đấu học tập.

2/ Tha thứ và lòng yêu thương luôn có thể cảm hoá được người khác và đó cũng chính là cách “trả thù” hữu hiệu nhất của mỗi chúng ta.

Video liên quan

Chủ Đề