Ví dụ về chức năng thông tin giao tiếp

Sự tồn tại và phát triển của mỗi con người luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của những cộng đồng xã hội nhất định. Không ai có thể sống, hoạt động ngoài gia đình, bạn bè, địa phương, tập thể, dân tộc, tức là ngoài xã hội. Trong xã hội ấy giao tiếp là nhu cầu quan trọng và thiết yếu của con người.

Giao tiếp là gì? Chức năng của giao tiếp ra sao? Mời bạn đọc theo dõi bài viết của chúng tôi để có câu trả lời.

Giao tiếp là gì?

Giao tiếp là một quá trình trong đó các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp.

Hiện nay vẫn chưa cho có sự thống nhất cao trong các nhà nghiên cứu khi bàn về giao tiếp, do có rất nhiều cách hiểu đưa ra giải đáp giao tiếp là gì. Theo cách hiểu Martin.

P.Andelem: “Giao tiếp là quy trình trong đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta”. Hay B. ph. Lomov – nhà tâm lý học người Nga coi giao tiếp là phạm trù cơ bản của tâm lý học hiện đại, là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tư cách là chủ thể. V.N. Miaxixev xét giao tiếp dưới góc độ nhân cách bệnh cho rằng giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các nhân cách cụ thể.

Parughin nhà tâm lý học xã hội Nga: Giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động giữa các cá thể, là quá trình thông tin quan hệ giữa con người với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau ảnh hưởng lẫn nhau và trao đổi cảm xúc lẫn nhau.

Georgen Thiner và cộng sự lại cho rằng giao tiếp được coi là sự truyền đạt thông tin. J. P. Gruere [1982] đã nêu một định nghĩa có tính chất vật lý “sự giao tiếp là một quá trình chuẩn trong đó một thông điệp được chuyển tải từ một bộ phát mới tới một bộ thu, thông qua một chuỗi các yếu tố được coi là nguồn, kênh, địa chỉ…

Như vậy, giao tiếp có thể được hiểu là các biểu hiện mang tính hướng ngoại và bề mặt khi con người thể hiện các tiếp xúc tương tác với các cá nhân khác trong cộng đồng và nhằm mục đích nhất định. Giao tiếp không chỉ đơn thuần là việc truyền thụ ý muốn nói mà còn bao hàm cả việc hiểu được những ý đó nữa.

Chức năng của giao tiếp

Giao tiếp có nhiều chức năng khác nhau. Do đó để bạn đọc dễ dàng theo dõi thì bài viết xin chia chức năng của giao tiếp như sau:

– Căn cứ vào mục đích hoạt động: kiểm soát, tạo động lực, bày tỏ cảm xúc và thu nhận thông tin.

+ Giao tiếp có thể thực hiện chức năng kiểm soát hành động của các thành viên theo một số cách nhất định.

+ Giao tiếp thúc đẩy động lực bằng cách giải thích rõ cho người đối diện nghe hiểu cần làm gì và nên làm gì; ủng hộ và giúp đỡ họ.

+ Giao tiếp giúp bày tỏ cảm xúc, đưa ra nhận định tình cảm cảm xúc qua lời nói về thái độ trước sự vật cụ thể.

+ Qua giao tiếp con người cũng có thể thu nhận thông tin.

– Căn cứ vào tính chất của hoạt động giao tiếp thì có thể chia chức năng của giao tiếp làm hai nhóm: các chức năng thuần túy xã hội và các chức năng tâm lí – xã hội.

+ Các chức năng thuần túy xã hội là các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm người.

+ Các chức năng tâm lí – xã hội của giao tiếp là các chức năng phục vụ nhu cầu của từng thành viên trong xã hội. Con người có đặc thù là luôn có giao tiếp với người khác. Cô đơn là một trạng thái tâm lí nặng nề.

Phân loại giao tiếp

Ngoài việc chia sẻ Giao tiếp là gì? Chức năng của giao tiếp ra sao? Chúng tôi chia sẻ về phân loại giao tiếp.

Có nhiều cách phân loại giao tiếp theo những căn cứ khác nhau:

Dựa vào nội dung tâm lý của giao tiếp, người ta phân ra: Giao tiếp nhằm thông báo những thông tin mới. Giao tiếp nhằm thay đổi hệ thống động cơ và giá trị. Giao tiếp nhằm động viên, kích thích hành động.

Dựa vào đối tượng hoạt động giao tiếp có thể chia thành Giao tiếp liên nhân; Giao tiếp xã hội; Giao tiếp nhóm

Dựa vào tính chất tiếp xúc, ta có thể chia ra làm 2 loại: Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp

Dựa vào hình thức của giao tiếp, có: Giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức.

Dựa vào thế tâm lý giữa hai bên trong giao tiếp, chúng ta có thể chia giao tiếp ra thành 3 kiểu: giao tiếp ở thế mạnh, giao tiếp ở thế yếu và giao tiếp ở thế cân bằng.

Căn cứ vào phương tiện giao tiếp ta có ba loại: giao tiếp vật chất, giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp tín hiệu.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Giao tiếp là gì? Chức năng của giao tiếp ra sao? Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Giao tiếp là một quá trình trong đó các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp.

Cùng Top lời giải trả lời chính xác, chi tiết cho câu hỏi: “Các chức năng của giao tiếp” kèm theo những kiến thức vận dụng hay nhất được các thầy cô biên soạn là tài liệu ôn tập dành các bạn học sinh để đạt kết quả cao

Câu hỏi: Các chức năng của giao tiếp

Trả lời:

Giao tiếp có nhiều chức năng. Có thể chia các chức năng của giao tiếp ra làm hai nhóm: các chức năng thuần túy xã hội và các chức năng tâm lí – xã hội.

Các chức năng thuần túy xã hội là các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm người. Ví dụ, khi bộ đội kéo pháo, họ cùng hô lên với nhau: “hò dô ta nào” để điều khiển, thống nhất cùng hành động để tăng thêm sức mạnh của lực kéo. Như vậy, giao tiếp có chức năng tổ chức, điều khiển, phối hợp hoạt động lao động tập thể. Giao tiếp còn có chức năng thông tin, muốn quản lí một xã hội phải có thông tin hai chiều, từ trên xuống, từ dưới lên và cả thông tin giữa các nhóm, tập thể…

Các chức năng tâm lí – xã hội của giao tiếp là các chức năng phục vụ nhu cầu của từng thành viên trong xã hội. Con người có đặc thù là luôn có giao tiếp với người khác. Cô đơn là một trạng thái tâm lí nặng nề. Bị “cô lập” với cộng đồng, bạn bè, người thân…có thể nảy sinh trạng thái tâm lí không bình thường, nhiều khi dẫn tới tình trạng bệnh lí. Chức năng này của giao tiếp gọi là chức năng nối mạch [tiếp xúc] với người khác. Nối được mạch với nhóm rồi, con người có quan hệ với các người khác trong nhóm cùng với các thành viên khác trong nhóm tạo nên các quan hệ nhóm: có hứng thú chung, mục đích chung, có nhu cầu gắn bó với nhau v.v… làm cho các quan hệ này trở thành các quan hệ thực, bảo đảm sự tồn tại thực của nhóm.

Như vậy, giao tiếp giúp cho con người thực hiện các quan hệ liên nhân cách. Nghĩa là mỗi thành viên hòa nhịp vào nhóm, coi nhóm là mình, mình là nhóm. Nhóm ở đây hiểu theo nghĩa rộng, từ hai người đến một cộng đồng lớn. Chức năng hòa nhịp còn gọi là chức năng đồng nhất qua giao tiếp thành viên đồng nhất với nhóm, chấp nhận và tuân thủ các chuẩn mực nhóm dẫn đến sự thống nhất nhiều mặt trong nhóm. Nhưng sự vận động của nhóm có thể dẫn tới chỗ một thành viên nào đó tách khỏi nhóm. Đến lúc đó chức năng đồng nhất chuyển thành chức năng đối lập: thành viên này đối lập lại với nhóm vì khác biệt về hứng thú, mục đích, động cơ v.v… Đương nhiên thành viên này sẽ có thể và phải gia nhập vào những mối quan hệ ở nhóm khác. Giao tiếp nhóm là loại giao tiếp rất phổ biến trong chúng ta và có vai trò to lớn đối với việc hình thành và phát triển tâm lí, nhất là với các em học sinh. Cần phân biệt giao tiếp nhóm chính thức và giao tiếp nhóm không chính thức. Nhóm chính thức là nhóm được thành lập theo một quy định chung nào đó. Nhóm không chính thức là nhóm do các thành viên tự tập hợp thành nhóm.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Các khái niệm liên quan

a. Giao tiếp là gì?

Giao tiếp là một quá trình trong đó các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp.

P.Andelem: “Giao tiếp là quy trình trong đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta”. Hay B. ph. Lomov – nhà tâm lý học người Nga coi giao tiếp là phạm trù cơ bản của tâm lý học hiện đại, là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tư cách là chủ thể. V.N. Miaxixev xét giao tiếp dưới góc độ nhân cách bệnh cho rằng giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các nhân cách cụ thể.

b. Kỹ năng giao tiếp là gì?

Kỹ năng giao tiếp [Communication Skills]là khả năng truyền đạt thông điệp, các tín hiệu cơ sở, lắng nghe; gửi đi và nhận lại các phản hồi là các thông tin được tri nhận thông qua nền tảng kiến thức riêng của mỗi người. Quá trình này mô tả sự trao đổi thông tin qua lại giữa chủ thể giao tiếp [người nói] và đối tượng giao tiếp [người nghe] nhằm tạo ra sự liên kết chặt chẽ với định hướng mang lại một mục đích giao tiếp nhất định. Kỹ năng giao tiếp có thể được nhìn nhận như một nghệ thuật giao tiếp. Nó không chỉ đơn thuần là giao tiếp mà còn bao gồm các kỹ năng khác như: kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu; kỹ năng sử dụng ngôn từ, hình thể; kỹ năng thuyết phục, đồng cảm…

b. Nghệ thuật giao tiếp là gì?

Nghệ thuật giao tiếp là những kỹ năng cần có để giúp việc giao tiếp đi đúng với mục đích ban đầu được đề ra. Là phạm trù bao gồm: Thái độ, lời nói; cử chỉ; hành động; điệu bộ cơ thể,… tất cả các kỹ năng giao tiếp trong đời sống để tạo ấn tượng tốt, tạo được sự tin cậy, đánh giá cao của người khác về bạn.

c. Phân loại giao tiếp

Có nhiều cách phân loại giao tiếp theo những căn cứ khác nhau:

Dựa vào nội dung tâm lý của giao tiếp, người ta phân ra: Giao tiếp nhằm thông báo những thông tin mới. Giao tiếp nhằm thay đổi hệ thống động cơ và giá trị. Giao tiếp nhằm động viên, kích thích hành động.

Dựa vào đối tượng hoạt động giao tiếp có thể chia thành Giao tiếp liên nhân; Giao tiếp xã hội; Giao tiếp nhóm

Dựa vào tính chất tiếp xúc, ta có thể chia ra làm 2 loại: Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp

Dựa vào hình thức của giao tiếp, có: Giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức.

Dựa vào thế tâm lý giữa hai bên trong giao tiếp, chúng ta có thể chia giao tiếp ra thành 3 kiểu: giao tiếp ở thế mạnh, giao tiếp ở thế yếu và giao tiếp ở thế cân bằng.

Căn cứ vào phương tiện giao tiếp ta có ba loại: giao tiếp vật chất, giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp tín hiệu.

Xem thêm:

Vai trò của giao tiếp là gì?

2. Các yếu tố cấu thành của hoạt động giao tiếp

Trong quá trình giao tiếp xã hội không có sự phân cực giữa bên phát và bên nhận thông tin, cả hai đều là chủ thể tích cực, luôn đổi vai cho nhau. Các chủ thể giao tiếp là những nhân cách đã được xã hội hóa, do vậy các hệ thống tín hiệu thông tin được họ sử dụng chịu sự chi phối của các qui tắc chuẩn mực xã hội trong một khung cảnh văn hóa xã hội thống nhất. Đồng thời, mỗi cá nhân là một bản sắc tâm lý với những khả năng sinh học và mức độ trưởng thành về mặt xã hội khác nhau. Như vậy, giao tiếp có một cấu trúc kép, nghĩa là giao tiếp chịu sự chi phối của động cơ, mục đích và điều kiện giao tiếp của cả hai bên có thể mô tả như sau:

Cấu trúc kép trong giao tiếp

Động cơ của S1 —> Hoạt động giao tiếp Hành động giao tiếp Thao tác giao tiếp

Chủ Đề