Vai trò quan trọng nhất của nghĩa quân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc là gì

Vai trò của phong trào Tây Sơn vô cùng to lớn. Phong trào Tây Sơn là phong trào của nông dân lật đổ chính quyền phong kiên thối nát đòi lại quyền lợi cho nhân dân, bước đầu hoàn thành sư nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc chấm dứt thời kì Đàng trong, đàng ngoài vua Lê chúa Trịnh những cuộc nội chiến đầy đau thương, mất mát cho người nông dân. Ngoài ra không thể không kể đến những cuộc đấu tranh chông giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Phong trào Tây Sơn có vai trò quan trọng trong sự nghiệp thống nhất đất nước, cụ thể:

Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm.
+ Từ năm 1773 đến năm 1777, quân Tây Sơn đánh chiếm Phủ Quy Nhơn, đánh chiếm Phú Xuân và Gia Định. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.

+ Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm – Xoài Mút.

Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh
+ Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ cho quân đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh bị sụp đổ.

+ Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã tạo những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước.

Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh hoàn toàn giải phóng đất nước.
+ Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

+ Trước sức mạnh của địch quân Tây Sơn tạm rút về Ninh Bình, Thanh Hóa.

+ Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung, thần tốc tiến quân ra Bắc.

+ Đúng giao thừa Tết Kỷ Dậu, quân ta được lệnh lên đường. Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, chiến đấu quyết liệt với chiến thắng vang dội tại trân Ngọc Hồi - Đống Đa, quân ta đánh bại hoàn toàn quân xâm lược

=> Như vậy, để thống nhất đất nước, bảo vệ sự độc lập của nước nhà, phong trào Tây Sơn đã chiến đấu 17 năm liên tục, lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, chấm dứt sự chia cắt đất nước thành đàng trong - đàng ngoài, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời với việc thống nhất đất nước, phong trào Tây Sơn còn đánh tan quân ngoại xâm: Xiêm, Thanh.

Giải bài tập 1 trang 120 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 116 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước:

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và đánh tan quân xâm lược Xiêm:

+ Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra tại ấp Tây Sơn [Bình Định].

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.

+ Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm - Xoài Mút.

- Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài:

+ Trong những năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã lần lượt lật đổ hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.

+ Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, giữ vững độc lập dân tộc.

* Đánh giá:

- Chỉ sau 17 năm [1771 - 1788], phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.

- Phong trào Tây Sơn đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.

- Công lao của quân Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước gắn liền với bảo vệ độc lập dân tộc.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

Phong trào Tây Sơn là phong trào khởi nghĩa nông dân được lãnh đạo bởi Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Vai trò của phong trào Tây Sơn đã lập ra triều đại Tây Sơn, giúp nước ta đi đến gần hơn việc thống nhất dân tộc sau hàng trăm năm bị chia cắt. Để làm rõ hơn về phong trào này, DINHNGHIA.VN mang đến cho bạn bài viết vai trò của phong trào Tây Sơn, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Vai trò của phong trào Tây Sơn với sự nghiệp thống nhất đất nước

  • Giữa thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến ở Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng sâu sắc, các phong trào nông dân nổ ra đều bị đàn áp
  • Năm 1744, ở Đàng Trong chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương, nước ta bị chia làm hai. Chính quyền Đàng Trong suy yếu, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Các phong trào nông dân ồ ạt bùng nổ ở Đàng Trong.
  • Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo khởi nghĩa nông dân ở Tây Sơn [Bình Định]. Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu nhưng nhờ sự giúp đỡ của người dân trong vùng nên lực lượng ngày càng mạnh. Từ một cuộc khởi nghĩa nông dân đã nhanh chóng trở thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
  • Lực lượng Tây Sơn nổi tiếng bình đẳng, không tham của dân, nghĩa quân lấy khẩu hiệu “lấy của người giàu chia cho người nghèo” nên rất được quần chúng ủng hộ, đánh đâu thắng đó
  • Năm 1973, nghĩa quân chiếm được thành Quy Nhơn và nhanh chóng đánh xuống phía Nam, kiểm soát được vùng từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận
  • Từ năm 1776 – 1782, quân Tây Sơn nhiều lần đánh thành Gia Định. Đến tháng 3/1882, Nguyễn Huệ lần thứ tư đem quân đánh Gia Định. Nguyễn Ánh chống cự không được, trốn về Phú Quốc. Họ Nguyễn về cơ bản đã bị chinh phục.
  • Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng làm vua, lập ra triều đại Tây Sơn
  • Từ năm 1786 – 1788, quân Tây Sơn tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê – Trịnh, thống nhất đất nước.

Vai trò của phong trào Tây Sơn và các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỷ XVIII

Cuối thế kỷ XVIII, họ Nguyễn và họ Trịnh thất bại, cầu cứu bên ngoài, mở đường cho giặc tiến vào nước ta. Việc đánh đuổi quân Xiêm và đại phá quân Thanh đã thể hiện rõ vai trò của phong trào Tây Sơn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

Kháng chiến chống quân Xiêm [1785]

  • Tháng 2/1784, Nguyễn Ánh thất thế cầu viện quân Xiêm [Thái Lan], Vua Xiêm cho tướng đem 2 vạn quân thủy, 300 chiến thuyền, 3 vạn quân bộ tiến sang nước ta.
  • Cuối năm 1784, quân Xiêm chiếm gần nửa đất Nam Bộ, ra sức cướp bóc, phá hoại chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn.
  • Năm 1785, Nguyễn Huệ tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm – Xoài Mút [trên sông Tiền – Tiền Giang] dẹp tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.
  • Đây là một thắng lợi lớn của nghĩa quân, tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện được tài cầm quân của Nguyễn Huệ , đập tan mưu đồ xâm lược nước ta của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc và vai trò của phong trào Tây Sơn.

Kháng chiến chống quân Thanh [1789]

  • Năm 1786, sau khi đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để tiêu diệt họ Trịnh với danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”. Trịnh Tông tự Sát, họ Trịnh bị sụp đổ. Trên danh nghĩa, Nguyễn Huệ trao trả chính quyền cho vua Lê, nhưng trên thực tế ông nắm mọi quyền chính ở Bắc Hà. Vua Lê Hiển Tông gả công chúa Lê Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ.
  • Tháng 7/1886, vua Lê Hiển Tông qua đời, vua Lê Chiêu Thống nối ngôi. Sau đó, Nguyễn Huệ đem Ngọc Hân rút về Nam [Phú Xuân]
  • Ở ngoài Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp Lê Chiêu Thống phản bội Tây Sơn. Sau khi bị quân Tây Sơn tiến đánh, vua Lê Chiêu Thống đã cầu viện quân Thanh. Vua Thanh đương thời là Càn Long cho Tôn Sĩ Nghị dẫn 29 vạn quân sang nước ta đánh phá quân Tây Sơn, chiếm đánh thành Thăng Long.
  • Ngày 25/11 năm Mậu Thân [22/12/1788],  Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc. Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An và Thanh Hoá để tuyển thêm binh lính.
  • Đêm 30 Tết [25/1/1789] , đại quân tiến công với khí thế từ lời Hiểu dụ của Vua Quang Trung: “Đánh cho để dài tóc, Đánh cho để đen răng, Đánh cho nó chích luân bất phản, Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
  • Sau 5 ngày tiến công thần tốc, Mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789, nghĩa quân giành chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi – Đống Đa, tiến vào thành Thăng Long đánh bại 29 vạn quân Thanh.
  • Sau 5 ngày tiến quân, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn giành chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi – Đống Đa tiến vào Thăng Long.
  • Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy nhưng trên đường bị quân Tây Sơn chặn đánh. Cuối cùng, Tôn Sĩ Nghị và vua Lê Chiêu Thống chạy về Trung Quốc, quân Thanh đại bại.

Vai trò của phong trào Tây Sơn

  • Tiêu diệt tàn dư của tập đoàn phong kiến mục nát, bọn phản động trong nước.
  • Kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Thanh, bước đầu thống nhất đất nước và bảo vệ toàn vẹn tổ quốc.

Vương triều Tây Sơn

Một số nét tiêu biểu về vương triều Tây Sơn

  • Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế [ niên hiệu Thái Đức] đóng đô tại Quy Nhơn, Vương triều Tây Sơn được thành lập.
  • Năm 1788, Nguyễn Huệ [niên hiệu Quang Trung] lên ngôi Hoàng đế thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc.
  • Cuối năm 1788, Nguyễn Nhạc từ bỏ niên hiệu Thái Đức, chỉ xưng là “Tây Sơn Vương”
  • Sau khi đánh tan quân Thanh, Nguyễn Huệ trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của triều Tây Sơn và là vị vua duy nhất cai trị tại Việt Nam lúc bấy giờ.

Chính sách đối nội, đối ngoại của vua Quang Trung

  • Thành lập bộ máy chính quyền các cấp, phân phối đất đai cho nhân dân, khôi phục lại thủ công nghiệp trước đây bị cấm, kêu gọi quần chúng nhân dân khôi phục sản xuất.
  • Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, khuyến khích lựa chọn người tài cho đất nước. Thực hiện chính sách tự do tôn giáo. Bỏ chữ Hán là chữ viết chính thức thay vào đó chọn chữ Nôm là chữ viết chính thức tại các vùng đất mà vua Quang Trung cai trị.
  • Đối ngoại: thực hiện chính sách hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với các nước Lào và Chân Lạp rất tốt đẹp.
  • Năm 1792, vua  Quang Trung qua đời. Con là Nguyễn Quang Toản lên ngôi lúc 9 tuổi [vua Cảnh Thịnh]. Vua Cảnh Thịnh còn nhỏ, không đủ năng lực cai trị, nội bộ Tây Sơn mâu thuẫn các tướng tranh quyền, nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu.
  • Năm 1802, Nguyễn Ánh tấn công, vương triều Tây Sơn hoàn toàn sụp đổ.

Nhận xét về triều đại Tây Sơn

  • Triều đại Tây Sơn chỉ tồn tại được 24 năm [1778 – 1802] nhưng đã đóng góp một vai trò rất lớn trong lịch sử của dân tộc ta.
  • Trước hết, vai trò của phong trào tây sơn đã khơi dậy ý chí chiến đấu của nhân dân, thể hiện sự đoàn kết dân tộc và sự lãnh đạo tài ba của những vị anh hùng.
  • Thứ 2, vai trò của phong trào tây sơn, đưa đất nước ta tiến gần hơn đến công cuộc thống nhất đất nước, mở rộng lãnh thổ; kết thúc hàng trăm chia cắt, tranh giành quyền lực của các thế lực Mạc – Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê Sơ bị sụp đổ.

Người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ luôn được sử sách lưu danh với nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm và những cải cách quan trọng cho đất nước. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ phần nào giải đáp hết những thắc mắc của bạn. Nếu có ý kiến bổ sung về bài viết vai trò của phong trào Tây Sơn, hãy trao đổi với DINHNGHIA.VN ở phần bình luận ngay dưới bài viết này bạn nhé.

Please follow and like us:

Video liên quan

Chủ Đề