Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nhà kinh doanh xuất nhập khẩu

VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG NỀN KINH TẾ

Trong các mối quan hệ thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian tiến hành thanh toán. Nó giúp cho quá trình thanh toán được tiến hành an toàn, nhanh chóng và thuận lợi đồng thời giảm thiểu chi phí cho khách hàng. Với sự uỷ thác của khách hàng, ngân hàng không chỉ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong các giao dịch thanh toán mà còn tư vấn cho họ nhằm tạo nên sự tin tưởng, hạn chế rủi ro trong quan hệ thanh toán với các đối tác nước ngoài.

Thanh toán quốc tế còn có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gia tăng qui mô hoạt động, tăng khối lượng hàng hoá giao dịch và mở rộng quan hệ giao dịch với các nước.

Thanh toán quốc tế không chỉ làm tăng thu nhập của ngân hàng, mở rộng vốn, đa dạng các dịch vụ mà còn nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế. Trong quá trình lưu thông hàng hoá, thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng, do vậy nếu thanh toán thực hiện nhanh chóng và liên tục, giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu được thực hiện sẽ có tác dụng thúc đẩy tốc độ thanh toán và giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Thông qua thanh toán quốc tế còn tạo nên các mối quan hệ tin cậy giữa doanh nghiệp và ngân hàng, từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp được các ngân hàng tài trợ vốn trong trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật thanh toán thông qua việc hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thanh toán với các đối tác.

Về phương diện quản lý của Nhà nước, thanh toán quốc tế giúp tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách hiệu quả, tạo điều kiện thực hiện tốt cơ chế quản lý ngoại hối của nhà nước, quản lý hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu theo chính sách ngoại thương đã đề ra.

                                                                   Lê Phúc Minh Chuyên

kinh tế quốc tế trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò nòng cốt, là cơ sở chocác mối quan hệ khác tồn tại và phát triển.Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của quá trình xuất nhập khẩu hànghóa, đảm bảo cho việc thực hiện giá trị hàng hóa. Nếu thanh toán quốc tế đượcthực hiện tốt thì giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu mới được thực hiện. Bên cạnhđó, việc can thiệp, trợ giúp về mặt kỹ thuật và tài chính của ngân hàng sẽ giúphạn chế các rủi ro trong kinh doanh đối ngoại, bảo vệ quyền lợi của các bêntham gia hợp đồng ngoại thương tạo điều kiện cho thương mại quốc tế pháttriển thuận lợi.Mặt khác xuất nhập khẩu là một khoản mục quan trọng trong cán cânthanh toán quốc tế của một quốc gia thể hiện ở giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu.Giá trị này chỉ có thể được thực hiện thông qua hoạt động thanh toán quốc tế.Do đó, thanh toán quốc tế trực tiếp tác động tới cán cân thanh toán của mộtquốc gia. Nếu thanh toán quốc tế được thực hiện một cách nhanh chóng, kịpthời, chính xác thì có thể hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, từ đó góp phần ổnđịnh tỷ giá, duy trì dự trữ ngoại hối và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Ngoài ra, việc tham gia của ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tếsẽ giúp nhà nước trong việc quản lý một cách có hiệu quả hoạt động kinh doanhxuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước, thực hiện tốt hơn luồng dichuyển ngoại tệ của một quốc gia dựa trên cán cân thanh toán quốc tế, đồngthời nắm bắt được tình hình thị trường thế giới, tự đánh giá khả năng hội nhậpvào nền kinh tế khu vực và thế giới, từ đó xây dựng chiến lược và thực thi cácchính sách đối ngoại phù hợp với từng thời kỳ.Tóm lại, việc thanh toán giữa các nước sẽ được thực hiện thông qua ngânhàng và vai trò của ngân hàng trong thanh toán quốc tế chính là chất xúc tác, làđiều kiện đảm bảo an toàn cho các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũngnhư tài trợ cho họ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó thúc đẩy hoạtđộng xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển một cáchnhanh chóng, đồng thời nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.6 1.1.2.2 Đối với hoạt động nhập khẩu:Một trong những mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là mục tiêu lợinhuận, tuy nhiên việc đạt được mục tiêu này là không hề dễ dàng, nhất là vớicác doanh nghiệp xuất nhập khẩu bởi hoạt động của họ chịu ảnh hưởng trực tiếpbởi các yếu tố bên ngoài quốc gia như: tình hình thị trường thế giới, đạo đức vàkhả năng thanh toán của các đối tác nước ngoài, các rủi ro có thể gặp phải trongquá trình vận chuyển hàng hóa, khả năng tiêu thụ sản phẩm trong trường hợp bịtừ chối thanh toán từ phía nước ngoài… Các doanh nghiệp này chỉ có thể hoạtđộng hiệu quả khi các hợp đồng ngoại thương mà họ tham gia được thực hiệntrôi chảy. Điều này sẽ rất khó khăn nếu thiếu sự trợ giúp của các ngân hàngthông qua nghiệp vụ thanh toán quốc tế.Ngân hàng với tư cách là một tổ chức tài chính chuyên nghiệp có bề dàykinh nghiệm, có khả năng tài chính để tài trợ cho cả người bán và người mua,có mạng lưới và quan hệ đại lý rộng khắp, có công nghệ kỹ thuật tiên tiến bậcnhất sử dụng trong thanh toán, do đó có thể thực hiện thanh toán quốc tế nhanhchóng, thuận tiện và chính xác nhất. Sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế quangân hàng doanh nghiệp sẽ có khả năng xác định được năng lực thực hiện hợpđồng của các bên, giành được lợi thế trong quá trình đàm phán, ký kết hợpđồng, từ đó vươn tới những thương vụ lớn hơn.Thanh toán quốc tế cũng giúp doanh nghiệp thông qua hoạt động tư vấn,bảo lãnh, đảm bảo, giúp họ thực hiện tốt hợp đồng và nâng cao uy tín trên thịtrường quốc tế. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán quốc tế qua ngânhàng sẽ giúp cho việc thanh toán được nhanh chóng, tạo lòng tin cho các đối tácđồng thời đảm bảo an toàn cho bản thân. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu thanhtoán quốc tế qua ngân hàng giúp họ thu tiền hàng nhanh chóng, kịp thời phụcvụ cho các hoạt động tiếp sau. Ngoài ra trong trường hợp thiếu vốn, khách hàngcó thể được ngân hàng tài trợ xuất nhập khẩu như: cho vay ký quỹ mở L/C,chiết khấu chứng từ xuất khẩu,… giúp khách hàng không bỏ lỡ cơ hội kinh7 doanh, thực hiện tốt hợp đồng ngoại thương hoặc giải quyết những khó khăntạm thời về vốn, từ đó làm cho thương mại ngày càng phát triển.Như vậy, với các phương thức thanh toán đa dạng cùng với sự trợ giúp vềkỹ thuật, tài chính và uy tín của các ngân hàng trong quá trình thực hiện thanhtoán quốc tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể tiến hành hoạt động kinhdoanh với các đối tác ở từng mức độ quen biết khác nhau, từ đó hạn chế rủi rođồng thời bảo đảm quyền lợi của mình và góp phần quan trọng trong việc pháttriển hoạt động của doanh nghiệp.1.1.2.3 Đối với ngân hàngĐối với ngân hàng than toán quốc tế ngày càng có vị trí và vai trò quantrọng bởi nó không chỉ là một dịch vụ thanh toán đơn lẻ mà còn hỗ trợ, bổ sungcho các mặt hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.Thanh toán quốc tế tạo môi trường ứng dụng công nghệ ngân hàng: Hệthống ngân hàng của mỗi nước dù đã hay đang phát triển đều hết sức quan tâmđến họat động thanh toán quốc tế. Tiêu chí của thanh toán quốc tế là nhanhchóng, kịp thời, chính xác. Do đó, công nghệ tiến tiến của ngành ngân hàng đềuđược ứng dụng nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn các tiêu chí nêu trên. Ngânhàng ở các nước đều có mức đầu tư đáng kể vào công nghệ thông tin, viễnthông và xử lý dữ liệu.Thanh toán quốc tế giúp ngân hàng tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại:thông qua việc bảo lãnh cho khách hàng trong nước, thanh toán cho ngân hàngnước ngoài, ngân hàng thực hiện thanh toán quốc tế sẽ có được những quan hệđại lý với ngân hàng và đối tác nước ngoài, Mối quan hệ này dựa trên cơ sở hợptác và tương trợ. Với thời gian hoạt động nghiệp vụ càng lâu, mối quan hệ ngàycàng mở rộng. Đây cũng là hiệu quả do thanh toán quốc tế mang lại.Thông qua nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể đa dạng hóadanh mục sản phẩm bằng cách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thanh toán quốc tế8 cho khách hàng như chiết khấu bộ chứng từ, cho vay nhập khẩu, bảo lãnh nhậpkhẩu, dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu… Đồng thời tạo điều kiện cho ngân hàngphát triển các hoạt động nghiệp vụ khác như tín dụng, bảo lãnh, kinh doanhngoại hối,… Các dịch vụ này một mặt giúp ngân hàng tăng thêm thu nhập, mặtkhác giúp ngân hàng hạn chế rủi ro và đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp củacác doanh nghiệp xuất nhập khẩu, qua đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng.Dịch vụ thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng.Trong quá trình thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế cho khách hàng,ngân hàng yêu cầu khách hàng ký quỹ một khoản tiền tỉ lệ với giá trị mà ngânhàng sẽ bảo lãnh thanh toán. Nguồn tiền này tương đối ổn định và phát sinhthường xuyên trong việc thực hiện các L/C nhập khẩu cho khách hàng. Vì vậy,trong thời gian chờ đợi thanh toán, ngân hàng có thể sử dụng các khoản tiền nàyđể hỗ trợ thanh toán khi cần thiết, hoặc thậm chí sử dụng để kinh doanh, đầu tưngắn hạn kiếm lờiNói tóm lại, hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại của cácngân hàng thương mại chính là hình thức chủ yếu để tài trợ ngoại thương chocác đơn vị xuất nhập khẩu. Hoạt động thanh toán quốc tế vững mạnh góp phầnnâng cao uy tín của ngân hàng, thu hút thêm khách hàng, tăng thu nhập chongân hàng, góp phần cải tiến và hỗ trợ cho các sản phẩm của ngân hàng, mởrộng quan hệ đối ngoại và tạo điều kiện để hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.Ngược lại, khi các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, kinh doanh tiền tệ… hoạtđộng có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển.1.2 Các phương thức thanh toán hàng hóa nhập khẩu chủ yếuPhương thức thanh toán quốc tế, hiểu một cách đơn giản, là một cách thứcnhất định, thông qua đó người mua trả tiền, nhận hàng và người bán nhận tiền,giao hàng. Để phù hợp với tính đa dạng và phong phú của mối quan hệ thươngmại và thanh toán quốc tế người ta đã thiết lập những phương thức thanh toán9 khác nhau. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, các bên đối tác trong quanhệ thương mại quốc tế, sẽ lựa chọn và thỏa thuận với nhau cùng sử dụng mộtphương thức thanh toán phù hợp với lợi ích của cả hai bên.Có ba phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng phổ biến trong thanhtoán hàng hóa nhập khẩu là: phương thức thanh toán bằng chuyển tiền, phươngthức thanh toán nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ. Ba phương thức nàycó thể được áp dụng tùy theo mức độ tin cậy giữa hai bên trong quan hệ muabán:Mức độ tin cậyTin cậy nhiềuTin cậy vừaTin cậy ítPhương thức thanh toánChuyển tiềnNhờ thuTín dụng chứng từPhí tổnThấpVừaCao1.2.1 Phương thức chuyển tiền1.2.1.1 Khái niệmThanh toán bằng chuyển tiền là một phương thức thanh toán, trong đókhách hàng [người có yêu cầu chuyển tiền] yêu cầu ngân hàng phục vụ mình,chuyển một số tiền nhất định cho một người khác [người thụ hưởng] ở một địađiểm nhất định.1.2.1.2 Các bên tham gia trong phương thức chuyển tiền:- Người yêu cầu chuyển tiền [Remitter]: là người yêu cầu ngân hàng thaymình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài, thường là người nhập khẩu, ngườimắc nợ hoặc người có nhu cầu chuyển vốn.- Người thụ hưởng [Beneficiary]: là người nhận được số tiền chuyển tớithông qua ngân hàng; thường là người xuất khẩu, chủ nợ hoặc nói chung làngười được chuyển tiền chỉ định.10

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề