Cai xây dựng là gì

Địa giới rộng hơn các quận huyện khác, Từ Liêm chỉ còn chờ ngày [1/4/2014] để chính thức hoạt động chính quyền hai quận mới vừa tách. Cư dân nơi đây lại càng có lý do để âm thầm hối hả xây nhà, cơi nới, sửa chữa. Nhiều chuyện "dở mếu dở cười" cũng từ đây mà ra.

Tại một số phường xã ở huyện Từ Liêm [cũ], rất nhiều chủ nhà vội vã khởi công xây sửa ngay từ rằm tháng Giêng mà "tặc lưỡi bỏ qua" khâu xin phép. Tại Phùng Khoang [xã Trung Văn], từ đầu làng tới cuối làng có tới hơn chục công trình đang gạch ngói sắt thép ngổn ngang. Nhà nhà khoan móng, người người đổ trần lên tầng.

Không lo giấy phép, chỉ lo... lỡ việc

Đây không phải là tình trạng chung của tất cả trường hợp cá nhân, hộ gia đình tự thực hiện việc thay đổi kết cấu, số tầng công trình thuộc sở hữu. Khi được hỏi công trình đã xin phép sửa chữa hay chưa, ông Nam [chủ khu đất hơn 100m2 gần đường Trung Văn] cho biết: "Tháng 1/2014, tôi đã định xin phép sửa chữa nhà ở theo đúng luật. Tuy nhiên, sau khi được bạn bè trong nghề xây dựng cho biết các thủ tục công đoạn để cầm trong tay giấy phép xây dựng [GPXD] rất phức tạp [mà chưa chắc đã được], tôi quyết định… cứ làm, sai đâu chịu phạt đến đó [!].

Tâm lý đó rất phổ biến ở các địa bàn còn mang màu sắc làng xã. Những chủ hộ sinh sống nhiều đời tại đây thường có quan hệ gia đình dòng tộc. Vậy nên GPXD không đáng lo, vì cán bộ hữu trách trong xã cơ bản đều…người trong họ mình cả. Giả như có lực lượng thanh tra xây dựng hoặc trật tự đô thị của quận, huyện, coi như hên-xui. Ngược lại, điều khiến nhiều chủ hộ [chủ công trình] "đau đầu" chính là hiệu quả của đội thợ – nằm trong tay của cai thầu xây dựng.

Xây dựng nhà cửa dân dụng vẫn là miếng bánh ngon cho cai thầu trong thời điểm chứng kiến nhiều quy hoạch mới của nhà quản lý

Từ việc sửa chữa, cơi nới để đảm bảo an toàn căn nhà tới việc lên 2, 3 tầng từ nhà cấp 4, đều đòi hỏi chuẩn bị kế hoạch một cách chi tiết của gia chủ. Anh Hải, một cai thợ xây chuyên các công trình dân sinh nhỏ [3 tầng trở xuống] tại làng Phú Đô chia sẻ: "Trước đây những chủ nhà đặt hàng với tôi thường là các gia đình, dòng tộc cư ngụ sở tại qua nhiều đời. Còn bây giờ, những người ngoại tỉnh mới tới mua đất, mua nhà được vài năm mới là các "thượng đế" thực sự. Bởi lẽ, những người bản xứ đã "thuộc mặt" cũng như đặc tính của từng đội thợ làm ăn tại địa phương. Yếu điểm "lạ nước, lạ cái" của chủ nhà từ xa tới đang được các cai thầu triệt để khai thác trục lợi.

Điển hình, gia đình anh Lâm mua được một miếng đất 48m2 tại làng Phùng Khoang từ năm 2009. Sau thời gian sinh sống tạm bợ trong căn nhà cấp 4, gia chủ quyết định vay mượn họ hàng để xây kiên cố 2 tầng. Chuẩn bị được số tiền ngót 300 triệu, những tưởng đã là "xông xênh" để hoàn tất công trình trong 3 tháng [trước khi chính quyền hai quận Từ Liêm hoạt động chính thức], nhưng anh Lâm đang như kiến bò chảo lửa, vì chi phí phát sinh ngoài dự kiến.

Sau 1 tuần đào móng cốc, dựng cột, xây tường, tiền công cho thợ và vật liệu xây dựng vượt trội gần 15 triệu so với kế hoạch ban đầu. Dù đã tìm hiểu kỹ qua nhiều người trong làng về "năng lực" của đội thợ, nhưng gia chủ khó tránh được cảnh "chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền", vì không chặt chẽ trong hợp đồng giao khoán với cai thầu lẫn cửa hàng cung cấp vật liệu xây dựng.

"Lựa" để xây

Anh Tâm, một nhân viên công tác hơn 5 năm trong ngành phân tích kinh tế tại Hà Nội, đương nhiên không lạ gì các rủi ro nảy sinh từ những hợp đồng lỏng lẻo điều khoản. Tuy nhiên, áp lực xây nhà nhanh khiến anh Tâm buộc lòng phải cho qua những nội dung "tưởng nhỏ mà không nhỏ" trong hợp đồng giao khoán với thầu xây dựng. Ví dụ, trong công đoạn phá dỡ căn nhà và đào đất sâu xuống 1m so với mặt đường, chi phí cho thợ trọn gói là 6 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi phá dỡ xong, thợ đòi tiền "bồi dưỡng", vì cắt mái tôn đòi hỏi chuyên môn cao lẫn nguy hiểm. Để động viên thợ, chủ nhà đành bấm bụng trả thêm 300.000 đồng cho cai thầu.

Chưa hết, sau khi đào đất, thợ vô ý đào thông vào đường thoát nước nhà đối diện. Nước thải ào ào tràn vào hố đất kéo theo mọi công việc phải đình lại. Yêu cầu đội thợ tìm cách khắc phục để đảm bảo tiến độ, nhưng chủ nhà cuối cùng vẫn phải trả chi phí bơm hút nước thải [mà lỗi ở phía thi công]. Bởi hợp đồng dù đã nêu rõ trường hợp sảy sự số do bên thợ gây ra thì phải tự sửa chữa. Tuy nhiên, thợ "dở trò" mặc kệ nước thải lênh láng và bỏ đi làm công trình khác, do việc "ôm" một lúc vài ba hợp đồng trong mùa xây dựng là điều đương nhiên của giới "xách xi, trộn vữa". Vào thế đã rồi, gia chủ không còn cách nào khác ngoài "nghiến răng" chi thêm 500.000 để thợ quay lại làm việc.

Những trò "làm hàng" của cai thầu với gia chủ thì kể không xiết và luôn thay đổi theo thời điểm. Chủ công trình còn phải đối diện với nguy cơ bị hàng xóm làm khó. Từ nhẹ nhàng nhắc nhở kiểu "phá nhẹ thôi kẻo nứt tường nhà tôi", tới hăm dọa "nếu không chừa khoảng hở giữa hai tường 0.5m thì… đừng trách". Hay đơn giản chỉ là yêu cầu chủ nhà không được để nhờ sắt thép, cát đá lấn sang địa giới bên cạnh…Mềm mỏng thuyết phục, thậm chí sang biếu con gà, yến gạo là phương án giải quyết những vị hàng xóm khó tính này. Xoay vần với cai thầu công trình, ứng phó linh hoạt với hàng xóm láng giềng, gia chủ phải làm tốt hai việc này mới mong về đích đúng hẹn.

Song Hà [Thời báo kinh doanh]

Bước ra đường, không khó để tất cả chúng ta phát hiện những khu công trình nhà ở đang được thành hình, có những con người đang cheo leo trên những giàn giáo giữa trời nắng mưa tháng 7. Họ được gọi bằng những cái tên như thầu, cai thầu, thợ xây, thợ nề, thợ vôi, thợ hồ …

Từ công việc nhọc nhằn, cuộc sống nhiều áp lực…

Nói về việc làm đã lựa chọn theo đuổi 18 năm nay, anh Nguyễn Văn Triều [ 48 tuổi ], Giám đốc Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xây dựng An Long Thịnh [ TP. Hồ Chí Minh ], tự gọi nghề nhà thầu xây dựng gia dụng của mình là “ nghề làm dâu trăm họ ” .

Lăn lộn trong nghề nhiều năm, cùng đội thợ dựng xây lên cả trăm ngôi nhà trên khắp thành phố, nhưng khi chia sẻ những buồn vui trong nghề, anh Triều vẫn có chút ngậm ngùi. “Làm nghề này phải xác định là gian nan, nặng nhọc lắm. Nhưng có nặng nhọc mấy anh em chúng tôi cũng không ngại. Chỉ chạnh lòng mỗi khi gặp chủ nhà khó tính quát tháo anh em thợ thầy hoặc không hiểu đặc thù công việc nên có những sự nghi ngờ chúng tôi. Nhưng nghề làm dâu trăm họ, phải chịu vậy thôi!”, anh Triều chia sẻ.

Bạn đang đọc: Nghề thầu xây dựng: Nhiều áp lực, vắng niềm vui

Chọn làm nghề thợ hồ cũng là chọn bạn bè trong nhóm thợ làm mái ấm gia đình, lấy khung nhà đang dựng lên bộn bề làm mái nhà tạm bợ của mình. Công trình ở đâu họ lại chuyển đến đó, vừa là chỗ làm, vừa là nơi hoạt động và sinh hoạt. Chỉ cần lán trại nhỏ che vài tấm bạt, ghép tạm vài tấm ván cũ, họ cùng ăn, ngủ tại khu công trình, để bảo vệ vật tư không bị thất thoát. Từng là thành viên đoàn hát tuồng tỉnh Tỉnh Bình Định, đời sống đưa đẩy, đến nay ông Đặng Văn Quảng [ Tỉnh Bình Định ] – Công ty CP Tư vấn Thiết kế – Xây dựng Nét Việt đã có hơn 20 năm theo nghề xây dựng. Ông Quảng san sẻ : “ Công việc nhọc nhằn nên nhiều lúc cũng nản, bạn bè cứ bấm nhau nói chắc phen này bỏ nghề, nhưng rồi lại động viên nhau, sau cuối lại theo nghề đến tận nay. Hoặc thấy sếp và chủ nhà hài lòng, vui tươi là đồng đội chúng tôi vui, niềm tin tự do thao tác, stress cũng tan biến ” .
Anh Đỗ Bùi Huy Linh, Giám đốc Công ty CP Tư vấn Thiết kế – Xây dựng Nét Việt, cho hay : “ Nghề nào cũng có vui buồn sướng khổ nhưng có lẽ rằng nghề thợ xây khổ nhất. Phải leo lên những giàn giáo chơi vơi, dưới thời tiết nắng, mưa khắc nghiệt, dù có dây đai bảo vệ, nón bảo lãnh nhưng vẫn rất dễ gặp chấn thương, nguy khốn cho đời sống ”. Công đoạn đào và đổ móng gặp phải đất sình lầy rất khó khăn vất vả, nhiều lúc nhìn cả đội chỉ thấy mỗi những khuôn mặt ló lên từ bùn đất !

Đến thiếu sân chơi giải trí, tôn vinh nghề nghiệp

\ n

Đặc thù công việc và điều kiện sống xa nhà khiến cuộc sống nay đây mai đó luôn tạm bợ và thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần, người làm xây dựng tha hương chỉ còn biết chắt chiu, tìm cho mình chút niềm vui, giải trí trong thời gian nghỉ ngơi ít ỏi. Tại công trình ở Thủ Đức do nhóm thợ ông Quảng làm việc, bên cạnh chiếc võng đang móc hờ là một chiếc lồng nhốt con gà trống. Chỉ vào lồng gà, ông Quảng cười nói: “Anh em sống xa nhà không có gì giải trí nên nuôi mấy con gà đá giống hồi còn ở quê, sáng sớm dậy chăm gà, thả chúng ra vờn nhau một lúc cho khuây khỏa, rồi lại đi làm”. Với anh Trần Ngọc Tuấn Hoàng, Giám đốc Công ty Thiết kế xây dựng MK: “Vui nhất là ý tưởng của mình được chủ nhà đồng cảm, triển khai vào thực tế”. Còn với ông Triều, chỉ cần chủ nhà sống có tình, có trước có sau một chút, quý trọng công sức và những người xây nên ngôi nhà của mình, thì có mệt mỏi vất vả bao nhiêu cũng sẽ vượt qua.

Xem thêm: Tài liệu về đồ dùng dạy học – Tài liệu text



Anh em thợ hồ hầu hết chưa được giảng dạy qua trường học chính quy, đa phần nghề truyền nghề nên gặp khó trong việc làm

Theo những nhà thầu, hầu hết thợ tham gia những nhóm thầu gia dụng chưa được huấn luyện và đào tạo chuyên nghiệp và bài bản về nghề nghiệp nên còn nhiều hạn chế. Công việc ban ngày nặng nhọc căng thẳng mệt mỏi cộng thêm lo toan cho mái ấm gia đình ở quê đã ép chế thời hạn cho việc trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng. “ Anh em thợ hồ phần đông chưa được đào tạo và giảng dạy qua trường học chính quy, hầu hết nghề truyền nghề nên gặp khó trong việc làm, cần có thời cơ học tập, trau dồi nghề nghiệp, nâng cao kinh nghiệm tay nghề ”, anh Hoàng san sẻ thêm .

“Chiếc bay vàng 2018 – Nâng tầm nhà thầu Việt” do Công ty INSEE Việt Nam tổ chức, là một cuộc thi tay nghề xây dựng quy mô và chuyên nghiệp. Chiếc bay vàng mùa thứ 3 tại khu vực Đông Nam bộ hứa hẹn là sân chơi nhằm tôn vinh, tiếp lửa và nâng tầm các đội nhà thầu có uy tín, tay nghề cao trong khu vực, cũng như cơ hội cho họ chứng tỏ năng lực trong ngành xây dựng.

Xem thêm: Local Brand là gì? – Xu hướng chọn đồ Local Brand

Đăng ký tham gia vòng sơ khảo qua tổng đài 1800 8187 .
Nhà thầu và thợ xây xuất sắc tiến đến chung kết toàn miền sẽ có thời cơ nhận Chứng chỉ kỹ năng và kiến thức nghề vương quốc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp có giá trị toàn nước và trong khối ASEAN và phần thưởng giá trị khác .

Video liên quan

Chủ Đề