Vai trò của nhà lãnh đạo trong công sở

 Leader là người lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, năng động, sáng tạo. Họ cũng là người xác lập ra phương hướng, tạo ra những kế hoạch cụ thể và truyền cảm hứng cho tập thể.

Lãnh đạo thể hiện tầm nhìn về mục tiêu chung. Người lãnh đạo sẽ hướng nguồn năng lượng về các cá nhân, những người sẽ hợp tác với nhau để đạt mục tiêu chung. Từ đó giúp tập thể hoàn thành mục tiêu chung một cách xuất sắc theo phương hướng có sẵn.

Đưa ra quyết định – kỹ năng mọi nhà lãnh đạo cần có

Việc ra quyết định của người lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà lãnh đạo giỏi là người biết ra những quyết định ít sai lầm, giảm thiểu rủi ro thấp nhất có thể cho tổ chức.

Khi ra quyết định người lãnh đạo luôn phải nhìn nhận và phán đoán về công việc một cách chính xác, xem xét cả những lợi thế và rủi ro phải đối đầu từ đó phân chia công việc hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc đưa ra quyết định còn thể hiện năng lực, trình độ của nhà quản lý. Do đó, để nâng cao kỹ năng này, người quản lý cần nâng cao kiến thức sâu rộng không chỉ ở lĩnh vực chuyên môn mà ở nhiều lĩnh vực khác cùng và va chạm thực tiễn càng nhiều càng tốt.

Kỹ năng giải quyết vấn đề 

Đây là một trong những kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhằm giải quyết vấn đề nhanh và chính xác của người lãnh đạo.

Mỗi tổ chức, trên từng lĩnh vực khác nhau trong quá trình tồn tại và phát triển của mình đều ẩn chứa nhiều vấn đề cần được giải quyết.

Điều quan trọng nhất của các nhà quản lý không phải là tìm cách lảng tránh vấn đề hay không chấp nhận nó mà là biết cách đối mặt với vấn đề, hình thành và phát triển các kỹ năng để tìm kiếm, phát hiện ra các vấn đề và giải quyết vấn đề.

Là người lãnh đạo, bạn cần phải giải quyết vấn đề một cách khéo léo và mang lại hiệu quả cao bằng việc tìm kiếm và tìm kiếm các giải pháp khác nhau, từ đó lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.

Thúc đẩy, truyền cảm hứng cho nhân viên

Động lực là chìa khóa cho nhân viên thành công, nó có thể thúc đẩy mạnh mẽ sự gắn kết của họ, hiệu suất làm việc và sự sáng tạo trong công việc.

Theo các nghiên cứu chuyên sâu, động lực sẽ giúp nhân viên đạt được mục tiêu cá nhân của mình, tạo tiền đề để nhân viên đó có thể học hỏi và phát triển hết tiềm lực của bản thân.

Đối với vai trò quản lý, người lãnh đạo không chỉ phải giữ động lực cho bản thân mà còn cần biết cách truyền động lực cho nhân viên của mình.

Các nhà lãnh đạo cũng có thể thúc đẩy tinh thần đồng đội bằng cách thường xuyên tổ chức các bài tập xây dựng đội nhóm và tạo cơ hội cho các thành viên trong nhóm gắn kết và làm quen với nhau. Điều này khiến nhân viên của bạn sẽ cảm thấy ít bị cô lập hơn và giúp họ cảm thấy gắn bó hơn với các nhiệm vụ của họ.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo nên cung cấp cho nhân viên của mình cơ hội phát triển. Bạn có thể tổ chức các buổi tọa đàm hay workshop hàng tháng do chính nhân viên là người thuyết trình để chia sẻ các kinh nghiệm chuyên môn của mình hay thậm chí các sở thích cá nhân khác nhau để khuyến khích văn hóa học tập trong công ty.

Nhà lãnh đạo cần phải có kỹ năng lập kế hoạch

Một bản kế hoạch chi tiết sẽ đưa ra những định hướng cho các nhân viên và xác định biện pháp tốt nhất để hoàn thành các mục tiêu đó.

Nhà lãnh đạo chính là người lập lên kế hoạch và quyết định đưa kế hoạch áp dụng vào hệ thống của doanh nghiệp. Xây dựng kế hoạch cho phép bạn xác định câu trả lời cho một số quyết định quan trọng nhất trước thời hạn. Bằng cách hiểu những trở ngại phải đối mặt và các công cụ bạn có sẵn, bạn có thể giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa hiệu quả.

Trước tiên, bạn cần phải nắm rõ mục tiêu cần đạt được của doanh nghiệp, của các phòng ban và đội nhóm. Sau đó sẽ lập kế hoạch dựa trên những nguồn lực có sẵn về con người và ngân sách.

Khi kế hoạch được hoàn thành, nhà quản lý phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến.

Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý thời gian hiệu quả là chìa khóa tăng hiệu suất và chất lượng công việc cho mọi cá nhân đặc biệt là đối với các nhà quản lý.

Kỹ năng quản lý thời gian là kỹ năng sử dụng và kiểm soát tốt thời gian. Nó giúp phân bổ thời gian thực hiện các công việc trở nên hợp lý và hoàn thiện hơn.

Xác định mục tiêu là bước đầu khi thực hiện quản lý thời gian hiệu quả. Khi có mục tiêu rõ ràng bạn sẽ biết mình cần phải làm gì để đạt được mục tiêu đó.

Sau đó hãy liệt kê ra danh sách những công việc cần phải làm trong ngày, trong tuần và trong tháng và sắp xếp thứ tự ưu tiên. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý được quỹ thời gian của mình.

Để sử dụng thời gian một cách khoa học bạn cũng phải tập cho mình tính kỷ luật và những thói quen tiết kiệm thời gian. Hãy đặt ra cho bản thân những quy tắc riêng và làm theo những quy tắc đó để quản lý thời gian một cách hiệu quả nhất.

Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình là kỹ năng quan trọng mà một người lãnh đạo cần có. Kỹ năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt và kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội của nhà quản lý.

Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho nhà quản lý có thể dễ dàng làm việc cũng như trao đổi thông tin với nhân viên của mình.

Bên cạnh đó, đây được coi là kỹ năng truyền thông quan trọng bậc nhất của một nhà quản lý. Nếu bạn có ý tưởng nhưng không thể thuyết phục được người khác thì chắc chắn sẽ thất bại.

Bạn có thể tạo các cuộc họp nhóm hàng tuần hoặc hàng tháng để lắng nghe nhân viên của mình nhiều hơn. Khi giao tiếp, hãy cho nhân viên của bạn biết rằng họ quan trọng bằng cách luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của họ.

Ngoài ra, hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của người khác. Bạn có thể hỏi họ cảm thấy thế nào trong cuộc nói chuyện và từ đó thay đổi để cuộc trò chuyện phù hợp hơn.

Kỹ năng ủy quyền và giao việc

Uỷ quyền và giao việc là một trong những kỹ năng mà một nhà lãnh đạo giỏi phải nắm vững. Nếu không có năng lực ủy quyền, bạn sẽ không thể phát huy hết khả năng của bản thân trong vai trò quản lý.

Giao việc và ủy quyền giúp làm tăng năng suất chung do nhiều công việc được thực hiện cùng lúc. Đặc biệt, với các dự án lớn thì sự tham gia của số lượng nhân sự đủ lớn mới có thể hoàn thành trong đúng tiến độ. Đồng thời, điều này sẽ giúp nhà lãnh đạo kiểm soát chất lượng công việc tốt hơn.

Bên cạnh đó, giao việc và uỷ quyền thể hiện sự tin tưởng mà người quản lý dành cho nhân viên, tạo động lực cho nhân viên, từ đó hiệu quả công việc chung cũng sẽ được nâng cao.

Khi cảm thấy được tín nhiệm, nhân viên sẽ cảm thấy có ý nghĩa và quan trọng với tổ chức hơn, gia tăng cam kết và động lực làm việc của họ. Đây là điều quan trọng để phát triển một tổ chức bền vững.

Chọn phong cách quản lý nhân sự

Bí quyết quản trị nhân sự đầu tiên là việc chọn phong cách quản lý nhân sự phù hợp với mình.

Mỗi nhà quản lý lại tương tác với nhân viên của họ theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy cách các nhà lãnh đạo quản lý nhân viên cũng có nhiều ảnh hưởng đến cách nhân viên cảm nhận về công việc của họ.

Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy gần một nửa số nhân viên nói rằng họ đã bỏ việc vì người quản lý tồi.

Nếu để ý kỹ hơn, bạn có thể nhận ra mối tương quan trực tiếp giữa khả năng của người lãnh đạo với các yếu tố quan trọng như sự gắn kết, yêu nghề và hạnh phúc của nhân viên.

Đó là lý do tại sao biết làm chủ phong cách quản lý lại là một trong những nhân tố quan trọng để nuôi dưỡng và phát triển một đội ngũ thành công.

Nắm rõ được năng lực của từng người

Đánh giá nhân viên có thể được coi là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình quản lý nhân viên để có thể xem xét mức độ hoàn thành công việc, khả năng phù hợp với công việc của một nhân viên nào đó trong một khoảng thời gian nhất định để đưa ra được một chế độ khen thưởng hợp lý.

Người quản lý phải là người có khả năng bao quát và nắm rõ nhất mọi vấn đề. Họ phải biết được năng lực thật sự của từng người để có kế hoạch giao việc, nâng cao năng lực của từng người trong quá trình làm việc.

Mỗi nhân viên đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Chính vì vậy người quản lý cần biết cân nhắc và cẩn trọng khi sắp xếp đội ngũ nhân viên của mình vào từng vị trí nhất định.

Bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu xem họ đã học được những gì, quá trình tích lũy kinh nghiệm của họ ra sao và sở trường của họ.

Đó chính là việc cần làm khi bạn tiếp quản một đội ngũ nhân viên và đem lại hiệu quả cao nhất trong công việc.

Định hướng công việc và định hướng phát triển cho nhân viên

Một doanh nghiệp phát triển bền vững trước hết phải quản trị con người đúng cách, tìm đúng người, đúng vai trò để tối ưu hóa nguồn nhân lực.

Trong đó, định hướng và phát triển triển nhân viên có ý nghĩa quan trọng vì nó là sự cam kết về việc tạo môi trường hỗ trợ nhân viên.

Điều đó cho họ nhìn thấy được những tiến bộ chuyên nghiệp của mình trong từng giai đoạn, có định hướng rõ ràng trên lộ trình thăng tiến của mình.

Định hướng cho nhân viên tốt sẽ làm tăng sự hài lòng của nhân viên đối với môi trường làm việc đồng thời tạo nên thái độ làm việc tích cực thông qua môi trường học hỏi, chia sẻ.

Lắng nghe ý kiến của nhân viên – bí quyết trong quản lý nhân sự

Trong môi trường làm việc hầu hết các nhà lãnh đạo đều là người chủ động nói và nhân viên sẽ làm nhiệm vụ lắng nghe. Tuy nhiên, nếu người quản lý học cách lắng nghe nhân viên của mình, họ sẽ nhận thấy những thay đổi tích cực của nhân viên.

Theo một khảo sát gần đây của Impraise, có đến 72% người được khảo sát thấy rằng phản hồi được trao đổi qua lại giữa sếp và nhân viên đã góp phần cải thiện hiệu suất của họ.

Việc lắng nghe ý kiến của nhân viên không chỉ giúp họ cải thiện hiệu suất làm việc, hạn chế những xung đột nội bộ không đáng có mà còn gia tăng sự gắn kết của nhân viên, từ đó nâng cao chất lượng công việc.

Luân chuyển những nhân viên giỏi

Hãng Honda là một trong những công ty có chính sách luân phiên huấn luyện nhân viên. Thông thường, những nhà quản trị đều có xu hướng muốn giữ những nhân viên giỏi nhất của mình không cho luân chuyển sang bộ phận khác

Tuy nhiên về lâu dài, chính sách luân chuyển nhân viên giỏi sẽ rất có lợi cho toàn thể công ty.

Bạn nên hiểu rằng với bất kỳ người nào nếu cứ làm đi làm lại một việc qua năm này năm nọ, thì sau một thời gian, người đó sẽ trở nên quá quen thuộc với công việc, từ đó trở nên chủ quan và mất dần năng lực tìm tòi, sáng tạo.

Chính vì vậy nếu không thay máu, luân chuyển nhân viên giỏi, thì doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng giậm chân tại chỗ, hoặc tệ hơn là thụt lùi.

Đặt ra mục tiêu công việc và tiêu chuẩn đánh giá

Đánh giá nhân viên là một trong những hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp nếu muốn phát triển lâu dài.

Việc làm này diễn ra thường xuyên và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Hiệu suất của nhân viên được đánh giá dựa trên công việc và giờ làm việc của nhân viên. Dựa vào KPI mẫu mà người quản lý có thể đánh giá tính hiệu quả trong công việc của từng nhân viên trong quá trình làm việc.

Thông qua KPI người quản lý sẽ đặt ra những đánh giá mức độ làm việc của từng nhân viên để có sự điều chỉnh mức độ công việc cho phù hợp với từng người.

Tạo động lực khích lệ nhân viên làm việc

Mọi nhân viên đều có nhu cầu thăng tiến và được công nhận sự đóng góp của mình đối với tổ chức. Vì thế, nhà quản lý cần nắm được những nhu cầu thiết yếu của nhân viên để giúp họ có tinh thần thoải mái trong công việc.

Nhà quản lý nên chú trọng đến việc tạo động lực cho nhân viên. Đó chính là việc thôi thúc, nắm bắt tâm tư tình cảm, khơi dậy những mong muốn của họ để cho họ thấy rằng khi họ cố gắng làm việc thì họ sẽ đạt được những mong muốn của mình.

Nhà quản lý cần nhớ hãy nhớ luôn khen ngợi nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc của mình. Khi đó, các nhân viên sẽ thấy rằng bạn đang trân trọng và công nhận những nỗ lực mà họ đã bỏ ra, từ đó cố gắng cống hiến và hoàn thành tốt công việc hơn nữa.

Tạo môi trường làm việc nhóm hiệu quả

Xây dựng môi trường làm việc nhóm hiệu quả là điều mà các nhà quản lý đặc biệt quan tâm.

Một môi trường với bầu không khí thoải mái không chỉ tạo điều kiện cho những nhân viên cũ trong công ty phát triển mà còn thu hút những nhân tố mới đang quan tâm đến việc làm tại doanh nghiệp.

Để hoàn thành một dự án đòi hỏi sự hợp tác hằng ngày và liên tục giữa các đội nhóm.

Một môi trường làm việc mà nhân viên có thể thoải mái khi là chính mình, họ có thể đặt câu hỏi, nêu lên các ý tưởng và nhận được sự tôn trọng là điều mà tất cả những người đi làm đều mong nhận được.

Để nhóm làm việc hiệu quả nhất người lãnh đạo cần nắm rõ mục đích, tiêu chí và đặt ra mục tiêu cụ thể cho chiến dịch. Mỗi người có công việc và mục tiêu riêng nhưng khi làm việc nhóm bạn cần điều chỉnh định hướng để tất cả đều hướng về một mục đích chung.

Mọi nhân viên đều có quyền phát biểu

Là nhà quản lý, bạn cần đảm bảo sao cho tất cả các thành viên trong công ty đều cùng tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề của công ty ngay cả những vấn đề nhỏ nhất.

Điều này cũng nên áp dụng rộng rãi trong tất cả những cuộc họp và công tác hoạch định hàng năm.

Biết lắng nghe quan điểm của mọi người khiến bạn nhận được sự góp ý của các nhân viên để từ đó có những cải thiện cho công việc trở nên tốt hơn.

Ngừng việc la mắng nhân viên

Là một nhà quản trị, bạn phải hiểu la mắng không phải cách giải quyết vấn đề tốt nhất trong mọi tình huống.

Tại tập đoàn sản xuất xe hơi lớn thứ hai trên thế giới – Toyota, một quy tắc được đề ra là các nhà quản trị không được quát tháo và trừng phạt nhân viên dưới quyền khi có sai sót xảy ra. Thay vào đó, các lỗi lầm sẽ được báo cáo ngay để tìm ra nguyên nhân sâu xa nhằm sửa đổi phù hợp.

Việc la mắng không những gây nên khoảng cách giữa nhân viên và quản lý mà còn ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc. Bất kể bạn cảm thấy thế nào, trước hết, hãy tôn trọng nhân viên bằng phép lịch sự cơ bản.

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp tư vấn quảng cáo ngoài trời, in hiflex khổ lớn, In PP, In decal... Chuyên Tư Vấn, Thiết Kế, Thi Công Bảng Hiệu, Hộp Đèn Quảng Cáo, Mặt Dựng Alu. Với Chất Lượng Hàng Đầu Hcm, Thi Công Chuyên Nghiệp, Giá Cả Cạnh Tranh,. Chuyên in khổ lớn quảng cáo CÔNG TY TNHH IN ẤN QUẢNG CÁO SONG PHÁT..., in khổ lớn, công ty in khổ lớn, in song phát, in hiflex khổ lớn, thi công bảng hiệu khổ lớn, công ty in tphcm, in ấn quảng cáo khổ lớn, xưởng in khổ lớn, xưởng in song phát, in hiflex song phát, in hiflex giá rẻ.

Website: //inkholon.com.vn/

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề