Uống thuốc ho có ảnh hưởng đến thai nhi không

Trong thời kì mang thai, cảm cúm là bệnh mà các mẹ bầu khó có thể tránh khỏi. Nhất là vào mùa lạnh rất dễ bị ho. Đây cũng là lý do mà nhiều bà bầu lo lắng không biết mẹ bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

> Tại sao tỏi đen tăng cường sức đề kháng 

> Các bệnh về đường hô hấp trẻ em hay gặp

> Chăm sóc trẻ đúng cách khi trẻ bị ho, sổ mũi

Để trả lời cho câu hỏi đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Mẹ bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không

1. Những nguyên nhân gây khiến mẹ bầu bị ho. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị ho như: 

- Do sự thay đổi dột ngột của thời tiết: Từ nắng nóng chuyển sang mưa gió, hoặc sự thay đổi của nhiệt độ như ở trong môi trường máy lạnh... Sẽ khiến các mẹ bầu dễ bị cảm từ đó dẫn đến các cơn ho.

- Cơ thể của mẹ bầu yếu: Trong cơ thể lại có sự thay đổi của nội tiết tố nên rất dễ bị vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.

Rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị ho khi đang mang thai

- Do các mẹ bầu thích uống nước đá: Sở thích này thường xuyên rất dễ bị viên họng kéo theo tình trạng ho.

- Mang thai thường dễ bị ho vì tử cung sẽ gây áp lực lên trên ổ bụng: Dễ gây hiện tượng trào ngược dạ dày, việc này sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp sinh ra ho ở các mẹ.  

2. Mẹ bầu bị ho nhiều khi đang mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bị ho là một biểu hiện bình thường khi mang bầu. Thông thường, ho sẽ không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài liên tục, các virut gây bệnh có thê gây nguy hiểm cho thai nhi. Do đó, mẹ bầu phải điều trị sớm.

Ho không phải là dấu hiệu tự dưng mà xuất hiện. Nó chỉ xuất hiện khi mẹ bầu bị cảm cúm, bị sốt hoặc bị viêm họng, viêm phế quản… Nếu bị ho do các bệnh gây nên thì mẹ nên nhanh chóng trị dứt điểm tránh để virus gây bệnh tấn công gây nguy hiểm cho thai nhi.

Bà bầu bị ho nhiều khi đang mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ngoài ra, những cơn ho dữ dội, ho nhiều và mạnh sẽ tác động khiến tử cung bị co thắt. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ bị sảy thai hoặc sinh non nếu ở cuối thai kỳ…

Nếu mẹ bị ho ở giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, thì các mẹ cần lưu ý vì thời điểm này thai còn rất yếu, chưa ổn định. Nếu ho kèm theo ra máu thì có thể mẹ đã bị viêm phổi. Mẹ cần phải chú ý các dấu hiệu này để kịp thởi xử lý. Vì có thể sẽ khiến thai nhi bị thiếu oxy và gia tăng nguy cơ bị sảy thai.

3. Một số lưu ý khi mẹ bầu bị ho.

Thứ nhất: Mẹ không nên tự ý mua thuốc về nhà điều trị khi không có ý kiến của bác sĩ. Nếu tình trạng ho kéo dài nhiều ngày thì cần phải đi khám và theo dõi ngay. 

Thứ 2: Mẹ nên có chế độ nghỉ ngơi và tránh những chỗ đông người. Chăm sóc cơ thể một cách tốt nhất. Súc miệng với nước muối loãng, không nên tắm lâu để khỏi bị nhiễm lạnh. 

Thứ 3: Các mẹ có thể tham khảo một số cách trị ho dân gian như: dùng gừng tươi; chanh, quất chưng đường phèn, mật ong… nếu như chỉ ho và không kèm các biểu hiện khác.

Thứ 4: Mẹ nên bổ sung thêm nước cam mỗi ngày để tăng sức đề kháng, ăn những món ăn mềm, không dầu mỡ để tránh cơn ho mạnh hơn và kéo dài, dễ tiêu hóa.

Thứ 5: Nếu mẹ bầu bị ho kéo dài quá 2 tuần hoặc ho kèm theo bị sốt, có đờm xanh, tức ngực, khó thở, ho ra máu… thì mẹ cần phải đi đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị dứt điểm. Để không bị ảnh hưởng sức khỏe mẹ cũng như thai nhi.

Tóm lại, việc mẹ bầu bị ho thường không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên đó là đối với những trường hợp bị ho nhẹ. Còn với mẹ bị ho kéo dài nhiều ngày, ho dữ dội kèm những biểu hiện khác nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây tác động nguy hiểm đến thai nhi.

 Không nên tự ý dùng thuốc khi không có ý kiến bác sĩ

Cách tốt nhất để bảo vệ khi mang thai là các mẹ hãy chú ý chăm sóc sức khỏe thật tốt. Không để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây bệnh hoặc cần giữ cơ thể thật tốt tránh chịu ảnh hưởng của thời tiết.

Ngoài ra, mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể mẹ khỏe mạnh, sức đề kháng tốt để chống lại các loại bệnh.

Khi có dấu hiệu bị ho hoặc bị bất cứ vấn đề gì liên quan, mẹ cần được bác sĩ chuyên khoa khám và cho ý kiến. Tuyệt đối không tự ý điều trị bằng thuốc tây tại nhà. Việc tự ý điều trị có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi đấy các mẹ nhé.

Trên đây là các thông tin chia sẻ với các mẹ bầu bị ho vẫn còn đang lo lắng rằng ho ảnh hưởng đến thai nhi không. Sau khi đọc được hết bài viết thì đã có câu trả lời cho thắc mắc của mình rồi đúng không nào. Bên cạnh đó, các mẹ hãy luôn lưu ý chăm sóc sức khỏe bản thân khỏe mạnh để thai nhi của mình mạnh khỏe nhé.

TÌM HIỂU THÊM: Cách tăng sức đề kháng tự nhiên giúp mẹ bầu khỏe mạnh

Bà bầu bị ho uống thuốc gì là vấn đề được nhiều phụ nữ mang thai quan tâm. Do khi mang thai việc sử dụng thuốc phải cẩn thận hơn rất nhiều, bên cạnh việc chữa khỏi bệnh cho mẹ còn phải an toàn cho thai nhi. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin việc điều trị ho cho mẹ và đảm bảo an toàn cho con.

Khi mang thai cơ thể người mẹ trở nên nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài hơn và cơ thể dễ phản ứng hơn, một trong những triệu chứng thường gặp là ho. Có nhiều nguyên nhân gây ho cho phụ nữ mang thai, sau đây là một số nguyên nhân chính.

Mang thai khiến cơ thể người mẹ trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị ho

Khi giao mùa thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại hoặc bà bầu di chuyển từ nơi có nhiệt độ nóng sang lạnh đột ngột như ra vào phòng điều hòa lạnh sẽ khiến cơ thể phản ứng và bị ho.

Khi mang thai các hormone trong cơ thể thay đổi, cơ thể nhạy cảm hơn, hoạt động của hệ miễn dịch cũng bị ảnh hương vì vậy các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập và gây bệnh nhất là vùng hầu họng. Lúc này nồng độ estrogen cũng tăng lên khiến màng nhầy trong mũi bị sưng gây tắc nghẽn mũi và ho.

Trong giai đoạn mang thai mẹ bầu cũng có thể bị mắc các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, co thắt phế quản,…. Bệnh có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra do lúc này sức đề kháng của người mẹ suy giảm. Ngoài ra các yếu tố môi trường ô nhiễm khói bụi cũng có thể gây viêm họng.

Ngoài những yêu tố trên, đối với những người bị nghén khi mang thai hay bụng đã bắt đầu to lên cũng sẽ gây áp lực lên ổ bụng và khiến dịch dạ dày trào ngược lên thực quản và gây tổn thương họng và ho.

Khi có thai bị ho có thể do bệnh lý đường hô hấp cũng có thể chỉ là do vùng hầu họng bị kích thích. Việc giảm ho để giúp bà bầu dễ chịu hơn và đảm bảo sức khỏe là cần thiết tuy nhiên cần phải đúng nguyên tắc để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Khi bị ho phụ nữ mang thai thường cảm thấy mệt mỏi do đó cần nghỉ ngơi nhiều. Tránh đến những nơi đông người, sử dụng khẩu trang mỗi khi ra ngoài. Thường xuyên đánh răng, súc miệng bằng các dung dịch chuyên dùng, vệ sinh tai, mũi để nhanh khỏi ho.

Mẹ bầu cần ăn uống đủ dinh dưỡng để nhanh khỏi ho

Ăn uống đủ dinh dưỡng, ăn các món ăn dễ tiêu hóa dễ hấp thu như cháo, súp, món hầm, các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như vitamin C, kẽm giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ, tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Phụ nữ mang thai không được tự ý sử dụng thuốc để chữa ho. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng cần đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị và uống thuốc để chữa ho hiệu quả và an toàn cho thai nhi. Bà bầu cần tuân thủ đơn điều trị, theo dõi các dấu hiệu bất thường của cơ thể để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

Khi có thai, nếu mắc phải những triệu chứng ho thông thường, không kèm sốt, đau ngực và khó thở có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để chữa trị. Sau đây là một số bài thuốc hiệu quả và an toàn cho mẹ bầu.

Quất hấp mật ong là một bài thuốc chữa ho dân gian hiệu quả. Quả quất có tác dụng chỉ khát, giảm ho kết hợp cùng với mật ong có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, ôn phế và giảm ho tạo nên công dụng trị ho, mỗi ngày sử dụng vài lần quất mật ong ho sẽ giảm.

Nước chanh mật ong ấm có tác dụng làm dịu họng, giảm cảm giác khô rát, ngứa họng dẫn đến giảm ho hiệu quả.

Hấp cách thủy vỏ quýt, cam thảo và mật ong, pha loãng với nước ấm uống nhiều lần trong ngày cũng giúp giảm ho rất hiệu quả.

Với các trường hợp ho kèm sốt, có đờm, đau ngực thì cần phải điều trị bằng thuốc tân dược. Mẹ bầu cần cần đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho thai nhi.

Trong trường hợp có thể mẹ bầu phải sử dụng thuốc tân dược để chữa ho

Ho do các bệnh nhiễm khuẩn cần thiết phải sử dụng kháng sinh. Các kháng sinh có thể sử dụng cho bà bầu thường là các thuốc nhóm beta lactam như penicillin, cephalosporin. Những thuốc này không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc bà bầu bị ho uống thuốc gì giúp bạn yên tâm chữa trị khi bị ho mà không gây nguy hiểm cho thai nhi. Chúc mẹ nhanh chóng hết ho và thai nhi phát triển ổn định.

Nguồn: Sonapharm.vn

Video liên quan

Chủ Đề