Haginat 125 là thuốc gì

Thuốc kê đơn chỉ bán tại nhà thuốc

  • Hồ Chí Minh
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bạc Liêu
  • Bến Tre
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Lâm Đồng
  • Long An
  • Ninh Thuận
  • Sóc Trăng
  • Tây Ninh
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Vĩnh Long

Thành phần: Hoạt chất: Cefuroxim axetil tương đương 125 mg cefuroxim. Tá dược: Beta-cyclodextrin [kleptose], đường trắng, tinh bột biến tính [textra], manitol, aspartam, aerosil, acid citric khan, natri citrat, natri benzoat, bột hương dâu vừa đủ 1 gói.

Công dụng: Điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm trong các trường hợp: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới bao gồm: Viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng răng miệng, viêm amiđan, viêm họng hầu, viêm phổi, viêm phế quản cấp và những đợt cấp của viêm phế quản mạn tính. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục: Viêm bàng quang, viêm thận - bể thận, viêm niệu đạo, bệnh lậu. Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Nhọt, mủ da, chốc lở.

Liều dùng: Hòa thuốc với lượng nước vừa đủ [khoảng 5 - 10 ml nước cho 1 gói], khuấy đều trước khi uống. Lưu ý: Nên uống thuốc liền sau bữa ăn. Cần dùng thuốc theo hết liệu trình 5 -10 ngày, thường là 7 ngày. Trẻ em: Liều thông thường 1 gói hoặc 10 mg/kg thể trọng x 2 lần/ ngày, tối đa 250 mg/ngày. Viêm tai giữa hay nhiễm trùng nặng ở trẻ em trên 2 tuổi: 2 gói hoặc 15 mg/kg thể trọng x 2 lần/ ngày, tối đa 500 mg/ngày. Trẻ em từ 3 tháng đến 2 tuổi: 10 mg/kg [tối đa 125 mg/lần], 12 giờ một lần. Trẻ em từ 2 tuổi đến 12 tuổi: 15 mg/kg [tối đa 250 mg/lần], 12 giờ một lần. Chưa có kinh nghiệm dùng cefuroxim ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Đối với bệnh nhân suy thận: Cefuroxim chủ yếu được bài tiết qua thận. Khuyến cáo giảm liều của cefuroxim để bù lại sự chậm thải trừ ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận rõ rệt. Cefuroxim được loại bỏ hiệu quả bằng cách lọc máu. Liều dùng khuyến cáo cho bệnh nhân suy thận như sau: Độ thanh thải creatinin [ml/ phút] Thời gian bán thải T1/2 [giờ] Liều dùng khuyến cáo ≥ 30 1,4 - 2,4 Không cần điều chỉnh liều [liều chuẩn từ 125 - 500 mg/ lần, 2 lần/ ngày] 10 - 29 4,6 Liều chuẩn theo từng cá thể mỗi 24 giờ 16,8 Liều chuẩn theo từng cá thể mỗi 48 giờ Bệnh nhân thẩm tách máu 2 - 4 Liều chuẩn theo từng cá thể nên được sử dụng tiếp tục sau mỗi lần lọc máu Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc. ... xem thêm

Cập nhật: 27/05/2019 18:17 | Nhâm PT

Thuốc Haginat 125 được dùng để điều trị một số trường hợp nhiễm trùng như viêm tai giữa, nhiễm trùng răng miệng, viêm amidan, viêm phế quản cấp, viêm phổi.  Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng trong điều trị viêm bàng quang, viêm thận – bể thận, viêm niệu đạo, bệnh lậu, chốc lở...Nó hoạt động bằng cách chống lại vi khuẩn trong cơ thể bạn.

Ngoài ra, Bạn chỉ có thể sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định từ bác sĩ.

Thuốc haginat 125 điều trị các trường hợp viêm nhiễm

Liều lượng thuốc Haginat 125

Liều dùng thuốc Haginat 125 cho người lớn:

Liều thông thường cho người lớn bị nhiễm khuẩn đường tiểu: dùng 125mg, uống 2 lần/ngày.

Liều thông thường cho người lớn bị viêm thận – bể thận: dùng 250mg, uống 2 lần/ngày.

Liều thông thường cho người lớn bị nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc viêm phổi: dùng 500mg, uống 2 lần/ngày.

Liều thông thường cho người lớn bị lậu cầu cấp: dùng 1g liều duy nhất.

Liều dùng thuốc Haginat 125 cho trẻ em:

Liều thông thường cho trẻ em bị viêm tai giữa hay nhiễm trùng nặng: Trẻ từ 2 tuổi trở lên: dùng 2 gói hoặc 15mg/kg, uống 2 lần/ngày, tối đa là 500mg/ngày; Trẻ từ 3 tháng – 2 tuổi:  dùng 10mg/kg [tối đa 125mg/lần], uống 12 giờ một lần; Trẻ từ 2 – 12 tuổi: dùng 15mg/kg [tối đa 250mg/lần], uống 12 giờ một lần.

Bạn nên chú ý liều dùng của thuốc Haginat 125 khi dùng cho con

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Haginat 125

Nếu trẻ ho quá nhiều thì người lớn mới nên cho trẻ uống thuốc haginat 125, còn trong trường hợp trẻ không bị sốt, không khó thở và ăn ngủ bình thường thì nên để trẻ tự chống đỡ với triệu chứng ho. Việc lạm dụng thuốc sẽ làm cho sức đề kháng của trẻ bị giảm sút và cơ thể bị lờn thuốc, đấy là điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh hơn.

Những trẻ có tình trạng như sau cũng nên thận trọng:

  • Người mẫn cảm với thành phần thuốc và dị ứng với penicilin
  • Người đã từng bị viêm đại tràng hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu
  • Người đang dùng liều tối đa để điều trị suy thận

Những tác dụng phụ không quá nghiêm trọng nhưng vẫn cần lưu ý:

  • Tiêu chảy có thể làm người mệt mỏi, chán ăn
  • Người mề đay, ngứa ngáy và nổi các nốt sần trên da,
  • Buồn nôn và nôn nhiều, bụng khó chịu nên quấy khóc bất thường

Tuy là không quá nghiêm trọng nhưng khi thấy những biểu hiện bất thường như trên thì bạn nên nhanh chóng hỏi bác sĩ hoặc đưa trẻ đi khám để có những xử lý kịp thời.

Khi thấy trẻ bị ho, người lớn hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định chính xác bệnh, từ đó họ sẽ đưa ra chỉ định dùng thuốc một cách khoa học giúp đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe và tính mạng của trẻ. Các bậc phụ huynh không nên để tình trạng của trẻ kéo dài, càng không nên tự ý mua thuốc cho con uống khi chưa biết tình trạng bệnh của con.

Bạn sẽ gặp phải tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Haginat 125?

Thuốc Haginat 125 có thể có các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng giả mạc [đây là trường hợp rất hiếm], phản ứng mẫn cảm nặng, tăng bạch cầu, nhức đầu.

Nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi

Đau dạ dày nghiêm trọng, tiêu chảy mà chảy nước hoặc có máu

Co giật

Vàng da [vàng da hoặc mắt]

Phát ban da, ngứa ran dữ dội hoặc tê liệt

Trong khi sử dụng thuốc Haginat 125 bạn có thể gặp phải tác dụng phụ như phát ban da, ngứa da

Gặp phải các vấn đề về thận đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, đau hoặc khó tiểu, sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân, cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở.

Phản ứng da nghiêm trọng như sốt, đau họng, nóng rát ở mắt, đau da sau đó là phát ban da đỏ lan rộng gây phồng rộp và bong tróc.

Tác dụng phụ không chỉ thay đổi từ thuốc này sang thuốc khác mà còn phụ thuộc vào liều lượng thuốc, độ nhạy cảm của từng người. Có thể xảy ra những tác dụng phụ khác, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ngay ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Chúng ta hiểu rõ hơn về công dụng, liều dùng cũng như lưu ý quan trọng của một loại thuốc chữa bệnh cho bé. Chúc các mẹ luôn vui vẻ và chăm con khỏe!

Cao đẳng Y dược TPHCM [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề