Tuổi thơ thời nay khác xưa như thế nào

Tuổi thơ trẻ em thời xưa và thời nay khác nhau như thế nào?

05:31 CH @ Thứ Hai - 10 Tháng Bảy, 2017

Dù tích cực hay tiêu cực, tuổi thơ của trẻ em xưa và nay đã khác nhau quá xa.

Công nghệ đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta, không chỉ với những người trưởng thành mà còn với cả trẻ nhỏ. Ngày nay bạn không khó bắt gặp cảnh những đứa trẻ được tiếp xúc sớm với thiết bị công nghệ và dần dần tuổi thơ của chúng đã bị chi phối bởi những thứ máy móc này. Hãy cùng xem loạt ảnh so sánh dưới đây để thấy công nghệ đã thay đổi tuổi thơ trẻ em như thế nào:

1. Chơi nhạc cụ

Ngày ấy chơi nhạc cụ trông như thế này…

… còn bây giờ thì cứ nằm nhà rồi mở iPad lên chơi game đánh nhạc thôi.

2. Vẽ vời

Xưa chỉ biết dùng phấn để vẽ linh tinh…

… ngày nay thì cần gì phấn hay bút màu nữa!

3. Đọc truyện tranh

Hồi ấy đọc truyện tranh trên những cuốn thế này…

… bây giờ trẻ nhỏ chỉ với chiếc iPad cũng có thể xem truyện tranh online được.

4. Câu cá

Ngày xưa câu cá trông thú vị quá ấy chứ…

… trẻ em bây giờ còn có được trải nghiệm câu cá như xưa không? Hay chỉ vùi đầu vào những tựa game giả lập thế này?

5. Gọi điện thoại

Ngày ấy…

… và bây giờ. Nhờ có công nghệ, chúng ta có thể gọi điện thoại và thấy được khuôn mặt, biểu cảm của nhau dễ dàng hơn.

6. Cưỡi thú

Cưỡi thú đích thực là đây

Cưỡi thú thời hiện đại…

Nguồn:Tri Thức Trẻ

LinkedInPinterestCập nhật lúc:05:33 CH @ 10/07/2017

cuộc sốngđời sốnggiải trítrò chơitrẻ emthiếu nhigia đìnhcông nghệ

Thời chúng ta còn là trẻ con, và thời các con chúng ta bây giờ, cuộc sống đã có những thay đổi chóng mặt, cả những thiếu hụt tuổi thơ không dễ bù đắp. Nhìn lại mới thấy, trẻ em xưa và nay khác nhau nhiều lắm!

  • Lặng người nghe trẻ em phát biểu về hạnh phúc và sự giàu có
  • Ngôi làng trẻ em thơ dại bị cha mẹ bỏ lại ở Trung Quốc
  • Bài diễn thuyết khiến mọi trẻ em bật khóc
  • Clip: Phản ứng của trẻ em khi "bị" mẹ lấy hết... tiền lì xì Tết

Gọi là xưa cho có vẻ xa xôi, chứ mới khoảng 20 – 30 năm, mới qua một thế hệ trôi qua, cuộc sống tinh thần và vật chất của trẻ con đã khác biệt nhiều lắm rồi! Hãy thử điểm qua xem trẻ em xưa và nay khác nhau những gì?

Chuyện học hành

Thời xưa, chuyện học hành của lũ trẻ nhàn hạ lắm. Học ít vô cùng, mà chơi nhiều hơn. Trẻ em ngày xưa, đa phần chỉ học một buổi, sáng hoặc chiều trong ngày, chương trình học cũng rất nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi. Hồi ấy, hiếm thấy đứa nào bị cận thị hay gù lưng, vẹo xương sống vì phải vác theo những chiếc cặp nặng trịch hay còng lưng ngồi làm bài tập liên miên. Cặp sách chỉ có vài quyển vở được bọc bằng giấy báo, giấy bìa màu xi-măng, sang lắm là giấy gói quà loại mỏng và sách học, cái hộp bút nhựa đựng thước kẻ, bút chì, tẩy và bút kim tinh, thêm cái compa nữa là quá đầy đủ.

Phương tiện đến trường chủ yếu của tụi nhỏ chính là xe “căng hải” [hai cẳng – đi bộ]. Cả đám gần nhà thường chờ nhau, xúm xít dàn hàng năm hàng ba, vừa dắt nhau đến trường vừa cười đùa ríu ran. Hiếm lắm mới có chuyện bố mẹ dắt con hay anh chị lớn chở em nhỏ bằng xe đạp đến trường.


Con đường đến trường của trẻ con xưa có thể xa, nhưng tiếng cười rộn theo từng bước chân.


Học ít vào giờ chính khóa, nên bọn trẻ có rất nhiều thời gian để phụ giúp cha mẹ làm việc nhà, hoặc tụ tập đi chơi cùng nhau. Tinh thần tập thể, đoàn kết [nói cho oai, chứ chủ yếu là rủ nhau đi chơi hoặc bảo vệ nhau những lúc bị bố mẹ phát hiện, đánh đòn] và kỹ năng sống của bọn trẻ hồi ấy cao ngút.


Việc học hồi ấy không quá căng thẳng, nên giờ rảnh, bọn trẻ thường tụ tập thành nhóm, chơi với nhau rất hồn nhiên, vui vẻ.


Còn ngày nay, việc học quả thực là một gánh nặng, không chỉ với các em nhỏ, mà còn chính cả với phụ huynh. Chương trình học kín mít hai buổi, rồi học thêm buổi tối, cuối tuần… liên miên mà có khi bài vở vẫn chưa hoàn thành hết. Chương trình học, với nhiều bố mẹ quả thực là “khủng khiếp”, vì nhiều bố mẹ có học cao cũng không “nhai” nổi bài vở của con. Cứ nhìn vào chiếc cặp đến trường, đeo đến xệ vai vì đầy các loại sách vở của tụi nhỏ ngày nay thì hiểu, chúng phải nỗ lực thế nào để hoàn thành chương trình học.


Ngày nay, nhiều trẻ bị cận thị, phải chăng một phần vì lịch học kín đặc?

Học ban ngày chưa đủ, tan trường, nhiều trẻ ngày nay lại phải theo học các lớp học thêm để theo kịp kiến thức. Nhiều khi, bọn trẻ về nhà khi trời đã tối mịt. Tiếng cười cũng thưa dần do những mệt mỏi, áp lực từ việc học. Kỹ năng sống, khả năng giao tiếp của trẻ nhỏ vì thế cũng kém hơn, và điều này, thật tréo nghoe, lại làm nảy sinh ra những khóa học mới vào thời gian trống.

Với lịch “chạy show” kín đặc như thế, cộng với việc giao thông phức tạp khiến các bậc cha mẹ không thể để con đến trường một mình mà luôn đưa đón con tận nơi, hoặc cùng lắm thì để con đến trường bằng hệ thống xe đưa rước của nhà trường. Ngày nay, không hiếm chuyện nhiều cô cậu đã học cấp 3 mà vẫn chưa biết đi xe đạp, vẫn phải để bố mẹ đưa đón hàng ngày.

Việc bố mẹ đưa đón con đi học là hình ảnh quen thuộc với trẻ em ngày nay.

Nghỉ hè

Cũng vì việc học hành ngày xưa không mấy nặng nề, nên nghỉ hè là nghỉ hè đúng nghĩa. Hiếm khi khái niệm “học phụ đạo hè” tồn tại trong những tháng nghỉ ngơi của bọn trẻ, nếu có, chủ yếu đó là lớp dành cho học sinh yếu, và cũng chỉ kéo dài khoảng 2 tuần đến 1 tháng cuối hè, trước khi vào năm học mới. 3 tháng hè, trẻ con thế hệ 7x, 8x thường được vui chơi xả phanh với đủ thứ trò chơi mà bọn trẻ nghĩ ra được như tắm sông, bắt chuồn chuồn, thả diều…. Những nhóm sinh hoạt hè như tập hát múa, diễn kịch [miễn phí] do những trẻ lớn hơn, là Đoàn viên trong khu phố cũng sẽ được thành lập tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ em.


Trẻ em xưa và nay đều mê nghỉ hè, nhưng có lẽ chỉ ngày xưa mới có chế độ "full option" nghỉ 3 tháng.


Cha mẹ thời ấy cũng vất vả làm việc, bận rộn chẳng kém thời nay, nên những tháng hè, bọn trẻ thường tụ tập tự chơi với nhau, thậm chí tự học cách xoay sở chuyện cơm nước, tự chăm sóc mình khi bố mẹ vắng nhà. Hình ảnh những cô cậu nhóc tầm 7 – 8 tuổi với chiếc chìa khóa đeo lủng lẳng ở cổ chạy chơi với nhau, đến trưa tự về nấu cơm ăn là điều dễ dàng bắt gặp 20 – 30 năm trước.

Còn ngày nay? Có cảm giác, kỳ nghỉ hè của trẻ em càng lúc càng ngắn hơn. Có hàng nghìn lý do để bố mẹ rút ngắn kỳ nghỉ hè của con mình, nào là phải học các môn năng khiếu như múa hát, mỹ thuật, nào là phải học thêm [học trước chương trình năm học mới] ở nhà cô giáo hoặc trung tâm để năm học mới không bỡ ngỡ… Thế là, 3 tháng hè chỉ còn là lý thuyết, trên thực tế, nhiều trẻ chỉ được nghỉ khoảng 2 tuần, và hoàn toàn xa lạ với những trò chơi mà thế hệ trước đó từng mê mẩn.


Nghỉ hè, với trẻ em ngày nay là thời điểm học kỹ năng sống, học các môn năng khiếu chứ không phải để giải trí.

Và có vẻ, bố mẹ ngày nay còn bận rộn hơn nữa, khi cứ đến kỳ nghỉ hè của con, dù đã rất ngắn rồi, nhà nhà vẫn cuống cuồng chuyện tìm lớp cho con và tìm chỗ gửi con, vì không thể an tâm để chúng ở nhà một mình. Trẻ con ngày nay được cưng chiều hơn rất nhiều, và nhiều bố mẹ với quan điểm: con chỉ việc học, tất cả việc khác đã có bố mẹ lo, đã biến chúng thành những chú “gà công nghiệp”. 1 ngày không có lớp để học, không có người kè kè chăm sóc, đó là một vấn đề lớn với trẻ em ngày nay.

Chuyện chơi

Bọn trẻ ngày xưa thường chơi những trò chơi dân dã, không tốn tiền và luôn cần thật nhiều người cùng tham gia chơi, càng đông càng vui. Chỉ cần một khoảng sân rộng, vài ba hòn đá, viên bi....là đủ để lũ nhóc chơi đủ trò từ bắn bi, đánh đáo, ô ăn quan hay bịt mắt bắt dê cũng đủ để những tiếng cười giòn tan vang lên. Những trò chơi phổ biến của các bé trai hồi đó là thả diều, đánh quay, bắn bi; con các bé gái đặc biệt yêu thích trò là nhảy dây và chơi chuyền. Chỉ với những sợi dây chun bé xinh, các bé gái có thể tết thành những sợi dây dài miên man để chơi các kiểu khác nhau, đơn giản nhất là quăng dây theo vòng tròn với nhịp độ nhanh – chậm linh hoạt để các bạn khác nhảy qua, phức tạp hơn là kiểu nhảy theo bậc, người chơi phải nhảy đúng bài và độ cao tăng dần, từ đầu gối đến khuỷu tay rồi kiễng chân...


Những trò chơi của trẻ em ngày xưa gần như không tốn kém.

Còn trò chơi chuyền, chỉ với chục que tre, có khi là đũa ăn cơm ở nhà, một quả bóng nảy hoặc bất cứ thứ gì có dáng tròn tròn như quả bưởi, cam nhỏ được “hun” qua lửa cho teo hết nước, tung lên hạ xuống nhịp nhàng theo tiếng bài đồng dao khi chơi, bọn trẻ có thể ngồi với nhau cả chiều.


Tính sáng tạo, linh hoạt trong thế giới trò chơi của thế hệ trước rất mạnh mẽ.

Những trò chơi miễn phí, sáng tạo, đòi hỏi sự khéo léo và mang tính tập thể cao ấy, giờ hoàn toàn xa lạ với trẻ em ngày nay. Thú vui của trẻ em ngày nay hoàn toàn khác, dù giản dị đến đâu vẫn khá tốn kém. Mặt khác, sự bận rộn và xu hướng khép kín của các gia đình hiện nay khiến bọn trẻ thích chơi một mình hơn là tụ tập cả nhóm cùng khu vực để chơi với nhau.

“Trò chơi” phổ biến nhất với bọn trẻ hiện nay, không phân biệt giới tính hay độ tuổi, là những chiếc ti vi hay những thiết bị công nghệ thông minh như smartphone, máy tính bảng. Không khó để thấy cảnh những em bé khoảng 4 – 5 tuổi, có thể chưa biết chữ mà vẫn vọc điện thoại, lên youtube xem hoạt hình hay điều khiển ti vi nhoay nhoáy.


Trẻ em ngày nay có xu hướng chơi một mình với các thiết bị thông minh.

Còn lành mạnh hơn, bố mẹ sẽ tốn tiền triệu chi cho tuổi thơ của con khi mua những khung vận động, đồ chơi điện tử, bộ sưu tập búp bê, bộ đồ chơi nấu ăn… đắt đỏ. Ngay cả việc cho bọn trẻ đi các trung tâm giải trí, vận động cũng tốn cả vài trăm nghìn/buổi, chứ đâu còn gì miễn phí như thuở trước!

Chuyện ăn uống

Có một chuyện thú vị là bọn trẻ con ngày xưa… bẩn hơn trẻ con bây giờ nhiều lắm! Chúng có thể ăn uống rất linh tinh vớ vẩn những thứ như quả dâu da xoan, trộm me, trộm xoài nhà hàng xóm rồi chén ngay khi còn vắt vẻo trên cây. “Sang” hơn là các món vặt vãnh như kẹo bông gòn, kẹo kéo, ô mai, kẹo C, kem đá... mà chả mấy khi phải nghĩ ngợi mấy đồ ăn đấy có an toàn hay không. Ước mơ của mọi đứa trẻ khi xưa là được mẹ cho vài đồng, hoặc gom tóc rối, đồng nát trong nhà để đổi lấy những thứ quà vặt hấp dẫn kia.


Ô mai đất và kẹo C "huyền thoại" từng là món ăn vặt không thể thiếu một thời...


... cùng với nó là mì tôm trẻ em và đủ thứ quà vặt linh tinh khác.

Ngày nay, trẻ con được bố mẹ chăm sóc rất kỹ lưỡng, không bao giờ có chuyện ăn uống mấy thứ từng là “đặc sản” với thế hệ trước. Cha mẹ ngày nay thường chỉ cho con ăn hoa quả, đồ ăn vặt kiểu phô mai, xúc xích, váng sữa… nhập khẩu cho đủ “chất”, hoặc cùng lắm là cho bọn trẻ ăn thức ăn nhanh và các loại nước ép, trà sữa, nước ngọt, tốn kém hơn rất nhiều.

Đồ ăn nhanh mới là thứ nhiều trẻ em ngày nay yêu thích.

Chuyện tắm

Chuyện tắm của trẻ con ngày xưa và ngày nay cũng khác nhau. Như trẻ con ngày xưa, bọn trẻ ngày nay cũng rất thích việc dầm mình trong những cơn mưa rào bất chợt, thích được chạy nhảy trong mưa và hất tung những giọt nước của trời lên người mình. Nhưng ngày nay, thường thì các bố mẹ, dù từng có một quá khứ chinh phục ao hồ sông suối, lội bùn tắm mưa, khó có thể chấp nhận rủi ro về sức khỏe cũng như sự sạch sẽ của con mình mà thả rông cho chúng vầy nước mưa.


Những giây phút đùa nghịch thoải mái với mưa đã nuôi lớn tuổi thơ nhiều người trong chúng ta.

Để an toàn, bọn trẻ ngày nay sẽ được nghịch nước trong những bể bơi nhân tạo, biển nhân tạo được kiểm soát chất lượng nước cũng như có người trông nom. Hiếm thấy đứa trẻ thành phố nào thời nay được tắm mưa thoải mái, hay nhảy òm xuống ao, hồ nào đó mà tập bơi, vầy nước.


Bọn trẻ ngày nay được nghịch nước trong môi trường sạch sẽ và an toàn hơn?

Có thể thấy, dù thiếu thốn về vật chất nhưng đời sống tinh thần của trẻ con ngày ấy có thể khiến thế hệ trẻ bây giờ phải thèm thuồng, và nhiều người lớn xót xa: ước gì họ có nhiều thời gian, và không gian hơn, dành cho tuổi thơ của con mình.

Cảm nhận về tuổi thơ của trẻ em ngày xưa và hôm nay

Văn bản 29/07/2019 Văn mẫu lớp 12

Share

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Pinterest

Sự khác biệt trẻ em ngày xưa và ngày nay mang dấu ấn của thời đại

Thế hệ 9x là thời của những bạn trẻ sinh từ 1990 - 1999, là thế hệ của sự giao thoa cái mới và cái cũ, dần chuyển mình theo sự chuyển mình chung của xã hội, còn chút thiếu thốn đói nghèo và dần dần no ấm hơn. Thế hệ 9x chứng kiến sự chuyển mình của đất nước với sự phát triển mới, sự chuyển mình hội nhập để không bị tụt hậu. Thế hệ của sự du nhập cái mới nhưng vẫn giữ lại những nét cũ, sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới nhưng vẫn hòa hợp và đồng điệu.

10x là thế hệ của những đứa trẻ sinh từ năm 2000 đến nay. Thế hệ được ra đời trong sự đổi mới đã được định hình rõ nét, ở thời kỳ nở rộ của công nghệ thông tin và truyền thông, là thế hệ được hưởng thụ những văn minh tân tiến được thử nghiệm từ thời kỳ 9x. Thế hệ 10x là những bạn có tuổi đời còn rất trẻ, cuộc sống còn dài phía trước, có rất nhiều sự lựa chọn cho tương lai.

Sự phát triển của kinh tế xã hội, công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng nhất làm nên sự khác biệt và khoảng cách thế hệ. Cuộc sống của những đứa trẻ ở thế hệ 9x và 10x cũng theo đó mà có sự thay đổi và chuyển mình.

Trong cuộc sống của trẻ em ngày xưa và ngày nay có sự khác biệt gì?

Trẻ em xưa [thế hệ 9x] có lối sống tập thể cao. Trẻ em ngày nay [thế hệ 10x] đề cao cá tính cá nhân.

Thời 9x, khi các phương tiện truyền thông, công nghệ còn hạn chế, sự giải trí của trẻ em xưa là tụ tập trò chuyện, rồi chơi các trò chơi dân gian tập thể, các trò chơi dân gian có ảnh hưởng lớn đến quá trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ. Cuộc sống đổi thay hơn thì thế hệ 9x vẫn chỉ gắn bó được với những chiếc điện thoại được coi là cục gạch Nokia, chiếc N90... nhưng công nghệ và truyền thông vẫn chưa thực sự thâm nhập sâu sắc vào đời sống của con trẻ thời 9x, trẻ nhỏ vẫn thích tụ tập chơi tập thể, hòa mình cùng thiên nhiên, tự mình tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Trong xã hội của các bạn 10x ngày nay, trẻ con được tiếp xúc sớm với công nghệ, thế giới của con trẻ có khi chỉ thu nhỏ qua bằng một chiếc điện thoại hay ipad. Chơi một mình nhưng thực chất không hề một mình, chỉ cần có chiếc smartphone kết nối internet là có thể kết bạn năm châu bốn bể, muốn biết cái gì, tìm hiểu thông tin gì thì cứ “google” mà hỏi.

Trẻ em ngày xưa giữa việc học và chơi luôn có sự cân bằng, học mà chơi, chơi mà học, không bị gò ép quá nhiều trong việc học. Trẻ em ngày nay việc học hành trở thành một trong những áp lực lớn, không có thời gian chơi chỉ biết học, ngay cả ngày nghỉ hay kỳ nghỉ hè cũng tận dụng cho việc học. Có chút thời gian rảnh rỗi thì lại tập trung vào những trò giải trí công nghệ. Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, khi những khu đô thị, khu công nghiệp là biểu hiện của sự đổi mới theo hướng tích cực về đời sống đó thì hệ lụy đằng sau là không gian vui chơi, thể hiện bản thân của trẻ em ngày nay ngày càng bị thu hẹp.

SỰ KHÁC BIỆT TUỔI THƠ CỦA TRẺ XƯA VÀ NAY

Thứ ba - 19/01/2016 13:48

Vui chơi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ vì thông qua đó trẻ học được rất nhiều thứ về môi trường xung quanh, phát triển các giác quan

Dù bạn là ai, bạn đến từ đâu, bạn xuất thân ra sao thì điểm chung giữa bạn và tất cả mọi người trên Trái Đất này là một tuổi thơ với những tinh nghịch dại khờ, những giây phút vô lo, những tiếng cười giòn giã trong biết bao lần đua nghịch của chúng bạn.
Vui chơi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ vì thông qua đó trẻ học được rất nhiều thứ về môi trường xung quanh, phát triển các giác quan, tìm hiểu sở thích của bản thân,... Cha mẹ cần hiểu về việc chơi đùa của trẻ cũng như vai trò của mình trong việc này.
Tuy nhiên, khi quay lưng nhìn lại, ta lại thấy tuổi thơ của thế hệ 7x, 8x khác rất xa so với tuổi thơ của các bạn nhỏ sau này.
Ikids chia sẻ bộ ảnh để nói lên sựu khác biệt tuổi thơ của trẻ xưa và nay. Qua đây, ta thấy được tuổi thơ của thế hệ 7x, 8x tuy nhiều khốn khó nhưng vẫn vô cùng tươi đẹp, đáng nhớ.

Hẳn nhiều người vẫn còn nhớ kí ức thời bé, cùng bạn bè đi đào khoai, hun rơm, mỗi người còn không đủ một củ để ăn.


Trẻ em bây giờ được sống trong điều kiện nhung lụa, cuộc sống đủ đầy hơn. Các bé không phải trải qua cảm giác thèm thuồng khi đứng trước thịt, cá như ngày xưa bố mẹ từng nếm trải.


Ngày nay, môi trường ô nhiễm, tệ nạn xã hội gia tăng,... khiến bố mẹ không dám cho các con đi ra ngoài chơi nhiều. Các bé thường chỉ biết đi học rồi về nhà, nhốt mình trong bốn bức tường.


Ngày xưa, thế hệ 7x, 8x thường biết lo liệu việc nhà từ rất sớm. Một phần vì nhiều bậc phụ huynh ngày đó quan niệm nên tháo vát, biết làm nhiều công việc thì sẽ dễ dàng vượt qua trở ngại trong cuộc sống.


Thế hệ 7x, 8x ngày xưa được sống hòa mình với thiên nhiên hơn trẻ em bây giờ, bố mẹ cho thoải mái vui chơi, chạy nhảy tắm hồ, tắm sống,...
Các bố, các mẹ bây giờ có tâm lí cưng chiều con trẻ nhiều hơn. Mặt khác, điều kiện kinh tế tốt hơn, nhiều nhà thuê người giúp việc để nội trợ, lo toan công việc nhà. Bởi vậy, rất ít bé có thể nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa thành thạo từ khi tiểu học như thế hệ ngày xưa.


Trẻ em ngày xưa chỉ cần học một ca sáng hoặc chiều, còn lại thời gian để vui chơi, giúp đỡ bố mẹ công việc nhà khá nhiều.


Ngày nay, lũ trẻ phải học tập nhiều hơn, hết học chính ở trường rồi lại học thêm ở các trung tâm, học các môn năng khiếu.


Ngày xưa thế hệ 7x, 8x đi học bằng phương tiện “ căng hải”


Ngày nay, các bé được đưa đón tận nơi, ở nhiều trường còn tổ chức các tuyến xe bus đưa đón học sinh đi học.


Ngày xưa, trẻ em thường nghịch bẩn lấm lem, sau đó nhảy ùm xuống ao, hồ, sông, tắm cho mát. Mùa đông thì phải đun nước tắm rất kì công.


Trẻ em, ngày nay thì khác, tụi nhỏ được tắm rửa trong không gian sạch sẽ, có nhiều dụng cụ hiện đại như bồn tắm, vòi sen, bình nóng lạnh.


Trẻ em ngày xưa chỉ được ăn mặc đồ đẹp vào Tết, còn ngày thường thì toàn phải diện quần áo cũ, sờn, cộc. Có nhà còn anh truyền em nối, một bộ quần áo được truyền tay qua mấy anh chị em, chỉ bung vá chằng vá chịt.


Thời nay, điều kiện kinh tế khá giả, các bố, các mẹ cũng tập trung lo cho con nhiều hơn, các bé được ăn ngon, mặc đẹp, quần áo thay đổi theo mốt.


Nhớ đến những món ăn vặt tuổi thơ, thế hệ 7x, 8x nhớ đến kẹo bông, sữa chua túi, kẹo kéo,...


Các bé bây giờ được ăn rất nhiều món ngon, sản xuất theo quy trình đảm bảo, đóng hộp sạch sẽ.


Thế hệ 7x, 8x giải trí bằng cách tụ tập cùng nhau chơi các trò chơi dân dã.


Trẻ em bây giờ mỗi khi rảnh à lại ôm điện thoại, ipad, máy tính điện tử.


Ngày tết thiếu nhi ngày xưa, chỉ cần có một gói kẹo nhỏ chia nhau là trẻ con cả xóm đã vui mừng khấp khởi, tranh giành nhau mãi.


Ngày nay, trẻ em mọi thứ đều được cung cấp đầy đủ, nên mỗi khi tặng quà nhân các ngày lễ lớn, người lớn rất khó lựa chọn. Nhiều người tặng tiền để “ thích gì mua nấy” cho xong.
Tuổi thơ của trẻ em xưa và nay mặc dù khác nhau rất nhiều nhưng ẩn sâu trong các em vẫn là những tâm hồn vô lo, vô nghĩa. Chính bố mẹ, hãy luôn để các bé được tận hưởng niềm vui với tuổi thơ một cách trọn vẹn nhất.

"Thời thơ ấu" ngày ấy và bây giờ khác nhau như thế nào?

Thứ bảy, 07/10/2017 - 08:31

[Dân trí] - Trẻ con ngày xưa tận hưởng tuổi thơ với những buổi rong chơi cùng bè bạn, bộ sưu tập đồ chơi tự chế hay niềm háo hức khi được thưởng thức các món ăn vặt của bà. Tuy nhiên, những ký ức thời thơ ấu này có lẽ sẽ hoàn toàn xa lạ với lũ trẻ thời nay.

Thời kỳ các loại máy cassette đang phổ biến trong mọi gia đình, trò dùng bút để quay cuộn băng có lẽ là một trong những thú vui lớn nhất của lũ trẻ. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, con quay spinner lại trò chơi giết thời gian hàng đầu của cả trẻ con lẫn người trưởng thành.Việc trẻ tiếp xúc nhiều hơn với thế giới thông tin, cùng với sự xuất hiện của hàng loạt những nghề nghiệp chỉ có ở thời đại này, đã làm phong phú danh sách ước mơ về tương lai của các bé.Ngày xưa, những món ăn vặt được bà hoặc mẹ tự tay làm vào ngày nghỉ là niềm háo hức của bất kỳ đứa trẻ nào. Trong khi đó, ngày nay các món ăn vặt đang làm mưa làm gió như: trà sữa, bánh bông lan phô mai, bánh lava tan chảy mới là món khoái khẩu của những nhóc tì này.Khi nhắc đến “điện thoại”, trẻ con thuở ấy sẽ chỉ nghĩ về món đồ chơi tự chế từ hai vỏ lon và một sợi dây nối, còn ở thời hiện đại, hầu như đứa trẻ nào cũng được bố mẹ sắm cho một chiếc điện thoại, mà thậm chí là các loại smartphone đắt tiền từ rất sớm.Ở thời điểm hiện tại, dường như bất kỳ đứa trẻ nào cũng sở hữu tài khoản mạng xã hội. Do đó, bố mẹ hoàn toàn có thể nắm được mọi hoạt động của con mình, chỉ với 5 phút lướt web thay cho câu hỏi: “ngày hôm của con thế nào?”Hình phạt đáng sợ nhất với trẻ con thời đại số có lẽ là việc mất kết nối mạng, chứ không phải là đánh đòn, quỳ gối hay quay mặt vào tường như bố mẹ chúng ngày xưa.Trẻ con ngày xưa tận hưởng tuổi thơ với những trò chơi vận động cùng bạn bè. Trong khi đó, trẻ con thời nay nhiều lúc lại trở thành “nô lệ” của những thiết bị điện tử.Nỗi khổ của các vị phụ huynh cách đây vài mươi năm là việc con mình ham đá bóng với lũ bạn không chịu về ăn cơm. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, việc lũ trẻ ngồi lì ở nhà, lười ra ngoài mới là một “vấn nạn” thực sự.

Minh Nhật

Theo BS

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Muốn cho con một tuổi thơ đẹp như tôi từng có

Con chúng ta có đang cô đơn không?

Để con sa đà vào điện thoại, ti vi, iPad, có hối cũng không kịp!

Con ngoan trò giỏi thành kẻ nghiện game…

Chùng lòng với clip "ông buồn vì mua ô tô cho nhưng cháu không chơi"

Trục lợi, đầu độc tâm hồn con trẻ chính là tội ác!

Đừng dại dột khoe hình con lên mạng!

Làm sao thu khoảng cách xa "cả trăm năm ánh sáng" giữa mẹ và teen?

Video liên quan

Chủ Đề