Túi mật ở đâu

Túi mật là một bộ phận trực thuộc hệ thống đường dẫn mật. Nó chính là nơi chứa đựng cũng như dự trữ dịch mật do gan bài tiết ra. Cùng tìm hiểu vị trí, chức năng là các bệnh lý liên quan tới cơ quan này thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Túi mật – cơ quan nằm ngay dưới gan là nơi dự trữ dịch mật

Trong cơ thể con người, túi mật là một cơ quan thuộc hệ thống đường dẫn mật. Đây là một túi nhỏ nằm ở vùng bụng bên phải, vị trí sát dưới gan và bờ sườn phải.

Túi mật có chiều ngang khoảng từ 30 – 40mm còn chiều dài khoảng 80 – 100mm. Dung tích của nó thường nằm trong khoảng trên dưới 50ml ở người trưởng thành.

Cơ quan này có hình dạng giống như một quả lê, có phần đầu mở vào ống nang. Và nó thường được chia thành 3 phần là đáy, thân và cổ. Ống dẫn mật từ túi mật đến ống mật chủ có chiều dài khoảng 3 – 4 cm.

Đoạn đầu ống dẫn mật có chiều rộng khoảng 4 – 5mm nhưng càng về cuối càng hẹp lại chỉ còn khoảng 2,5mm. Trong lòng tại phần trên của ống dẫn mật sẽ có những van được gọi là van Heister. Chúng giúp cho ống dẫn mật không bị gấp lại và giúp dịch mật được lưu thông một cách dễ dàng.

Chức năng chính của túi mật đó là nơi dự trữ dịch mất được gan tổng hợp và bài tiết ra. Dịch mật là một chất có tính sền sệt, có vị đắng và màu vàng hơi xanh lục.

Dịch mật đóng vai trò rất quan trọng với hoạt động tiêu hóa thức ăn. Muối mật có thể là muối natri hoặc kali của các acid mật liên hợp. Chúng có nguồn gốc từ cholesterol với taurin hoặc glycin.

Muối mật đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình phân hủy các chất béo. Đồng thời thúc đẩy hoạt động của các men Lipase để phân hủy Lipid. Các hợp chất này còn có tác dụng giúp chất béo đã được tiêu hóa dễ dàng đi qua thành ruột.

Cũng tương tự như cơ chế đó, muối mật còn có công dụng vận chuyển một số loại vitamin tan trong dầu. Phải kể đến như vitamin A, D, E và K. Muối mật sẽ không tự tiêu mất đi mà sẽ được tái hấp thu sau khi sử dụng. Có khoảng 80 – 90% lượng muối mật đã qua sử dụng sẽ theo máu di chuyển về gan và kích thích cơ quan này sản sinh thêm dịch mật mới.

Túi mật là nơi dự trữ dịch mật do gan tiết ra – đóng vai trò quan trọng với hoạt động tiêu hóa

Trong một ngày cứ khoảng 12 giờ đồng hồ là gan sẽ tiết ra một lượng dịch mật khoảng 450ml. Tuy nhiên dung tích tối đa của túi mật chỉ dao động trong khoảng từ 30 – 60ml mà thôi.

Bên cạnh muối khoáng, muối mật thì trong dịch mật còn chứa cholesterol cùng với sắc tố mật. Khi cơ thể không tiêu thụ thức ăn và không diễn ra hoạt động tiêu hóa thì dịch mật sẽ di chuyển ngược về túi mật thông qua ống dẫn mật.

Thông thường, khi được dự trữ ở trong túi mật, dịch mật sẽ bị mất bớt nước, trở nên cô đặc hơn. Nếu có Lipid đi vào tá tràng thì túi mật sẽ bị kích thích. Từ đó bắt đầu hoạt động co bóp và tống dịch mật xuống tá tràng để làm nhiệm vụ tiêu hóa.

Cũng giống như các cơ quan khác của cơ thể, túi mật có thể gặp các vấn đề bất thường do có nguyên nhân tác động. Nắm được thông tin về các bệnh lý liên quan tới túi mật sẽ giúp bạn chủ động hơn trong phát hiện cũng như ngăn ngừa:

Sỏi mật chính là những cặn nhỏ, cứng hình thành ngay bên trong túi mật. Tình trạng này có thể âm ỉ phát triển và không bị phát hiện trong nhiều năm.

Thực tế cho thấy rằng, nhiều người bị sỏi mật nhưng lại không hề hay biết về sự hiện diện của căn bệnh này trong cơ thể. Chỉ phát hiện khi chúng bắt đầu gây ra vấn đề. Thường là viêm, nhiễm trùng và đau. Sỏi mật cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây viêm túi mật phổ biến.

Sỏi mật thường rất nhỏ và không rộng quá vài mm. Tuy nhiên nếu không sớm phát hiện và can thiệp thì chúng có thể phát triển lên tới vài ba cm. Sỏi mật khi đã phát triển kích thước thì chúng có thể bắt đầu gây tắc nghẽn đường ống dẫn mật.

Hầu hết sỏi mật được hình thành từ thành phần cholesterol được tìm thấy trong dịch mật. Còn một số loại sỏi mật khác có thể là đá sắc tố hình thành từ canxi bilirubine. Canxi bilirubine là một hoạt chất được tạo ra khi cơ thể phá vỡ các tế bào hồng cầu.

Viêm túi mật là thuật ngữ đề cập đến tình trạng nhiễm trùng diễn ra ngay tại cơ quan này. Nếu diễn ra một cách đột ngột thì gọi là dạng cấp tính. Còn trường hợp kéo dài dai dẳng hay tái phát nhiều lần thì là dạng viêm mãn tính.

Đa phần các trường hợp bị viêm là do sỏi bị kẹt ở cổ túi mật tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vị trí tổn thương và gây viêm. Còn một số trường hợp do viêm khác thì có thể là nhiễm trùng E.coli ở phụ nữ mang thai, nhiễm trùng huyết, bệnh thương hàn, chấn thương, hẹp cơ vòng oddi, nhú vater…

Sỏi mật và viêm túi mật là 2 bệnh lý thường gặp gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe

Một số triệu chứng viêm túi mật thường gặp bao gồm:

  • Đau thượng vị kèm theo buồn nôn, nôn ói ở giai đoạn đầu
  • Đau vùng hạ sườn phải, cơn đau quặn thắt và có thể lan ra phía sau lưng ở giai đoạn 2
  • Còn giai đoạn 3 thì người bệnh có thể bị sốt cao, co cứng thành bụng hay phản ứng dội ở hạ sườn phải

Viêm túi mật nếu không được phát hiện và xử lý có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Trong đó, túi mật có thể bị thủng, không cấp cứu kịp thời có thể gây ra tử vong.

Số liệu thống kê cho thấy, một tỉ lệ nhỉ những người bị sỏi mật có thể phát triển mủ ở bên trong túi mật. Tình trạng này còn được gọi là empyema.

Mủ chính là sự kết hợp giữa các tế bào bạch cầu, mô chết và vi khuẩn. Sự phát triển của mủ sẽ được gọi là áp xe. Các khối áp xe hình thành có thể khiến người bệnh bị đau bụng dữ dội.

Trường hợp áp xe không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho tính mạng. Nhất là trong trường hợp nhiễm trùng lây lan sang những bộ phận khác của cơ thể.

Polyp chính là sự tăng trưởng của các mô bất thường bên trong túi mật. Những tăng trưởng này thường là lành tính và không phát triển thành ung thư.

Đối với những khối polyp nhỏ thì có thể không cần phải loại bỏ. Và trong hầu hết các trường hợp, chúng không gây nguy hiểm cho túi mật nói riêng và sức khỏe nói chung.

Tuy nhiên, trong trường hợp polyp phát triển lớn thì cần cân nhắc việc thực hiện phẫu thuật càng sớm càng tốt. Để lâu chúng có thể gây ra các vấn đề khác và trong một số ít trường hợp vẫn có nguy cơ phát triển thành ung thư.

Túi mật là nơi dự trữ dịch mật để phục vụ cho hoạt động tiêu hóa. Vì vậy những bất thường phát sinh ở cơ quan này sẽ gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Cần duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên theo dõi biểu hiện của cơ thể để kịp thời phát hiện và thăm khám khi có bất thường xảy ra.

Có thể bạn quan tâm:

Túi mật có nhiệm vụ cô đặc và lưu trữ dịch mật [được gan tiết ra]. Khi chúng ta ăn, đặc biệt là thức ăn có dầu, mỡ; túi mật sẽ co bóp để đẩy dịch mật chứa trong đó vào đường mật và sau đó xuống tá tràng để trộn lẫn với thức ăn giúp tiêu hóa chất béo.

1. Chức năng của túi mật là gì?

Túi mật bình thường là một túi nhỏ, màu xanh lam, có dung tích 30-60 ml, dính vào phía dưới thùy gan phải, thông nối với đường mật qua ống túi mật. Chiếu lên thành bụng, túi mật nằm ở vùng bụng trên phải, ngay dưới bờ sườn. Túi mật có nhiệm vụ cô đặc và lưu trữ dịch mật [được gan tiết ra]. Khi chúng ta ăn, đặc biệt là thức ăn có dầu, mỡ; túi mật sẽ co bóp để đẩy dịch mật chứa trong đó vào đường mật và sau đó xuống tá tràng để trộn lẫn với thức ăn giúp tiêu hóa chất béo.

Hình 1: Hình ảnh minh họa giải phẫu đường mật.

Sỏi túi mật được chia làm 2 loại chính là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố.

  • Sỏi cholesterol được tạo ra chủ yếu từ thành phần cholesterol có trong dịch mật. Loại sỏi này thường gặp ở các nước phương Tây, chiếm 80-85%. Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, tỉ lệ sỏi cholesterol chỉ chiếm 30-50% các trường hợp. Loại sỏi này thường gặp ở người béo phì, phụ nữ gặp nhiều gấp hai nam giới, dùng chế độ ăn của người phương Tây, dùng thuốc tránh thai estrogen.
  • Sỏi sắc tố thường do nguyên nhân nhiễm khuẩn đường mật, các bệnh gây tán huyết, xơ gan, viêm hoặc đã cắt đoạn hồi tràng [phần cuối của ruột non].

Hình 2: Sỏi cholesterol

Hình 3: Sỏi sắc tố

Sỏi túi mật là rất phổ biến ở phương Tây. Tỉ lệ dân số có sỏi túi mật tăng lên theo tuổi. Tại Mỹ, ở độ tuổi 60, khoảng 25% phụ nữ và 12% nam giới có sỏi túi mật. Tại Việt Nam, hiện nay, với việc áp dụng phổ biến siêu âm bụng vào chẩn đoán, tỉ lệ sỏi túi mật đơn thuần được phát hiện chiếm 58-71% sỏi đường mật nói chung.

4. Triệu chứng của sỏi túi mật biểu hiện như thế nào?

Khoảng 30% trường hợp có sỏi túi mật là có triệu chứng, triệu chứng của sỏi túi mật thường gặp nhất là cơn đau quặn mật [86%], với các đặc điểm sau: 

  • Tính chu kỳ: Những cơn đau riêng biệt kéo dài từ 30 phút đến vài giờ.
  • Vị trí: Đau xảy ra ở thượng vị hoặc vùng bụng trên phải, với các trường hợp đau nhiều nhất ở vùng thượng vị, khiến dễ lầm với bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Mức độ: Đau nhiều và liên tục, cơn đau có thể làm cho bệnh nhân ngưng thở.
  • Thời điểm: Đau xảy ra trong vòng vài giờ sau khi ăn, hoặc đau về đêm thường làm cho bệnh nhân thức giấc.

Các triệu chứng khác bao gồm đau lưng, đau bụng trên trái, buồn nôn và nôn, đầy bụng [khó tiêu với thức ăn mỡ].

5. Chẩn đoán sỏi túi mật bằng cách nào?

  • Siêu âm bụng: Hiện nay siêu âm bụng được xem là phương tiện đầu tay để chẩn đoán sỏi túi mật, khả năng chẩn đoán đúng sỏi túi mật của siêu âm là 90-95%.
  • Chụp cắt lớp điện toán [CT] và cộng hưởng từ [MRI] có thể được sử dụng trong việc chẩn đoán các trường hợp nghi ngờ sỏi mật mà siêu âm không thể khẳng định được.

Tất cả các trường hợp sỏi túi mật có triệu chứng đều có chỉ định điều trị bất kể kích thước và số lượng sỏi. Với sỏi túi mật không triệu chứng thì vai trò của cắt túi mật và các phương pháp điều trị khác là không rõ ràng. Từ các nghiên cứu theo dõi diễn tiến tự nhiên của sỏi túi mật cho thấy, không cần thiết phải cắt túi mật phòng ngừa, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao ung thư túi mật như túi mật sứ, sỏi kết hợp với polyp túi mật lớn hơn 10 mm, sỏi lớn hơn 25 mm… 

7. Nếu không điều trị, diễn tiến tự nhiên và biến chứng của sỏi túi mật như thế nào?

Hàng năm, chỉ có 1- 2% bệnh nhân có sỏi túi mật không triệu chứng tiến triển thành có triệu chứng. Có một số [< 0,5% mỗi năm] diễn tiến từ sỏi túi mật không triệu chứng đến giai đoạn biến chứng mà không trải qua giai đoạn có triệu chứng.

Các biến chứng của sỏi túi mật bao gồm:

  • Viêm túi mật cấp do sỏi kẹt ở cổ hoặc ống túi mật cần phải điều trị phẫu thuật cấp cứu.
  • Viêm đường mật do sỏi túi mật rớt vào ống mật chủ làm tắc nghẽn đường mật dẫn đến viêm đường mật. Đây là biến chứng nặng, cần phải can thiệp lấy sỏi cấp cứu.
  • Viêm tụy cấp do sỏi túi mật rớt vào ống mật chủ và kẹt ở đoạn cuối ống mật chủ làm tắc nghẽn cả ống mật và ống tụy. Đây là biến chứng rất nặng, cần phải can thiệp lấy sỏi kịp thời.
  • Ung thư túi mật liên quan với sỏi túi mật to [trên 25 mm], sỏi kèm với polyp túi mật, túi mật sứ. Bệnh diễn tiến âm thầm, thường chẩn đoán trễ.

Hình 4: Diễn tiến tự nhiên của sỏi túi mật.

Hình 5: Hình minh họa biến chứng của sỏi túi mật

Hiện nay, có 2 phương thức điều trị sỏi túi mật: không phẫu thuật và phẫu thuật.

  • Điều trị không phẫu thuật có uống thuốc tan sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng chấn động, làm tan sỏi và lấy sỏi qua da, lấy sỏi túi mật qua nội soi. Kết quả điều trị của các phương pháp này không cao tùy thuộc vào loại sỏi, kích thước sỏi và giải phẫu của ống mật. Ngoài ra, các phương thức điều trị này đều có chung đặc điểm là để lại túi mật, là nơi sẽ tạo sỏi trong tương lai, do đó làm hạn chế kết quả về lâu dài.
  • Điều trị phẫu thuật có phẫu thuật cắt túi mật mở bụng và cắt túi mật qua nội soi ổ bụng. Ngày nay, ở nhiều bệnh viện đã áp dụng phẫu thuật nội soi cắt túi mật một cách thường quy với nhiều ưu điểm: vết mổ nhỏ, ít đau sau mổ, hồi phục nhanh và thẩm mỹ. Tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, tất cả các trường hợp sỏi túi mật, chúng tôi đều thực hiện phẫu thuật nội soi cắt túi mật với tỉ lệ tai biến, biến chứng rất thấp.

9. Sau cắt túi mật có ảnh hưởng gì đến cuộc sống không?

Sau phẫu thuật cắt túi mật, bệnh nhân không cần phải dùng thêm các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa vì gan vẫn tiết ra dịch mật đầy đủ.

Một số ít trường hợp có chậm tiêu với thức ăn nhiều chất béo, trứng. Vì vậy, tốt nhất là sau mổ bệnh nhân nên hạn chế ăn thức ăn nhiều chất béo, trứng trong vòng 3 tháng để cơ thể kịp điều chỉnh dự trữ dịch mật.

Rất ít trường hợp có tiêu lỏng sau mổ, triệu chứng này thường tự khỏi sau vài tuần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Điều trị viêm túi mật cấp tính và mạn tính. Điều trị ngoại khoa tiêu hóa, 2007, 131-144.

Biliary surgery. The Washington manual of surgery, 2013, 363-386.

Management of gallstones and their complication. Am Fam Physician, 2000, 1673-80.

Update on laparoscopic cholecystectomy, including a clinical pathway. Surg Clin North Am, 2000, 1127-45.

The natural history of gallstones and asymptomatic gallstones. Surgery of the liver and biliary tract, 2000, 643-9.

Video liên quan

Chủ Đề