Tại sao phải hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 9: Hợp tác cùng phát triển giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Trả lời:

– Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức quốc tế trên thế giới ở nhiều lĩnh vực: Thương mại, y tế, lương thực, nông nghiệp, giáo dục, khoa học… và đạt nhiều thành tựu rực rỡ.

– Đó là sự hợp tác đa phương góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước.

Trả lời:

– Hợp tác quốc tế để cùng phát triển và tiến bộ, tiếp thu tinh hoa nhân loại làm giàu cho tổ quốc.

– Cùng hợp tác giải quyết những vấn đề chung mang tính toàn cầu.

– Nước ta có điều kiện đi tắt đón đầu khoa học kĩ thuật tiên tiến, rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế và đuổi kịp các nước phát triển.

– Tạo điều kiện để nước ta và các nước hợp tác hữu nghị, bình đẳng và thân thiện cùng có lợi.

Trả lời:

– Tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

– Bình đẳng và hợp tác hữu nghị cùng có lợi giữa các nước.

– Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hòa bình.

– Phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

Trả lời:

– Hợp tác trong vấn đề bảo vệ môi trường:

     + Từ năm 1991, với sự tài trợ của Liên hợp quốc [UNEP], hội thảo khoa học quốc tế “Tác động của biến đổi khí hậu và sự tăng mực nước biển” đã được tổ chức tại Việt Nam.

     + Hội hữu nghị Okinawa – Việt Nam và Hội Hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên”.

     + Năm 1997, ASEAN phối hợp với Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc đã ra Báo cáo hiện trạng môi trường ASEAN lần thứ nhất nhằm đánh giá các điều kiện môi trường ở 7 nước trong khu vực, bao gồm Bru-nây Đa-rút-xa-lam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan và Việt Nam.

– Hợp tác trong vấn đề chống HIV/AIDS:

     + Ngày 7/6/2006 tại Hà Nội, Đại sứ quán Mĩ và Bộ Y tế Việt Nam đã công bố Kế hoạch hoạt động quốc gia 2006 của Mĩ nhằm trợ giúp Việt Nam trong công tác phòng ngừa HIV/AIDS, điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV.

– Hợp tác trong vấn đề chống khủng bố:

     + Cùng với Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến chống khủng bố trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Việt Nam đã hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới như Nga, Mỹ, Lào, Cam – Pu – Chia , …nhằm ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh khủng bố.

Trả lời:

– Em cùng các bạn tổ chức học nhóm, sinh hoạt ngoại khóa, dã ngoại; Giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh lúc khó khăn. Đồng thời, em biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của mọi người.

– Điều đó giúp em tự tin hơn, đồng cảm, biết lắng nghe và có kĩ năng tốt hơn.

– Em sẽ cố gắng học tập, lắng nghe, biết tôn trọng ý kiến của mọi người và chịu khó học hỏi điều hay của các bạn.

Trả lời:

Em có thể tìm hiểu tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong lớp, bạn lớp trưởng, lớp phó học tập…

Trả lời:

– Hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản:

     + Dự án xây dựng cầu Nhật Tân [Cầu hữu nghị Việt-Nhật]: Là một trong những cây cầu dây văng có quy mô lớn nhất tại Đông Nam Á, bắc qua sông Hồng với tổng chiều dài 8,91km.

     + Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 Sân bay Quốc tế Nội Bài.

– Hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Nga:

     + Xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

     + Xây cầu Thăng Long.

     + Xây nhà máy thủy điện Hòa Bình.

[TCTG]- Hiện tại nước ta đã có mối quan hệ liên kết đào tạo với khoảng 60 nước, 36 tổ chức quốc tế; 200 chương trình liên kết đào tạo ở những mức độ khác nhau; việc liên kết bước đầu có những chuyển biến tích cực, song cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập.

I. Các loại hình liên kết đào tạo

1.1. Liên kết đào tạo trong khuôn khổ đàm phán, hợp tác song phương ở cấp nhà nước

a/Liên kết đào tạo bằng ngân sách của nhà nước:

Nhằm tăng cường lực lượng nòng cốt trẻ tuổi cho đội ngũ nghiên cứu khoa học, công nghệ, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, nên Đảng, Nhà nước ta đã đầu tư kinh phí từ ngân sách để gửi ra nước ngoài đào tạo, chủ yếu là đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập sinh [theo Đề án 322]. Đối tượng du học theo hình thức này là những người thuộc nguồn giảng viên, nghiên cứu viên trẻ tuổi, có tiềm năng trở thành cốt cán, chuyên gia trong tương lai. Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm có khoảng 400 người được tuyển đi du học.

Ngoài việc thực hiện Đề án 322, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn có Đề án đào tạo 20.000 Tiến sĩ [từ nay đến 2020], trong đó dự kiến gửi ra nước ngoài khoảng 10.000 người, số còn lại sẽ đào tạo trong nước.

b/ Liên kết đào tạo bằng kinh phí viện trợ:

Tại các cuộc hội đàm cấp nhà nước giữa Việt Nam và một số nước có nền giáo dục tiên tiến, Chính phủ ta đã đạt được thoả thuận và ký kết hiệp định hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Kinh phí đào tạo từ nguồn “xử lý nợ với Liên bang Nga”[khoảng 50 triệu USD, bắt đầu từ năm 2000], hoặc “quĩ phát triển giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ”[5 triệu USD/năm, bắt đầu từ 2001 đến 2016]. Bên cạnh đó còn có nguồn kinh phí do các tổ chức phi chính phủ viện trợ, với điều kiện tuyển đối tượng đào tạo theo các tiêu chí mà tổ chức viện trợ yêu cầu.

1.2. Liên kết đào tạo trong khuôn khổ tự chủ, kí kết giữa các cơ sở đào tạo của Việt Nam với các cơ sở đào tạo của nước ngoài

Cả nước có khoảng gần 200 chương trình liên kết thì hình thức liên kết này chiếm đa số [các chương trình liên kết trong khuôn khổ thoả thuận hợp tác ở cấp Chính phủ chỉ chiếm 50 chương trình]. Theo phân cấp quản lý, các trường đại học, các cơ sở đào tạo của Việt Nam được phép liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo của nước ngoài. Hình thức liên kết này khá đa dạng và phức tạp:

- Có dạng hoàn toàn theo chương trình và qui trình của cơ sở nước ngoài, do người nước ngoài giảng dạy, được cơ sở nước ngoài cấp bằng;

- Có dạng vừa tiếp thu một phần chương trình hiện đại của nước ngoài, vừa đưa thêm một phần chương trình cơ sở trong nước [chủ yếu liên quan đến các môn chính trị], bằng do cả 2 bên liên kết cùng cấp, hoặc do phía cơ sở của ta cấp;

Các chuyên ngành liên kết đào tạo chủ yếu thuộc lĩnh vực quản lý, công nghệ, tin học; chương trình, giáo trình của nước ngoài, giảng dạy bằng tiếng nước ngoài; tuy nhiên gần đây đã có những cơ sở giảng dạy hỗ trợ bằng Tiếng Việt.

1.3. Liên kết do người dân tìm kiếm địa chỉ và chi trả kinh phí đào tạo

Con đường tự túc du học ở nước ngoài hoặc trong nước đang trở thành trào lưu với một bộ phận con em các gia đình có thu nhập cao [học phí vào các trường này hoàn toàn vượt ngoài khả năng của các gia đình có mức thu nhập trung bình và khá]. Phạm vi liên kết của loại hình này chủ yếu tại các thành phố lớn, đối tượng đi học bao gồm: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, tới đại học, sau đại học. Hình thức liên kết này mang tính tự phát, người học trực tiếp trả học phí theo qui định của cơ sở giáo dục và đào tạo, một số ít được trợ cấp học bổng. Việc quản lý loại hình liên kết này hết sức lỏng lẻo, hiện không có qui định cơ quan, tổ chức nào trong hệ thống quản lý nhà nước chịu trách nhiệm. Phần lớn những phụ huynh cho con em theo học các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam đều muốn trang bị Tiếng Anh làm công cụ để đi du học [nên bắt đầu tăng cường học Tiếng Anh từ mầm non].

Đến nay việc thống kê số lượng học sinh, sinh viên học tập tại các cơ sở nước ngoài [du học nước ngoài hoặc trong nước] gặp rất nhiều khó khăn, chưa có cơ quan quản lý nào được giao theo dõi, nắm tình hình cụ thể.

II. Đánh giá chung

2.1.Những kết quả ban đầu:

- Việc liên kết đào tạo theo con đường ngoại giao đã tạo ra những tiền đề tốt trong quan hệ đối ngoại, nhất là hợp tác giáo dục và đào tạo giữa nước ta với các nước có nền giáo dục tiên tiến, theo chủ trương mở rộng sự hợp tác đa phương của Đảng, Nhà nước ta.

- Mở ra cơ hội và góp phần tăng thêm một tỷ lệ đáng kể người Việt Nam được tiếp cận với qui trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài, qua đó góp phần tạo ra sự chuyển biến về phương thức đào tạo, trước hết là tại những cơ sở có liên kết của ta.

- Giúp cho một bộ phận đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại những cơ sở có liên kết đào tạo thuộc trường đại học, viện nghiên cứu của nước ta được tiếp cận, bồi dưỡng với qui trình đào tạo tiên tiến; mặt khác còn tạo nguồn lực lượng trẻ làm nòng cốt trong giảng dạy, nghiên cứu cho một số lĩnh vực khoa học - công nghệ mà nước ta cần quan tâm phát triển.

- Thúc đẩy việc đổi mới quản lý nhà nước đối với việc liên kết đào tạo, trước hết là xây dựng, hoàn thiện các văn bản mang tính qui phạm, chế tài để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hợp tác, liên kết giáo dục và đào tạo với nước ngoài.

2.2.Những hạn chế, yếu kém:

- Điều 20, Luật Giáo dục [2005] đã nêu “...Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi”. Điều 107 của luật này cũng khẳng định: “Nhà nước mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế về giáo dục theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi”. Khi đàm phán vào WTO, cam kết của ta về “mở cửa” lĩnh vực giáo dục là: chỉ cho phép các cơ sở nước ngoài liên kết đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng, giới hạn trong một số ngành tự nhiên, khoa học - công nghệ, ngoại ngữ, công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trong thực tế liên kết đào tạo, chúng ta cũng đã có những sơ hở, để cho một số đối tác nước ngoài lợi dụng vì mục đích vụ lợi, làm ảnh hưởng đến lợi ích của người học.

- Việc cấp phép hoạt động liên kết đào tạo hiện tại chưa có sự thống nhất, ngoài Đề án 322, Đề án 20.000 tiến sĩ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, còn các loại hình liên kết khác lại do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thậm chí còn có cả những tổ chức phi chính phủ tham gia vào việc tạo lập mối liên kết.

- Liên kết tự phát giữa các cơ sở đào tạo trong nước với các cơ sở đào tạo của nước ngoài rất khó quản lý chương trình, qui trình, địa điểm, thiết bị; có những cơ sở dạy chương trình nước ngoài [do cơ sở nước ngoài cấp bằng, nhưng lại giảng dạy bằng Tiếng Việt]; dẫn đến chất lượng đào tạo chưa đủ độ tin cậy, chưa tương xứng với công sức, tiền bạc do người học chi trả.

- Sự non kém trong công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lượng đã không đủ mức độ ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, nên ngày càng gây bức xúc xã hội, dư luận cho rằng “hình như Nhà nước thả nổi” việc liên kết đào tạo [trong liên kết với nước ngoài và ngay cả liên kết trong nước với nhau], làm gia tăng tình trạng “mua bằng, bán điểm”.

III. Đề xuất

3.1.Tổng kiểm tra việc liên kết đào tạo với nước ngoài, kể cả giữa các cơ sở trong nước với nhau; kiên quyết xử lý những cơ sở vi phạm Luật Giáo dục, đi chệch chủ trương của Đảng, Nhà nước; rà soát lại các văn bản hiện hành, bổ sung, xây dựng văn bản pháp qui mới, nhằm đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ trong quản lý nhà nước đối với liên kết đào tạo.

3.2. Củng cố và nâng cao vai trò trách nhiệm của các đơn vị chức năng được Bộ chủ quản giao quản lý [nhất là Cục Đào tạo với nước ngoài, Cục hợp tác quốc tế, Vụ Đại học và Sau đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo]. Những đơn vị này cũng cần phải đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý theo hướng đề xuất, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ, Chính phủ về cơ chế quản lý, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá đối với các cơ sở liên kết đào tạo. Mặt khác, các đơn vị chức năng thuộc Bộ cũng phải xây dựng dữ liệu, cung cấp thông tin tư vấn giúp cho phụ huynh, học sinh, sinh viên lựa chọn được cơ sở đảm bảo uy tín, chất lượng trong liên kết đào tạo.

3.3. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền cấp tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành thực hiện nghiêm túc việc liên kết giáo dục và đào tạo theo đúng chức năng, quyền hạn và phân cấp quản lý, tránh những sơ hở trong liên kết, tránh gây tổn hại đến tiền của và công sức của người học.

3.4. Các cơ sở đào tạo trên địa bàn các tỉnh/thành phố chấp hành nghiêm những qui định của pháp luật, bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thực hiện liên kết đào tạo có hiệu quả, chất lượng, đảm bảo lợi ích cho người học.

Khi đánh giá về 12 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương hai [khoá VIII], Bộ Chính trị đã chỉ ra một trong 7 nhiệm vụ phải thực hiện đối với giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay là: “tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo”. Do vậy, việc thúc đẩy liên kết đào tạo cũng phải được quan tâm chỉ đạo, quản lý, nhằm mục tiêu đưa giáo dục nước ta tiếp cận nhanh hơn với nền giáo dục tiên tiến, hiện đại trên thế giới, song không vì thế mà để mất quyền tự chủ trong giáo dục nước nhà.

TS. Trần Viết Lưu

Video liên quan

Chủ Đề