Chế độ Safe Mode Win 7 là gì

Safe Mode là gì? Hướng dẫn cách vào Safe Mode trên hệ điều hành win 7, 10

Safe Mode là gì?

Safe Mode là một chế độ an toàn để hệ điều hành Windows chạy với các tệp hệ thống tối thiểu cần thiết. Nó sử dụng trình điều khiển hiển thị VGA chung thay vì trình điều khiển của nhà cung cấp cụ thể, có nghĩa là bạn có thể sẽ chỉ làm việc với 16 màu ở độ phân giải 640×480.

Đặc điểm của chế độ safe mode

Chế độ Safe Mode cho phép người dùng Windows truy cập vào phiên bản Windows đã thay đổi và khắc phục mọi sự cố ngăn Windows khởi động bình thường. Chế độ An toàn khác với Chế độ hoạt động bình thường ở chỗ nó sử dụng các trình điều khiển và cài đặt mặc định khi khởi động và chỉ các chương trình phần mềm hệ thống yêu cầu mới được tải khi khởi động.

Màn hình desktop chế độ safe mode

Safe Mode cũng tắt tất cả các trình điều khiển của bên thứ ba cho các thiết bị ngoại vi khác như chuột, bàn phím, máy in và máy quét. Trong Safe Mode cơ bản, các tệp và cài đặt mạng không được tải, có nghĩa là bạn sẽ không thể kết nối với Internet hoặc các máy tính khác trong mạng.

Vì sao cần khởi động ở Safe Mode?

Đôi khi, Windows có thể không tải hoàn toàn sau một sự cố bất ngờ và cách duy nhất để máy tính khởi động là sử dụng Safe Mode. Khi bạn đã khởi động thành công máy tính ở Safe Mode, bạn có thể chạy chương trình tiện ích đĩa để sửa các tệp hoặc thư mục bị hỏng trên ổ cứng. Bạn cũng có thể khởi động lại vào Safe Mode để xem màn hình của mình khi bạn nhận được thông báo “Đồng bộ hóa ngoài phạm vi” trên màn hình.

Cũng có thể đôi khi máy tính của bạn hoạt động chậm chạp và trở nên chậm chạp một cách khó chịu. Khởi động vào Safe Mode sẽ cho phép bạn chẩn đoán sự cố và xác định tệp nào đang làm chậm máy tính. Khi gọi hỗ trợ kỹ thuật, người hỗ trợ có thể yêu cầu bạn khởi động vào Safe Mode để bắt đầu khắc phục sự cố.

Với một chương trình phần mềm hoặc trò chơi máy tính, Chế độ Safe Mode đề cập đến trạng thái mà chương trình được tải với các cài đặt mặc định.

Vào chế độ Safe Mode bằng cách nào?

Để khởi động máy tính Windows của bạn vào Safe Mode, hãy giữ phím F8 trong khi máy tính đang khởi động. Sau đó chọn Safe Mode từ danh sách các tùy chọn khởi động.

Cách vào chế độ safemode windows

Nguồn: Safe Mode là gì? tác dụng của safemode và cách vào chế độ Safe Mode trên Window 7, 10

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Tác giả, biên tập viên tại wikimaytinh.com

Thoát chế độ Safe Mode Win 7 thực hiện khá dễ, chỉ với vài thao tác đơn giản. Nhưng nếu bạn chưa biết phải thực hiện thế nào hãy cùng xem những hướng dẫn sau. Với những người sử dụng hệ điều hành Windows, Safe Mode thực chất là một tùy biến tiện ích có thể giúp sửa lỗi, cũng như phục hồi hệ điều hành. Nếu bạn không có nhu cầu sử dụng Safe Mode nhưng lại vô tình bị kẹt ở chế độ Safe Mode và không thể hoặc không biết cách khởi động máy tính một cách thông thường, thì phải làm sao? Hãy cùng iSolution tham khảo những hướng dẫn thoát Safe Mode trên hệ điều hành Win 7 sau đây.

Bước 1: Nhấp chuột vào nút Start.

Bước 2: Sau đó hãy nhấn vào Shut Down hoặc Restart để máy tính quay về trạng thái bình thường. Nếu không hãy làm theo các bước hướng dẫn tiếp theo.




Bước 3: Mở hộp thoại Run bằng cách nhấn vào tổ hợp phím tắt Window + R.



Bước 4: Để mở System Configuration Utility trong hộp thoại RUN bạn hãy nhập msconfig và bấm OK.



Bước 5: Sau đó hãy bấm vào thanh General nằm trong phần System Configuration Utility.



Bước 6: Đánh dấu vào tùy chọn Normal Startup nếu chế độ chưa được chọn sẵn.



Bước 7: Trên giao diện tiếp theo hãy nhấn vào thanh Boot.



Bước 8: Bỏ chọn Safe Boot nếu trên giao diện nó có dấu chọn sẵn.



Bước 9: Sau đó hãy nhấn chọn OK trong System Configuration Utility.



Bước 10: Khởi động lại máy tính để kiểm tra nó đã trở lại bình thường.


Chúc bạn thực hiện thành công!

Nếu bạn là người sử dụng máy tính thường xuyên thì mình tin rằng, đã ít nhất một lần bạn bắt gặp dòng Safe mode trước khi khởi động vào Windows rồi đúng không?

Safe mode thường xuất hiện khi máy tính bị tắt đột ngột do mất điện hay máy tính bị hết Pin. Vậy Safe mode là gì? và nó có tác dụng như thế nào trên máy tính của bạn?

Vâng, và trong bài viết này blogchiasekienthuc.com sẽ giúp bạn hiểu cặn kẽ về chế độ này cũng như cách vào chế độ Safe mode trên máy tính Windows XP/ 7/ 8/ 8.1, 10 và Windows 11…

I. Chế độ Safe Mode là gì?

Safe Mode hay còn gọi là chế độ an toàn.

Với chế độ này, bạn có thể truy cập vào máy tính mà không cần bất cứ một phần mềm thứ 3 nào và hệ điều hành chỉ nạp vào chương trình những file, trình điều khiển thiết bị [driver] căn bản và cần thiết nhất.

Chính vì thế mà một khi bạn bị lỗi và không thể truy cập vào Windows được thì có thể vào chế độ Safe mode để copy dữ liệu, gỡ bỏ phần mềm, diệt virus cũng như thiết lập và sửa chữa lại Windows.

II. Có mấy loại Safe mode?

Ở các phiên bản Windows hiện nay thì khi truy cập vào Safe mode sẽ có 3 chế độ cho bạn lựa chọn đó là:

  1. Safe mode: Chế độ thông thường như đã định nghĩa ở bên trên, chế độ này sẽ nạp driver và các file thiết yếu nhất để khởi động vào hệ điều hành.
  2. Safe mode with Networking: Khi bạn sử dụng chế độ này, ngoài việc nạp file, driver như chế độ Safe mode thông thường, sẽ có thêm các dịch vụ giúp bạn có thể làm việc trong mạng [có internet].
  3. Safe mode with Command Prompt: Chế độ này sẽ cho phép Windows chạy chương trình và gọi thêm file cmd.exe để hoạt động trong môi trường giao diện dòng lệnh, tất nhiên người dùng phải thông thạo các lệnh trên Dos.

Ngoài ra khi bạn khởi động vào chế độ Safe mode sẽ có các tùy chọn rất hữu ích như: Enable Boot Logging, Enable VGA Mode, Last Known Good Configuration, Debugging Mode…

  • Enable Boot Logging: Tất cả những trình điều khiển thiết bị và dịch vụ được nạp lên sẽ ghi lại trong file có tên ntbtlog.txt rất hữu ích để chúng ta có thể đọc và tìm ra chính xác nguyên nhân gây trục trặc cho hệ thống.
  • Enable VGA Mode: Khởi động và nạp driver căn bản của Windows cho card tăng tốc đồ họa. Nó khá hữu dụng để xác định có phải trước đó bạn đã cài một driver mới cho card tăng tốc đồ họa và đó chính là nguyên nhân gây ra sự cố.
  • Last Known Good Configuration: Máy tính được khởi động và dùng các thông tin trong Registry mà Windows lưu lại từ lần tắt máy hoàn chỉnh gần đây nhất.
  • Directory Service Restore Mode: Khởi động và có thể phục hồi qua System Restore.
  • Debugging Mode: Có thể phục hồi thông qua Remote Install Service.

Máy tính bị lỗi màn hình xanh không thể truy cập vào được Windows [nguyên nhân gây ra lỗi màn hình xanh].

Lúc này bạn cần vào Safe Mode để gỡ bỏ các phần mềm hoặc driver gây ra tình trạng trên. Bạn nhớ lại xem trước khi bị lỗi mình đã làm gì với máy tính, có cài thêm gì không thì gỡ hết ra.

Máy tính bị virus và bạn không thể cài bất cứ phần mềm nào, lúc này bạn cũng cần truy cập vào chế độ Safe mode sau đó sử dụng đĩa cứu hộ để diệt virus cho máy.

  • Tip: Hướng dẫn tạo một chiếc USB BOOT đầy đủ chức năng

IV. Cách vào chế độ Safe Mode trên máy tính Windows

Bài viết này bạn có thể áp dụng cho mọi phiên bản Windows, từ phiên bản XP cũ nhất cho đến phiên bản Windows 11 mới nhất tính đến thời điểm hiện tại nhé !

#1. Cách vào Safe mode trên Windows XP

Rất đơn giản để truy cập vào chế độ Safe mode trên Windows XP bạn chỉ cần khởi động lại máy và nhấn nhanh [có thể nhấn liên tục] phím F8 sau đó chọn chế độ Safe mode mà bạn muốn vào.

  • Bài viết nên đọc: BIOS là gì? Cách truy cập vào BIOS của máy HP, Sony…

#2. Cách vào Safe mode trên Windows 7

Safe mode windows 7

Cũng tương tự như Windows XP, Windows 7 bạn có thể làm tương tự như hướng dẫn bên trên. Sử dụng phím F8 nhé.

Thực hiện:

+ Bước 1: Mở hộp thoại run [Windows + R]=> sử dụng lệnh msconfig => nhấn Enter.

+ Bước 2: Tại cửa sổ System Configuration bạn vào tab Boot sau đó check vào ô Safe boot tại đây bạn có thể chọn:

  • Minimal: Truy cập vào chế độ Safe mode thông thường.
  • Alternate Shell: Nếu như bạn thành thạo về các dòng lệnh trong cmd [Command Prompt] thì có thể chọn chế độ này.
  • Active Directory Repair: Lựa chọn này cho phép bạn vào chế độ Safe Mode với quyền truy cập vào các thông tin cụ thể trên máy tính, như các dòng phần cứng.

Nếu không cài đặt thành công phần cứng mới, chẳng hạn như Active Directory thì Safe Mode sẽ được sử dụng để khôi phục lại sự ổn định của hệ thống bằng cách sửa chữa dữ liệu bị hỏng hoặc thêm dữ liệu vào thư mục.

  • Network: Truy cập vào chế độ Safe mode có thể kết nối được Internet.

+ Bước 3: Nhấn Apply => OK => chương trình sẽ đưa ra một cửa sổ yêu cầu bạn Restart lại máy tính để áp dụng việc thiết lập.

+ Bước 4: Bạn hãy chọn Restart để khởi động lại máy tính và vào chế độ Safe mode [khi khởi động lại máy tính sẽ tự động truy cập vào chế độ safe mode cho bạn].

Sau khi bạn đã fix lỗi xong và cảm thấy OK rồi và muốn vào lại Windows như bình thường thì thực hiện lại thao tác trên, sau đó bỏ check ở ô Safe boot đi và Restart lại máy.

Lưu ý:
Cách này có thể áp dụng cho Windows 7 nếu như bạn nhấn F8 mà không vào được nhé.

Và một lưu ý nhỏ nữa là khi máy khởi động thì bạn nhìn xem chỗ Safe mode là phím gì thì bấm theo, không phải là cứ cắm đầu bấm là tốt đâu nhé 😀

Bonus: Cách thiết lập phím F8 để vào Safe mode Windows 8/ 8.1/ 10 và Windows 11

Nếu như bạn cảm thấy cách làm trên là bất tiện thì bạn có thể set phím F8 để có thể truy cập vào Safe mode trên Windows 8 như trên Windows XP và Windows 7.

Thực hiện:

Nhấn tổ hợp phím Windows + X => sau đó chạy Command Prompt [Admin]

Windows + X

Tiếp theo tại cửa sổ Command Prompt bạn nhập dòng lệnh sau :

bcdedit /set {default} bootmenupolicy legacy

=> Sau đó nhấn Enter để thực hiện lệnh.

OK, giờ bạn có thể Reset lại máy tính và nhấn F8 để truy cập vào Safe mode rất dễ dàng rồi. Nếu bạn muốn quay trở lại thiết lập mặc định của Windows thì sử dụng lệnh sau:

bcdedit /set {default} bootmenupolicy standard

#4. Truy cập nhanh vào chế độ Safe Mode trên Windows 10 và Windows 11

Nếu bạn đang sử dụng Windows 10,bạn có thể truy cập nhanh vào Safe mode bằng cách bấm giữ phím Shift => rồi bấm Restart.

Khi đó, máy tính sẽ khởi động thẳng vào tính năng Recovery, nơi bạn có thể chọn Troubleshoot => Advanced Options => chọn Startup Settings.

#5. Cách vào chế độ Safe mode trên máy tính Windows

[Áp dụng cho mọi phiên bản Windows]

Ngoài những cách mà Windows cung cấp sẵn cho chúng ta ra thì mình sẽ giới thiệu thêm với bạn một công cụ vô cùng nhỏ gọn nhưng cực kỳ hữu  ích khác, đó chính là Safe Mode Launcher.

Công cụ này sẽ giúp bạn kích hoạt phím tắt để truy cập nhanh vào chế độ Safe Mode và bạn có thể dễ dàng lựa chọn chế độ Safe mode thông thường, chế độ Safe mode có mạng Internet, chế độ Safe mode hỗ trợ cửa sổ dòng lệnh CMD…

Tải công cụ Safe Mode Launcher tại đây hoặc tại đây !

Giao diện công cụ rất dễ sử dụng như hình bên dưới, bạn chỉ việc chọn chế độ Safe mode mà bạn muốn vào => sau đó nhấn vào Apply Options => nếu máy tính yêu cầu khởi động lại để vào Safemode thì bạn hãy nhấn đồng ý.

Còn trong trường hợp không thấy thông báo gì, mà bạn lại đang muốn vào Safe mode ngay thì hãy vào Menu => bấm vào nút Restart Windows là được.

Lưu ý: Đối với máy tính đã liên kết với tài khoản Microsoft thì có thể sẽ yêu cầu mật khẩu thì mới có thể truy cập vào được chế độ Safe mode nha các bạn.

V. Mẹo vào chế độ Safe Mode khi không vào được Windows

Áp dụng trên hệ điều hành Windows 8 /8 .1/ 10/ 11

Trong một vài trường hợp nếu như máy tính của bạn không thể truy cập vào hệ điều hành Windows được, nếu là Windows XP hoặc là Windows 7 thì bạn có thể sử dụng phím F8 để cứu cánh được.

Nhưng nếu như bạn đang sử dụng hệ điều hành Windows 8 trở lên mà chưa được thiết lập để vào chế độ Safe mode thì làm thế nào ? Bạn hãy tham khảo cách làm sau đây:

Thực hiện:

Bạn hãy nhấn nút nguồn để mở máy tính lên => quá trình khởi động đang diễn ra => bạn hãy giữ nút nguồn để tắt máy tính một cách đột ngột.

Bạn hãy thực hiện khoảng 3, 4 lần [không nên thực hiện nhiều quá sẽ ảnh hưởng tới ổ cứng] như vậy. Đến lần cuối cùng bạn để nó khởi động xem, có thể sẽ xuất hiện cửa sổ giao diện Advanced options như hình bên dưới:

Đọc thêm: 5 cách truy cập vào Advanced Options trên máy tính Windows

Bây giờ thì tốt rồi, bạn hãy nhấn vào Troubleshoot => chọn Advanced Options => chọn tiếp Startup Settings => Restart lại máy tính. Máy tính của bạn sẽ khởi động lại và lúc này nó sẽ hiện ra các tùy chọn để vào Safe Mode.

Ngược lại, nếu như không hiện ra giao diện của Advanced option thì coi như việc “cưỡng ép” đã thất bại, bạn nên lựa chọn một giải pháp an toàn hơn đó là cài lại Windows nhé 😀

VI. Lời kết

Trên đây là những kiến thức cơ bản về chế độ Safe mode trên máy tính Windows mà bạn cần nắm được khi sử dụng máy tính để khi xảy ra sự cố bạn có thể xử lý được.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về chế độ Safe Mode để áp dụng kịp thời khi máy tính không vào được. Chúc các bạn thành công!!!

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Video liên quan

Chủ Đề