Trung tâm quản lý du lịch tỉnh quảng bình

Theo tìm hiểu của PV Báo Người Lao Động, tại Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình có 1 giám đốc, 3 phó giám đốc, 1 chánh văn phòng, 1 giám đốc trung tâm, 1 phó chánh thanh tra phụ trách, 2 trưởng phòng và 2 phó trưởng phòng nhưng chỉ có 9 nhân viên.

Lãnh đạo nhiều hơn nhân viên

Giám đốc là ông Hồ An Phong, 3 phó giám đốc lần lượt là ông Nguyễn Văn Kỳ, phụ trách mảng quản lý du lịch; ông Lê Thế Lực, phụ trách vấn đề đào tạo - nghiên cứu khoa học về du lịch cộng đồng và ông Đặng Đông Hà được giao phụ trách mảng quảng bá - xúc tiến du lịch.

Sở Du lịch Quảng Bình có 1 văn phòng và 2 phòng chuyên môn thì đa phần là lãnh đạo. Cụ thể, tại Phòng Quản lý Du lịch có tất cả 3 người nhưng có đến 2 lãnh đạo và chỉ có 1 nhân viên. Trưởng phòng là ông Hà Minh Tuân; Phó trưởng phòng là ông Hoàng Hải Nam còn chuyên viên là bà Đinh Thị Mai Tuyết.

Tương tự, Thanh tra Sở Du lịch có 2 người, gồm bà Phạm Thị Minh Huệ - phó chánh thanh tra phụ trách và ông Trần Công Nguyên làm chuyên viên.

Trung tâm quản lý du lịch tỉnh quảng bình

Nơi làm việc của Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình

Phòng Kế hoạch phát triển du lịch của Sở Du lịch Quảng Bình có 2 người thì cả 2 đều là lãnh đạo. Trưởng phòng là Lưu Minh Hùng và Phó trưởng phòng là ông Lê Thái An. Còn tại Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch - Sở Du lịch Quảng Bình chỉ có duy nhất 1 người kiêm luôn chức giám đốc trung tâm này là Bùi Thị Thanh Thúy.

Đông "quân" nhất được ghi nhận ở Sở Du lịch Quảng Bình là văn phòng sở này khi chỉ có 1 Chánh văn phòng, 1 kế toán phụ trách, 4 nhân viên và 2 lái xe.

Do đặc thù mới tách sở?

Trả lời trên 1 tờ báo, ông Nguyễn Văn Kỳ - Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình - cho hay sở chỉ hơn 10 công chức nhưng đã có vài người trong số đó chưa hẳn có việc để làm. Thậm chí có người đau ốm hàng năm trời nhưng sở không có cách gì để đưa họ ra khỏi bộ máy.

"Sở Du lịch mà có đến 4 phó giám đốc là quá nhiều, sở có chức năng đặc thù như Sở Du lịch thì chỉ cần cơ cấu 1 trưởng và 1 phó là đủ. Đặc biệt ở sở hiện nay hết sức vô lý là 2 người làm chuyên môn phục vụ 4 ông lãnh đạo" - ông Kỳ phản ánh.

Trong khi đó, trả lời PV Báo Người Lao Động trưa 31-5, ông Hồ An Phong, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, khẳng định thông tin sở có 4 phó giám đốc mà ông Nguyễn Văn Kỳ cung cấp với báo chí trước đó là sai sự thật và cho rằng do đặc thù là sở mới tách ra từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình (nay tách ra làm 2 Sở: Sở Văn hóa - Thể thao và Sở Du lịch - PV) nên việc thiếu nhân viên là bình thường.

"Sở vừa tách ra cũng chưa được bao lâu, tại các phòng ban chuyên môn của sở, mỗi người đều phụ trách một công việc, đều đáp ứng chuyên môn và làm hết khả năng của mình để phát triển ngành du lịch tỉnh nhà. Hiện tại sở vẫn đang tuyển thêm nhân viên để phụ trách các bộ phận còn thiếu chứ không phải như thông tin một số người chưa hẳn làm việc…" – ông Phong khẳng định.

Trước thông tin, ông Hoàng Hải Nam - Phó trưởng Phòng Quản lý Du lịch - đau ốm hàng năm trời nhưng không có cách gì đưa ra khỏi bộ máy, ông Phong cho hay ông Nam bị bệnh một thời gian dài nhưng vẫn đến cơ quan làm việc thường xuyên và chưa nghỉ quá số ngày quy định.

"Anh Nam cũng còn mấy tháng nữa là về hưu nên cơ quan cũng tạo điều kiện cho anh ấy, bao nhiêu năm làm việc và cống hiến giờ bệnh tật ập đến cũng là sự cố xảy ra ngoài ý muốn mà thôi" - ông Phong nói.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng nhận định, du lịch Quảng Bình bước đầu đã có những khởi sắc và gây được tiếng vang trong khu vực và thế giới nhưng phải xác định tầm nhìn lớn, đủ sâu, đủ rộng hơn nữa để phát triển du lịch; nâng cao nhận thức của người dân về du lịch; làm tốt hơn nữa công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.

Trong quy hoạch du lịch, tỉnh đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển để trở thành một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Du lịch Quảng Bình bước đầu đã có những khởi sắc và gây được tiếng vang trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, tỉnh Quảng Bình cần quán triệt sâu sắc, nghiên cứu kỹ để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng trưởng phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.

Quảng Bình được mệnh danh là “vương quốc hang động” với hàng ngàn hang động lớn nhỏ, nổi bật nhất là Sơn Đoòng - hang động lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều bãi tắm đẹp như: Nhật Lệ, Bảo Ninh, Đá Nhảy và nhiều sân golf đẳng cấp quốc tế, tạo nên chuỗi hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao đặc sắc hấp dẫn ở vùng ven biển.

Ngoài hang động, Quảng Bình còn nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển với nhiều bãi tắm mịn, đẹp nổi tiếng, như: Đá Nhảy, Nhật Lệ - Quang Phú, Bảo Ninh, Hải Ninh…, khu sân golf 36 lỗ và các sân golf ven biển đẳng cấp quốc tế đang được đầu tư, khai thác.

Đặc biệt, Quảng Bình có Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Phong Nha - Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu, phần lớn diện tích là đá vôi và liên kết với khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Hin Nậm nô của Lào, tạo thành khối Karst rộng lớn vùng Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, du lịch Quảng Bình còn hấp dẫn du khách bởi chuỗi các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao đặc sắc hấp dẫn ở vùng ven biển với hệ thống các sân gôn đẳng cấp quốc tế, văn hóa ẩm thực đa dạng, hấp dẫn và suối nước nóng Bang đang được đầu tư thành khu du lịch sinh thái, phục hồi chức năng theo mô hình Onsen (Nhật Bản).

Tỉnh Quảng Bình có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ thuận lợi, có sân bay, cảng biển, đường bộ, đường sắt, đường thủy. Cụ thể, Cửa khẩu quốc tế Cha Lo thuộc Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo là cửa khẩu lớn giữa Việt Nam và Lào; Cảng biển nước sâu Hòn La (khu kinh tế Hòn La); Sân bay Đồng Hới được đánh giá là một trong những sân bay tăng trưởng nhanh nhất cả nước với mức tăng trưởng 20 - 25%/năm; tuyến đường sắt Bắc - Nam; Quốc lộ 1A Bắc-Nam; Quốc lộ 12A nối phía Đông và phía Tây; đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và Tây), hội tụ nhiều điều kiện để phát triển du lịch nói riêng và thu hút đầu tư phát triển kinh tế nói chung.

Theo Phó Thủ tướng, Quảng Bình cần phát triển nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng của địa phương; phục vụ du lịch chuyên nghiệp hơn; phát động phong trào để thúc đẩy "mọi người đều phải làm du lịch, mỗi người dân là một sứ giả của du lịch" nhằm tạo dấu ấn rõ nét cho du lịch Quảng Bình...

Với lợi thế về tiềm năng tài nguyên du lịch độc đáo kể trên, Quảng Bình hội tụ đủ các điều kiện để phát triển thành trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và Đông Nam Á.

Trong khuôn khổ Hội nghị đã diễn ra lễ trao thỏa thuận hợp tác giữa các đơn vị nhằm thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình.

Theo đó, 2 thỏa thuận hợp tác đã được trao tại buổi lễ là thỏa thuận hợp tác giữa Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình và Sở Du lịch Thành phố Hà Nội, thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Quảng Bình và Câu lạc bộ Lữ hành Unesco Hà Nội.

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, Hà Nội và Quảng Bình sẽ tiếp tục hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy và nâng cao hoạt động du lịch giữa hai thị trường. Hai địa phương sẽ cùng nhau tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách được trải nghiệm từ khu vực phía Bắc cho tới Quảng Bình và ngược lại. Mặt khác, sự hợp tác này còn đem đến nhiều cơ hội kết nối giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ,...

"Chúng tôi kỳ vọng sau thoả thuận hợp tác này, hai địa phương sẽ càng có thêm nhiều hoạt động hợp tác đa dạng, có hiệu quả và lan toả, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước." - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội bày tỏ.

Trung tâm quản lý du lịch tỉnh quảng bình

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang.

Chia sẻ tại Hội nghị, Phó tổng Giám đốc Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist) Nguyễn Thị Vân nhận định, tỉnh Quảng Bình là địa phương nhiều tiềm năng và giàu tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch mà không nơi đâu có được.

Nhận thấy rõ những tiềm năng của tỉnh Quảng Bình, ngay từ năm 2016, Hanoitourist đã nghiên cứu, triển khai đầu tư khách sạn 5 sao Pullman Quảng Bình tại khu Bảo Ninh, cạnh quảng trường Võ Nguyên Giáp với quy mô 5 ha, 283 phòng, 13 căn villa được đầu tư theo tiêu chuẩn 5 sao mang thương hiệu Pullman do tập đoàn Accor nổi tiếng quản lý.

Bà Nguyễn Thị Vân tin tưởng, với việc đưa vào khai thác khách sạn Pullman trong năm 2024, đây sẽ là một điểm đến hấp dẫn, là động lực thúc đẩy du lịch tỉnh Quảng Bình phát triển.

Trung tâm quản lý du lịch tỉnh quảng bình

Gian hàng của Quảng Bình Tourism tại Hội nghị.

Cũng theo bà Vân, tỉnh Quảng Bình hiện có 531 cơ sở lưu trú với tổng số hơn 8.400 phòng, trong đó có 3 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao. Toàn tỉnh có 33 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực lữ hành tuy nhiên các sản phẩm du lịch của tỉnh còn chưa được đa dạng, các chương trình landtour tại địa phương chưa thực hấp dẫn.

Ngoài ra, tính kết nối của các doanh nghiệp lữ hành của địa phương với các thị trường khách nội địa trọng điểm như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chưa cao, và ngay tính kết nối giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ chưa thực sự tốt. Doanh nghiệp vận tải, cơ sở lưu trú, nhà hàng dịch vụ ăn uống, đến các điểm đến thăm quan chưa có sự kết nối chặt chẽ tạo thành chuỗi giá trị.

Do đó, để phát triển du lịch gắn với đúng chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2023 là du lịch “xanh”, bà Vân đề nghị xây dựng các chương trình đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân hoạt động trong lĩnh vực du lịch về công tác bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững. "Với sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh, mảnh đất Quảng Bình với những con người chân chất, hiền hòa, sẽ là nơi du khách chưa đến thì mong đến, đến rồi lại mong quay lại", bà Vân bày tỏ.