Trong máu loại tế bào nào bé nhất

Tế bào gốc tạo máu là các tế bào có trong máu và tủy xương, có khả năng hình thành nên các tế bào máu trưởng thành như hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Phương pháp cấy ghép tế bào gốc tạo máu được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Trong máu loại tế bào nào bé nhất

Cấy ghép tế bào gốc tạo máu được xem là bước cải tiến vượt trội của y học hiện đại, mang lại cơ hội sống cho nhiều người mắc bệnh lý ác tính như ung thư, bạch cầu,… Vậy, tế bào gốc tạo máu được thu thập và lưu trữ bằng cách nào? Có bao nhiêu loại tế bào gốc tạo máu? Ứng dụng tế bào gốc tạo máu trong điều trị những bệnh lý gì?

Tế bào gốc tạo máu là gì?

Tế bào gốc tạo máu là tế bào nguyên thủy trong cơ thể và có khả năng biệt hóa thành các tế bào mang chức năng khác nhau như: hồng cầu (tế bào vận chuyển oxy), tiểu cầu (tế bào giúp cầm máu), bạch cầu (tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể). (1)

Định nghĩa về tế bào gốc tạo máu đã được phát triển từ khi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1961. Mô tạo máu chứa các tế bào có khả năng tái tạo dài hạn, ngắn hạn và các tế bào tiền thân đa tiềm năng, thiểu năng và đơn năng. Ở động vật có xương sống, phần lớn quá trình tạo máu xảy ra trong tủy xương. Một cơ thể người trung bình sẽ sản xuất hơn 500 tỷ tế bào máu mỗi ngày, trong đó tế bào gốc chiếm tỷ lệ 1:10.000 các tế bào máu trong mô tủy. (2)

Trong máu loại tế bào nào bé nhất
Tế bào gốc tạo máu là tế bào nguyên thủy trong cơ thể, có thể biến đổi thành các tế bào: hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu

Tế bào gốc tạo máu được tìm thấy ở đâu?

Tế bào gốc tạo máu có nhiều trong ở tủy xương (BM), máu cuống rốn (UCB) và một tỷ lệ thấp trong máu ngoại vi. Khi được tiêm thuốc G-CSF (yếu tố kích thích bạch cầu hạt), tế bào gốc tạo máu được huy động từ tủy xương ra máu ngoại vi với số lượng lớn. Tất cả các dòng tế bào máu được tạo ra thông qua sự trưởng thành về chức năng của một quần thể tế bào gốc đa năng hiếm có và chúng có khả năng sinh sôi nảy nở bằng cách tự đổi mới và biệt hóa. Chỉ cần một lượng nhỏ tế bào gốc đã có thể bắt đầu toàn bộ quá trình tạo máu của cơ thể. (3)

Tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, dịch vụ thu thập và lưu trữ tế bào gốc tạo máu cũng như tế bào gốc trung mô từ cuống rốn trẻ sơ sinh được áp dụng theo chuẩn quốc tế, với sự hỗ trợ của các thiết bị, máy móc chuyên dụng hiện đại bậc nhất. Quy trình thu thập và lưu trữ khép kín, an toàn, đảm bảo sẵn sàng cho việc ứng dụng điều trị bệnh khi cần.

Các loại tế bào gốc tạo máu

1. Tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi

Tế bào gốc từ nguồn máu ngoại vi có tỷ lệ thu thập tương đối thấp, nên người bệnh hoặc người hiến cần phải sử dụng thuốc để huy động tế bào này. Mục đích của việc sử dụng thuốc huy động tế bào trước khi thu thập chính là làm gia tăng lượng tế bào gốc tại nguồn máu ngoại vi. (4)

Quá trình thu thập tế bào gốc từ máu ngoại vi:

  • Để tăng số lượng tế bào tiền thân tuần hoàn được thu thập, người hiến/bệnh nhân cần phải sử dụng yếu tố tăng trưởng tạo máu tái tổ hợp. Yếu tố tăng trưởng thường được sử dụng trong vài ngày trước khi thu thập tế bào.
  • Để thu thập tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi, người được gạn tách hoặc người hiến sẽ được kết nối với máy Apheresis. Vận hành máy theo quy trình chuẩn, thu thập tế bào gốc tạo máu và trả lại những thành phần không cần thiết qua đường xâm nhập tĩnh mạch.
    Trong máu loại tế bào nào bé nhất
    Thu thập tế bào gốc tạo máu ngoại vi vẫn được đánh giá khá an toàn.

Quá trình thu thập tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi tương đối an toàn với sức khỏe con người. Đa phần, người được gạn tách cảm thấy đau mỏi người do nằm lâu, hạ canxi trong máu, đau nhức xương do thuốc tác động để tế bào gốc tạo máu từ tủy xương huy động ra máu ngoại vi. Những triệu chứng này chỉ xuất hiện với mức độ nhẹ, không quá nghiêm trọng và luôn được các bác sĩ theo dõi kiểm soát trong suốt thời gian kết nối máy Apheresis..

2. Tế bào gốc tạo máu từ tủy xương

Tủy xương là cơ quan trung tâm chứa nhiều tế bào gốc nhất trong cơ thể, vì vậy tế bào gốc tạo máu từ tủy xương cũng là loại tế bào gốc được nhiều người biết đến. Thu thập tế bào gốc tại tủy xương sẽ thực hiện bằng thủ thuật tại phòng mổ.

Người hiến tế bào gốc hoặc bệnh nhân được thu thập tế bào gốc từ tủy xương sẽ được gây mê và thu thập tủy tại phòng mổ. Lượng tủy thu thập cho phép không quá 20ml/kg cân nặng. Tủy xương thu thập được chống đông bằng Heparin, và được lọc vô trùng để loại bỏ chất béo, mảnh vụn xương.

Người được thu thập tế bào gốc tạo máu từ tủy xương sẽ có một số biểu hiện không mong muốn khi thực hiện thủ thuật thu tủy. Tuy nhiên, họ sẽ được các bác sĩ và nhân viên y tế sàng lọc, khám sức khỏe theo dõi và kiểm soát các hiệu ứng không mong muốn trước, trong và sau khi thu thập tủy xương.

3. Tế bào gốc tạo máu từ dây rốn

Máu từ dây rốn của trẻ sơ sinh là nơi chứa nhiều tế bào gốc. Quá trình thu thập tế bào gốc tại dây rốn của trẻ rất diễn ra rất dễ dàng và không xảy ra bất kỳ đau đớn nào. Tế bào gốc được thu thập từ dây rốn sẽ được lấy từ tĩnh mạch dây rốn của trẻ ngay khi vừa chào đời. Bác sĩ sẽ tiến hành kẹp, cắt dây rốn nhưng bánh nhau vẫn đang còn trong cơ thể người mẹ, dùng kim y khoa chọc vào tĩnh mạch dây rốn để máu đi thẳng vào túi có chứa chất chống đông.

Trong máu loại tế bào nào bé nhất
Thu thập tế bào gốc tạo máu từ dây rốn của trẻ sơ sinh diễn ra nhanh chóng, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sẽ lấy thêm máu từ vùng bánh nhau để thu thập đủ lượng tế bào gốc cần thiết. Tế bào gốc sau khi được thu thập sẽ được lưu trữ trong ngân hàng tế bào gốc và sẽ được sử dụng cho quá trình điều trị bệnh sau này của chính em bé hoặc người có quan hệ huyết thống với bé.

Tế bào gốc tạo máu thu thập từ dây rốn là tế bào nguyên thủy, chưa từng trải qua quá trình bệnh tật, đột biến do ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong môi trường vi mô. Vì vậy, đây là nguồn tế bào gốc tạo máu có giá trị, rất cần được lưu trữ. Việc lưu trữ sẵn mẫu tế bào gốc tạo máu cũng giúp ích cho việc điều trị nhanh chóng được tiến hành khi cần thiết.

Ứng dụng của tế bào gốc tạo máu

Tất cả các tế bào khác trong cơ thể đều có mục đích chuyên biệt nhưng tế bào gốc lại chưa được xác định vai trò cụ thể, vì đây là loại tế bào chưa biệt hóa và sẽ được dùng để thay thế tế bào bị bệnh khi cơ thể cần.

1. Tế bào gốc tạo máu được ứng dụng để tái tạo mô

Tái tạo mô, tế bào được xem là công dụng quan trọng nhất của tế bào gốc, việc này đóng góp rất nhiều cho quá trình điều trị các bệnh cần phải thực hiện cấy ghép, thậm chí trong tương lai có thể thay thế nội tạng.

Hướng ứng dụng khả thi nhất hiện nay như tái tạo mô từ tế bào gốc trong nhiều trường hợp người bệnh bị bỏng nặng hoặc mất da do nhiều nguyên nhân. Bác sĩ sẽ điều trị vùng da bị tổn thương bằng cách ghép mô mới được tái tạo từ tế bào gốc lên vùng da này. Tái tạo mô sụn cho các trường hợp viêm, thoái hóa khớp cũng đã được thử nghiệm khá nhiều và đạt được những thành công nhất định.

2. Tế bào gốc tạo máu và ứng dụng trong điều trị bệnh tim mạch

Năm 2013, nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đã công bố báo cáo cho biết họ đã sử dụng tế bào gốc của con người tạo nên các mạch máu trên cơ thể chuột thí nghiệm thành công. Chỉ trong khoảng 2 tuần kể từ lúc cấy ghép tế bào gốc, mạng lưới mạch máu đã được hình thành, chất lượng mạch máu mới được đánh giá là tốt gần giống như mạch máu tự nhiên. Các nhà nghiên cứu này đã chứng minh rằng trong tương lai tế bào gốc sẽ có cơ hội góp sức cho quá trình điều trị bệnh lý về tim mạch hiệu quả.

3. Tế bào gốc tạo máu và liệu pháp thiếu hụt tế bào

Trong tương lai các nhà khoa học hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng ứng dụng tế bào gốc cho điều trị bệnh tim mạch sẽ phát triển vượt bậc. Tế bào gốc sẽ được phát triển thành các tế bào tim khỏe mạnh, cấy ghép cho người bệnh tim.

Tương tự bệnh tim, người bệnh đái tháo đường tuýp 1 cũng sẽ có cơ hội nhận các tế bào tuyến tụy mới để thay thế các tế bào sản xuất insulin đã bị phá hủy. Bởi vì hiện nay cách điều trị phổ biến nhất trong trường hợp này chính là ghép tụy, tuy nhiên số lượng tụy để thực hiện cấy ghép tương đối hiếm.

4. Tế bào gốc tạo máu và ứng dụng điều trị bệnh huyết học

Hiện nay tế bào gốc đã được ứng dụng để điều trị các bệnh rối loạn các loại tế bào biệt hóa của hệ tạo máu: thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh ung thư bạch cầu, bệnh suy giảm miễn dịch, bệnh tự miễn… Tế bào gốc tạo máu thu thập trong tủy xương, máu dây rốn, máu ngoại vi có thể tạo thành các loại tế bào máu khác nhau bao gồm tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, tế bào hồng cầu vận chuyển và cung cấp oxy cho mô và cơ quan, tiểu cầu có vai trò trong đông máu.

Hiện nay, ghép tế bào gốc tạo máu từ các nguồn khác nhau (tủy xương, máu ngoại vi, máu dây rốn) được chỉ định cho các bệnh hệ tạo máu, bệnh máu ác tính và không ác tính. Đây là liệu pháp có thể chữa cho bệnh nhân khỏi bệnh. Những ca bệnh ghép tế bào gốc tạo máu thành công sẽ đem lại cuộc sống không bệnh cho những bệnh nhân được chỉ định ghép.

Trong máu loại tế bào nào bé nhất
Tế bào gốc tạo máu có ý nghĩa lớn trong việc điều trị nhiều bệnh lý về máu nguy hiểm

Cấy ghép tế bào gốc tạo máu

Cấy ghép tế bào gốc tạo máu được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý về máu. Có 2 phương pháp cấy ghép tế bào gốc như sau:

  • Cấy ghép tế bào gốc đồng loài: Sử dụng tế bào gốc được thu thập từ người hiến tặng phù hợp. Người này có thể cùng hoặc không cùng huyết thống với người được cấy ghép.
  • Cấy ghép tế bào gốc tự thân: Sử dụng tế bào gốc được thu thập từ chính cơ thể người bệnh (có thể là tế bào được thu gom hoặc được lưu trữ trước đó).

1. Các biến chứng có thể xảy ra của cấy ghép tế bào gốc tạo máu

Ghép tế bào gốc tạo máu cũng như các liệu pháp điều trị khác, có thể có các biến chứng. Các biến chứng sớm có thể xảy ra sau khi cấy ghép tế bào gốc tạo máu: cấy ghép thất bại, thải ghép, bệnh ghép chống chủ (GVHD).

2. Tiên lượng sau khi cấy ghép tế bào gốc tạo máu

Tiên lượng sau khi cấy ghép tế bào gốc sẽ thay đổi tùy vào loại ghép (đồng loài hay tự thân) và tình trạng bệnh của người nhận tế bào gốc.

Tỷ lệ tái phát bệnh sau cấy ghép tế bào gốc:

  • Cấy ghép tế bào gốc tự thân từ 40% – 75%.
  • Cấy ghép tế bào gốc đồng loài từ 10% – 40%.

Tỷ lệ thành công của cấy ghép tế bào gốc tạo máu (đối với tủy xương không ung thư):

  • Người bệnh u lympho tái phát và nhạy cảm với phương pháp hóa trị từ 30% đến 40%.
  • Người bệnh mắc bệnh bạch cầu cấp từ 20% đến 50% .

So với phương pháp hóa trị liệu thì cấy ghép tế bào gốc sẽ giúp cải thiện thời gian sống của người bệnh đa u tủy xương lâu hơn. Tuy nhiên, đối với tình trạng bệnh ở giai đoạn cuối hoặc ung thư tạng đặc biệt nhạy cảm (vd: u tế bào mầm) thì cấy ghép tế bào gốc tạo máu sẽ cho tỷ lệ thành công thấp hơn. Đồng thời, các biện pháp điều trị tích cực, dự phòng bệnh ghép chống chủ, chăm sóc hỗ trợ cải tiến (dự phòng cytomegalovirus, herpesvirus) cũng góp phần làm tăng thời gian sống của người bệnh sau cấy ghép tế bào gốc.

Để biết thêm thông tin chi tiết về phương pháp cấy ghép tế bào gốc tạo máu điều trị bệnh, người bệnh có thể đặt lịch tư vấn với Trung tâm Tế bào gốc và Ngân hàng mô tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại:

Tóm lại, để phương pháp cấy ghép tế bào gốc tạo máu mang lại hiệu quả điều trị cao, người bệnh cần chọn bệnh viện uy tín, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại để thăm khám và tiến hành điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.