Trình bày thành tựu văn học Trung Quốc phong kiến

Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời và phong phú nhất trên thế giới. Văn hóa Trung Quốc đã thống trị và gây ảnh hưởng trải rộng khắp miền Đông châu Á với các phong tục  truyền thống đa dạng, phong phú giữa các thị trấn, thành phố và tỉnh thành. Thậm chí ,văn hóa Trung Quốc còn lan truyền và gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các dân tộc, quốc gia lân cận như Triều Tiên , Hàn Quốc , Đài Loan , Nhật Bản và Việt Nam. Vậy điều gì đã làm cho nền văn hóa Trung Quốc có sức mạnh như vậy? Như chúng ta được biết , nền Văn Hóa Trung Quốc bắt đầu từ rất lâu trong lịch sử , từ lúc mà văn hóa đối với những quốc gia khác là một khái niệm khá mơ hồ , thì nền văn hóa Trung Quốc thời phong kiến đã phát triển mạnh mẽ và tạo được tiếng vang cho nhân loại bằng những thành tựu vô cùng nổi bật . Vậy những thành tựu văn hóa đó là gì ? Ý nghĩa của những thành tựu đó cho nhân loại ra sao ? Hôm nay hãy cũng Tiengtrung.com điểm qua top 9 thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến nhé!

Nội dung tóm tắt :

Những thành tựu văn hóa Trung Quốc nổi bật thời phong kiến:

  • Phật giáo
  • Nho giáo
  • Văn học
  • Sử học
  • Kỹ thuật
  • Nghệ thuật , kiến trúc
  • Toán học , thiên văn học , y dược

Xem thêm Sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đến Việt Nam

Thời nhà Đường , phật giáo ở Trung Quốc vô cùng thịnh hành , được dân chúng  quan tâm và chú trọng.  Có nhiều nhà sư nổi tiếng lúc bấy giờ như: Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã có cơ hội  sang  Ấn Độ để tìm hiểu về giáo lý  đạo Phật. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều nhà sư lớn nhỏ từ ở các nước khác nhau đều  tìm đến Trung Quốc để truyền đạo. Chính vì điều này mà phật giáo của Trung Quốc càng phát triển mạnh mẽ, và tạo được tiếng vang lớn.

Do quần chúng đều hết sức quan tâm đến phật giáo nên ngày càng nhiều những cuốn sách về Kinh Phật được dịch ra chữ Hán để đáp ứng thị hiếu của độc giả . Không những thế nhà vua thời Bắc Tống cũng vô cùng tôn sùng Phật giáo. Ông đã cho xây  dựng nhiều ngôi chùa, tạc tượng, in ra rất nhiều kinh thánh . Ngoài ra , ông đã tiến cử rất nhiều các nhà sư đến Ấn Độ  để tìm hiểu thêm về đạo Phật. Có thể nói Phật giáo đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với văn hóa Trung Quốc thời phong kiến.

                                                                       Phật giáo rất phát triển

Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến , cũng được coi là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến.

Nói đến nền văn hóa Trung Quốc thời phong kiến không thể không nhắc đến văn học . Văn học là một trong những thành tựu nổi bật nhất của Thơ Đường. Nó như một tấm gương phản chiếu toàn diện bộ mặt xã hội thời phong kiến. Văn học thời phong kiến  đã đạt được những đỉnh cao của nghệ thuật và góp phần không nhỏ vào kho tàng văn học của nhân loại. Có rất nhiều nhà thơ tiêu biểu với một số lượng tác phẩm đồ sộ thời kỳ này như: Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ,…

                                                          Tác phẩm văn học

Ngoài ra ,còn có nhiều thể loại khác như: Thơ, tiểu thuyết,…Nhiều tác phẩm nổi tiếng không thể không kể đến như: Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Tam Quốc chí của La Quán Trung, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…. Những tác phẩm này đã được quay thành phim và được đông đảo khán thính giả đón nhận một cách nồng nhiệt.

Ngoài ra, một thành tựu cũng rất quan trọng của văn học nền văn hóa Trung Quốc thời phong kiến đó là chữ Nôm. Lúc đó chữ Nôm còn được gọi là chữ “Quốc ngữ” hoặc “ Quốc âm”. Ở Việt Nam tầng lớp Nho sĩ tiêu biểu phải kể đến đó là Nguyễn Trãi.

Ngoài văn học bằng chữ viết , nền văn hóa thời kỳ phong kiến còn xuất hiện văn học truyền miệng thông qua những câu ca dao , tục ngữ, hò, vè. Đặc điểm của loại hình văn hóa truyền miệng này là dễ nói , dễ hiểu , dễ nhớ. Được truyền bá một cách rộng rãi trong dân gian. Ngoài ra thời này còn có những trò chơi dân gian như:  lò cò, đánh phết,chọi trâu,đánh đu , ô ăn quan…

Xem thêm 19 nét văn hóa Trung Hoa đặc sắc và độc đáo nhất

Đối thời phong kiến Trung Quốc , sử học nổi bật với bộ Sử kí của Tư Mã Thiên. Sử ký được coi là bộ thông sử đầu tiên của Trung Quốc cổ đại. Nó lưu giữ và chỉnh lí lại từ các tư liệu lịch sử vô cùng phong phú trong hơn ba ngàn năm từ thời Ngũ đế cho tới giữa thời Tây Hán. Điều này đã tạo ra nền móng vững chắc cho lịch sử học Trung Quốc.

Thông qua Sử ký chúng ta có thể biết: Trung Quốc là một đất nước có nghìn năm văn minh rực rỡ, văn minh Trung Hoa là nền văn minh duy nhất trên thế giới lâu dài, không bị gián đoạn và hết sức tươi mới. Sử ký ghi chép lại một cách tường tận, tỉ mỉ, sinh động về quá trình phát triển thông qua nhiều giai đoạn khác nhau của văn minh Trung Hoa, đó là những câu chuyện lịch sử mà tổ tiên người Trung Quốc gây dựng nên nền văn minh. Đọc Sử Ký, chúng ta sẽ hiểu về Trung Quốc và  từ đó sẽ kính trọng nền lịch sử văn minh lâu đời của họ.

                                             Sử ký được coi là bộ thông sử đầu tiên của Trung Quốc cổ đại.

Sử Ký vừa là một bộ sử học vĩ đại, vừa là một tác phẩm văn học vĩ đại của nhân loại. Tư Mã Thiên đã vận dụng tư tưởng nhìn xa trông rộng và  năng lực quan sát sắc bén của mình kết hợp với thủ pháp nghệ thuật độc đáo, miêu tả một cách sinh động,từ đó lột tả được vô vàn các nhân vật lịch sử khác nhau với phong thái đa dạng .

Chính vì những điều này mà Sử Ký đã đóng địa vị quan trọng trong lịch sử học thế giới, vì Sử Ký chính là một kho sử liệu đồ sộ. Tư Mã Thiên rất coi trọng tư tưởng học thuật , hoạt động sản xuất, đời sống bình dân. Nếu so với sử Hy Lạp , Sử Ký rõ ràng hợp lí và tiến bộ hơn rất nhiều. Hiện tại Sử Ký đã được dịch ra nhiều thứ tiếng Pháp,Nga, Đức, Anh, …  đều ảnh hưởng rất sâu rộng.

Đến thời Đường, cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước [Sử quán] được thành lập.

Xem thêm Mãn phục – Trang phục thời Thanh và những điều chưa kể

Một trong những thành tựu nổi bật của nền văn hóa Trung Quốc đó là đã phát minh ra: Giấy, kỹ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đây đều là những cống hiến vĩ đại của nhân dân Trung Quốc đối với nền văn minh nhân loại. Vào năm 105 người Trung Quốc thời phong kiến đã tạo ra bước đột phá mạnh mẽ và đầy sáng tạo khi chế tạo ra giấy từ vải rách, vỏ cây, sợi gai, …

                  Giấy được ra đời và có vai trò vô cùng to lớn cho nhân loại

Kỹ thuật in cũng được người Trung Quốc cải tiến rất nhiều. Thay vì in chữ rời bằng đất sét nung hoặc bằng gỗ thì người Trung Quốc đã cải tiến chữ rời bằng đồng. Nghề in phát triển ,việc truyền bá văn hóa, tín ngưỡng, kiến thức đã trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Không những thế, Trung Quốc thời phong kiến còn tạo ra la bàn để chỉ phương hướng. Ngay sau khi Trung Quốc tìm ra từ lực và đá nam châm thì la bàn đã được phát minh . Ngoài ra , thuốc súng cũng là một trong những thành tựu vĩ đại của văn hóa thời phong kiến.

Xem thêm Trang phục thời Đường: táo bạo nhất trong các trang phục phong kiến

Các công trình kiến trúc tiêu biểu thời ký này gồm có : Thành Trường An , Vạn Lý Trường Thành , Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, cung điện , tượng Phật…còn được lưu giữ đến ngày nay.

                                                                    Vạn Lý Trường Thành

Chế độ phong kiến thay thế cho chế độ nô lệ giải phóng người sản xuất ,làm cho kinh tế xã hội phong kiến phát triển nhanh chóng. Bước phát triển từ nhà nước phong kiến cát cứ sang nhà nước chuyên chế phong kiến thống nhất, một mặt làm cho nhà nước phong kiến khống chế được nhiều tài nguyên , nhân lực , vật lực .mặt khác làm nghề thử công có khả năng thống nhất, điều chỉnh nhân lực , vật lực ; đồng thời cũng thúc đẩy việc giao lưu và phối hợp kỹ thuật kiến trúc các nơi. Thời kỳ này, nền văn hóa và kỹ thuật tiên tiến của dân tộc Hán tiếp tục truyền bá lên phương Bắc, Tây Bắc, Tây Nam và các khu vực dân tộc ót người ở phương Nam tạo nên cục diện rực rỡ cho nền văn hóa thời Hán.

Hệ thống kiến trúc Trung Quốc thời thượng cổ đến thời Hán đã hình thành về cơ bản. Gạch và gỗ được phát triển hoàn chỉnh thành nhứng loại vật liệu kiến trúc quan trọng về bố cục và kỹ thuật.

                                                                   Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Đặc điểm kiến trúc :

  • Hệ thống khung gỗ hoàn chỉnh , phương thức kết cấu vật liệu phong phú .
  • Hình thức độc đáo của từng quần thể kiến trúc.
  • Hình tượng kiến trúc và trang trí kiến trúc  đại để rung động lòng người.
  • Phong cách dân tộc và phong cách địa phương muôn màu muôn sắc.
  • Bố cục thành thị đạt tính nghiêm chỉnh và linh hoạt.
  • Phong cách độc đáo và trình độ nghệ thuật cao của vườn cây .
  • Kỹ thuật thi công và phương pháp thiết kế tiên tiến của thời cổ đại.

Từ sau Đông Hán đến thời Tùy kéo dài trên 300 năm , mâu thuẫn xã hội rất nghiêm trọng , đấu tranh giai cấp , mâu thuẫn dân tộc , và tranh giành quyền lợi trong nội bộ giai cấp thống trị mục nát , làm cho cục diện chính trị hỗn loạn triền miên. Xu thế chung về kinh tế xã hộ tuy vẫn phát triển đi lên , song sản xuất ở vùng lưu vữ sông Trườn Giang và sông Hoàng Hà bị tổn thất nghiêm trọng , nhân dân phải sống trong cảnh loạn lạc,

Thời Ngụy , Tần , Nam Bắc triều , đạo Phật truyền bá rộng rãi . Thời gian này , kiến trúc chùa , tháp phát triển rộng khắp . Sự lao động cần cù của nhân dân đã sản sinh ra một nền kiến trúc và nghệ thuật đạo Phật thật là rực rỡ . Gạch , đá và kỹ thuật kết cấu được phát triển.

Thời Đường trở thành thời kỳ phồn vinh của xã hội phong kiến Trung quốc , nông nghiệp và thủ công nghiệp chẳng những phát triển mạnh mẽ ,mà văn hóa khoa học cũng đạt tới đỉnh cao chưa từng có . Trung Quốc trở thành trung tâm trao đổi kinh tế văn háo với các nước châu Á . Quy mô kiến trúc trong thời gian này rất hùng vĩ , kỹ thuetej kết cấu gỗ và gạch đá đã đạt được nhiều thành tựu , vật liệu bằng thủy tinh đã ứng dụng trong kiến trúc, hình thức kiến trúc và nghệ thuật bích họa tiếp tục phát huy những thành quả của thời Nam Bắc Triều và càng phong phú rực rõ hơn nhiều. Đô thành Trường An là đô thị lớn trong những thành thị của thế giởi cổ đại . Kiến trúc lúc bấy giớ , từ kết cấu , quy hoạch thành thị và hình thức kiến trúc đều thể hiện sự thành đạt cao của nền kiến trúc Trung Quốc đồng thời còn có ảnh hưởng tới nền kiến trúc châu Á khác.

Công trình kiến trúc tiêu biểu : Chùa Phật Quang , Tháp Tiểu Nhạn,hang đá Đôn Hoàng , Hang đá Long Môn.

* Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y dược,… cũng đạt nhiều thành tựu:

– Phát minh ra Cửu chương toán thuật  nêu các phương pháp khác nhau để tính diện tích và khối lượng.

– Phát minh ra nông lịch : chia 1 năm thành 24 tiết , điều này đã giúp người nông dân có thể dựa vào để nắm bắt được thời vụ sản xuất, từ đó gia tăng hiệu suất trồng trọt.Trương Hành còn phát minh ra  địa động nghi –  một dụng cụ để đo động đất, giúp người dân tránh được nguy hiểm từ động đất gây ra cũng như từ đó có kế hoạch làm việc hợp lý.

– Thời kỳ này xuất hiện nhiều thầy thuốc giỏi và có tiếng. Thầy thuốc nổi tiếng thời kỳ này phải kể đến là Hoa Đà [thời Hán],đây được coi là người đầu tiên của Trung Quốc biết chữa bệnh bằng việc phẫu thuật . Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị vào thời này , góp phần quan trọng trong sự nghiệp chữa bệnh cứu người của nhân loại lúc bấy giờ.

Xem thêm tại:

Bên cạnh đấy các lĩnh vực như Toán học, Y dược, Thiên văn học… cũng đạt nhiều thành tựu vĩ đại: đó là sự ra đời của bảng cửu chương toán thuật, nông lịch,…Thời điểm phong kiến Việt Nam đã có rất nhiều các thầy thuốc giỏi như: Hoa Đà [thời Hán],…

Hy vọng thông qua bài viết này , các bạn đã có thêm thật nhiều kiến thức về những thành tựu văn hóa nổi bật thời đại phong kiến Trung Quốc.

Nêu bạn muốn học tiếng Trung nhưng bạn chưa biết gì về tiếng Trung, chưa biết phải bắt đầu từ đâu và cách học như thế nào? Khóa học tiếng Trung cơ bản sẽ giúp bạn làm quen với tiếng Trung, hiểu được cách đọc chữ Hán, cấu tạo, cách viết chữ Hán và giúp bạn có thể giao tiếp cơ bản bằng tiếng Trung. Tiếng Trung Cơ Bản giúp bạn phát âm chuẩn, có phương pháp luyện nhớ chữ Hán và cách học tiếng Trung hiệu quả. Đây cũng là nền tảng vững chắc để bạn học tiếng Trung Nâng Cao và tiếng Trung chuyên ngành.

Trong khóa học này, các bạn sẽ được học đầy đủ các kĩ năng: Nghe, Nói, Đọc Viết.

  • Nghe: Được luyện nghe người bản xứ đọc phát âm chuẩn, bài khóa, từ mới, bài tập.
  • Nói: Được luyện tập hội thoại giao tiếp cơ bản với các thành viên trong lớp, nâng cao phản xạ, kĩ năng giao tiếp.
  • Đọc: Luyện đọc theo bào khóa, bài tập một cách bài bản theo giáo trình, luyện đọc phát âm chuẩn, luyện nhớ mặt chữ Hán.
  • Viết: Được học cách viết, cấu tạo chữ Hán, các bộ thủ, quy tắc viết chữ, luyện nhớ chữ Hán.

Video liên quan

Chủ Đề