Triệu chứng cận lâm sàng là gì năm 2024

Ở Việt Nam, bệnh sán lá gan lớn ngày càng nhiều và lan rộng, nhất là các tỉnh Miền Trung. Từ năm 2006-2009 số ca bệnh sán lá gan lớn: Bình Định 2.210, Quảng Ngãi 1.192, Quảng Nam 429, Thừa Thiên Huế 50, Quảng Trị 29, Quảng Bình 17, Viện SRKST-CT Quy Nhơn 6.332 [1].

Tại Hà Tĩnh chưa có nghiên cứu nào về bệnh sán lá gan lớn, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh sán lá gan lớn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh năm 2012-2014” với 2 mục tiêu sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh sán lá gan lớn.

2. Nhận xét bước đầu hiệu quả điều trị sán lá gan lớn bằng Egaten tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

CHƯƠNG I

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

1.1. Tiêu chuẩn chọn người bệnh: Tất cả người bệnh được chẩn đoán sán lá gan lớn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 5 năm 2014.

1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân đang bị các bệnh cấp tính hoặc các bệnh mạn tính khác: Tim mạch, viêm gan, thận, dạ dày, tâm thần hoặc khối u nghi ngờ. Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Bệnh nhân không đủ liệu trình theo dõi trước và sau 3 tháng điều trị.

2. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu mô tả tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng không đối chứng.

- Phương pháp tiến hành: Lập phiếu thu thập các số liệu: Tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, nghề nghiệp, điện thoại, các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng.

- Các chỉ tiêu đánh giá về cận lâm sàng: Thiếu máu, tăng bạch cầu ái, tăng men gan, tăng billirubin, tăng αFP > 100ng/ml, máu lắng tăng, kích thước tổn thương trên siêu âm và CT ổ bụng.

- Các chỉ tiêu đánh giá về điều trị: Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng liên tục 1-3 ngày tại bệnh viện, hẹn tái khám sau 3 tháng. Theo dõi cận lâm sàng: Làm các cận lâm sàng để chẩn đoán và theo dõi trước điều trị, sau 3 tháng điều trị: Huyết học, sinh hóa máu, máu lắng, αFP, siêu âm màu ổ bụng, CT scanner ổ bụng có tiêm thuốc cản quang.

CHƯƠNG II

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm chung

2.1.1. Phân bố theo nhóm tuổi

Bảng 1. Tỷ lệ mắc bệnh sán lá gan lớn ở các nhóm tuổi

Tuổi

n

%

p

≤ 20

3

9,7

p>0,05

21–40

11

35,5

41– 60

14

45,1

≥ 61

3

9,7

Tổng

31

100

Nhận xét : Tỷ lệ sán lá gan lớn chiếm nhiều nhất trong độ tuổi 41-60 [45,1%]

2.1.2. Phân bố theo giới

Bảng 2. Tỷ lệ mắc bệnh sán lá gan lớn giữa nam và nữ

Giới

n

Tỷ lệ [%]

p

Nam

17

55

< 0,05

Nữ

14

45

Nhận xét : Có sự khác biệt về giới trong bệnh sán lá gan lớn, nam giới bị sán lá gan [55%] nhiều hơn so với nữ giới [45%] và có ý nghĩa thóng kê với p 6%

25

80

Hồng cầu < 3,8 triệu

4

13

Hemoglobin < 120g/l

12

39

SGOT > 38 UI

7

22

SGPT > 42 UI

7

22

Billirubin TP≤17μmol/l

31

100

αFP < 100ng/ml

31

100

Máu lắng 1h > 15mm

23

74

Máu lắng 2h > 20 mm

23

74

Nhận xét : 100% bệnh nhân có Billirubin TP ≤ 17μmol/l và αFP < 100ng/ml; 84% bệnh nhân có Bạch cầu ưa acid > 6% và 74% bệnh nhân có máu lắng tăng sau 1h và 2h.

2.2.2.2. Siêu âm ổ bụng

Bảng 5: Đặc điểm về siêu âm ổ bụng

Siêu âm bụng

n

%

Ổ sán ở gan phải

23

74

Ổ sán ở gan trái

8

26

01 ổ

27

87

02 ổ

4

13

KT < 2cm

3

0,9

KT 2 - < 4cm

9

29

KT 4 - < 6cm

8

26

KT ≥ 6cm

11

35

Nhận xét :

Số lượng 01 ổ sán lá gan chiếm nhiều nhất [87%] và chủ yếu ở gan phải [74%]; ngoài ra, kích thước của ổ sán lá gan cũng tương đối lớn [KT ≥6cm chiếm 35%]

2.2.2.3. CTscanner

Bảng 6: Đặc điểm về CTscanner ổ bụng có cản quang

CTscanner ổ bụng

n

%

Ổ sán ở gan phải

23

74

Ổ sán ở gan trái

8

26

Không ngấm thuốc cản quang

31

100

01 ổ

27

87

02 ổ

4

13

KT < 2cm

3

0,9

KT 2 - < 4cm

9

29

KT 4 - < 6cm

8

26

KT ≥ 6cm

11

35

Nhận xét :

Trên hình ảnh CT scaner có cản quang thấy 100% các ổ sán lá gan không ngấm thuốc cản quang; các ổ sán chủ yếu ở gan phải [87%].

2.3. Kết quả điều trị

2.3.1. Thay đổi lâm sàng

Bảng 7: Đặc điểm lâm sàng sau 3 tháng điều trị

Triệu chứng lâm sàng

Trước điều trị

Sau 3 tháng ĐT

% tăng[+], giảm[-]

Đau bụng

25

5

- 80

Sốt

5

0

-100

Rối loạn tiêu hóa

7

0

-100

Ngứa, nổi mẩn

7

0

-100

Sụt cân, suy nhược

16

2

- 87

Gan to

7

0

-100

Nhận xét : Sau 3 tháng điều trị, không còn bệnh nhân nào còn triệu chứng sốt, rối loạn tiêu hóa, ngứa hay gan to và hầu hết các bệnh nhân hồi phục tốt tình trạng sụt cân, suy nhược [-87%] và đau bụng [-80%].

2.3.2. Thay đổi cận lâm sàng

Bảng 8: Kết quả về cận lâm sàng sau 3 tháng điều trị

Xét nghiệm

Trước điều trị

Sau 3 tháng ĐT

%tăng[+], giảm [-]

Bạch cầu ưa acid > 6%

25

5

- 85

Hồng cầu < 3,8 triệu

4

0

-100

Hemoglobin < 120g/l

12

2

- 83

SGOT > 38 UI

7

0

- 100

SGPT > 42 UI

7

0

-100

Billirubin TP < 17mmol/l

31

31

100

αFP < 100ng/ml

31

31

100

Máu lắng 1h > 15mm

23

3

- 86

Máu lắng 2h > 20 mm

23

3

- 86

Siêu âm

31

9

-70

Nhận xét : Sau 3 tháng điều trị, không còn tình trạng tăng men gan, tình trạng thiếu máu của bệnh nhân được phục hồi và tỷ lệ bạch cầu ưa acid > 6% đã giảm được 85%.

CHƯƠNG III: BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm chung

3.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh sán lá gan lớn ở các nhóm tuổi: Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mắc nhiều nhất 30-40 tuổi. Theo nghiên cứu của Lê Quang Hùng tuổi thường gặp 25-45 chiếm 45%; Nguyễn Thu Hương tuổi thường gặp 20-40 chiếm 53%. Trong 31 người bệnh chúng tôi nghiên cứu gặp ở lứa tuổi từ 21-40 chiếm 35,5%.

3.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh sán lá gan lớn giữa nam và nữ: Theo y văn nữ nhiều hơn nam 2-2,5 lần. Nghiên cứu của Lê Quang Hùng nam chiếm 23%, nữ chiếm 77%. Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hương nữ 67%, nam chiếm 33%. Trong nghiên cứu của chúng tôi nam gặp nhiều hơn nữ, nam chiếm 55%, nữ chiếm 45%.

3.2. Triệu chứng lâm sàng

3.2.1. Triệu chứng đau bụng: Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất trong nghiên cứu này là triệu chứng đau bụng vùng hạ sườn phải, đau âm ỉ kéo dài chiếm tỷ lệ 80%. Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với y văn [80%] và nghiên cứu của Lê Quang Hùng tỷ lệ đau bụng chiếm 99%.

3.2.2. Triệu chứng sốt: Trong 31 người bệnh này, có 5 bệnh nhân sốt chiếm tỷ lệ 16%, tương đương với kết quả nghiên cứu của Lê Quang Hùng 15%.

3.2.3. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa: Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa: chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy thường gặp trong nghiên cứu này, chiếm tỷ lệ 32%, tương đương với kết quả nghiên cứu của Lê Quang Hùng 36%, Nguyễn Thu Hương 35%.

3.2.4. Triệu chứng ngứa, nổi mẩn : Triệu chứng này nổi bật khi sán lá gan lớn bắt đầu xâm nhập, người bệnh thường không chú ý đến, bỏ qua. Trong nghiên cứu của chúng tôi 23%, tương đương với nghiên cứu của Lê Quang Hùng 21%, Nguyễn Thu Hương 24%.

3.2.5. Triệu chứng suy nhược và sụt cân: Trong y văn triệu chứng này chiếm tỷ lệ 35%. Trong nghiên cứu của chúng tôi là 37%, tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thu Hương 39%.

3.2.6. Gan to: Trong nghiên này chiếm tỷ lệ 16%, các nghiên cứu của Nguyễn Thu Hương là 3,7%, Triệu Nguyên Trung và Nguyễn Văn Chương 4%, Lê Quang Hùng 52%. Như vậy, có sự khác biệt giữa các nghiên cứu, cần nghiên cứu thêm.

3.3. Đặc điểm cận lâm sàng

3.3.1. Đặc điểm về các xét nghiệm: Trong nghiên cứu này, tỷ lệ người bệnh có tăng bạch cầu ưa acid 80%, nghiên cứu của Nguyễn Thu Hương là 96,7%. Tỷ lệ Người bệnh có triệu chứng máu lắng tăng chiếm 74%, nghiên cứu của Triệu Nguyên Trung và Nguyễn Văn Chương là 56%. Triệu chứng thiếu máu nhẹ cũng thường gặp đứng thứ 3, tỷ lệ Người bệnh có triệu chứng thiếu máu chiếm 39%, nghiên cứu của Triệu Nguyên Trung và Nguyễn Văn Chương là 6%. Triệu chứng cận lâm sàng ít gặp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là tăng SGOT và SGPT có tỷ lệ 22%, nghiên cứu của Triệu Nguyên Trung và Nguyễn Văn Chương là 12%. Trong y văn, triệu chứng này cũng ít gặp,

3.3.2. Đặc điểm về siêu âm bụng và CTscanner ổ bụng có cản quang: Trong nghiên cứu này, tổn thương ở gan phải 74%, một ổ 87%, kích thước tổn thương 2-6cm 55%, không tăng sinh mạch và không ngấm thuốc cản quang 100%. Kết quả này phù hợp với y văn và tương đương với nghiên cứu của Lê Quang Hùng tỷ lệ tổn thương ở gan phải là 82%.

3.4. Kết quả điều trị sau 3 tháng:

+ Về lâm sàng: Trong nghiên cứu này, các triệu chứng sốt, rối loạn tiêu hóa, ngứa và nổi mẩn, gan to sau 3 tháng điều trị tỷ lệ khỏi chiếm tỷ lệ 100%, triệu chứng sụt cân và suy nhược tỷ lệ khỏi 87%, triệu chứng đau bụng tỷ lệ khỏi 80%.

+ Về cận lâm sàng: Trong 31 bệnh nhân sau điều trị 3 tháng SGOT và SGPT trở về bình thường 100%. bạch cầu ưa acid, hemoglobin, máu lắng trở về bình thường 83 - 86%.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 31 bệnh nhân điều trị bệnh sán lá gan lớn tại Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh năm 2012-2014, chúng tôi thu được những kết quả sau:

1. Đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng

- Tỷ lệ mắc bệnh sán lá gan lớn cao nhất ở lứa tuổi 41-60 là 45,1% [p>0,05].

- Tỷ lệ mắc bệnh sán lá gan lớn ở nam 55% nhiều hơn nữ 45%.

- Tỷ lệ thiếu máu: 39%.

- Gan to 16%.

2. Kết quả về điều trị sau 3 tháng

- Kết quả lâm sàng sau 3 tháng điều trị: Sốt, rối loạn tiêu hóa, ngứa và nổi mẩn, gan to và đau chiếm tỷ lệ khỏi 100%. Triệu chứng đau bụng, sụt cân và suy nhược tỷ lệ khỏi 80 - 87%.

- Kết quả cận lâm sàng sau 3 tháng điều trị: Thiếu máu, tăng men gan trở về bình thường 100%. Triệu chứng tăng bạch cầu ưa acid, máu lắng, tổn thương trên hình ảnh siêu âm tỷ lệ khỏi từ 70 - 86%.

KIẾN NGHỊ

1. Triển khai xét nghiệm ELISA chẩn đoán sán lá gan lớn tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh.

2. Đưa thuốc Niclabendazol biệt dược là Egaten vào khoa dược Bệnh viện đa khoa Tỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Quang Hùng [2007], “Nghiên cứu hiệu quả điều trị của Triclabendazol đối với bệnh sán lá gan lớn tại Bình Định”, Viện sốt rét ký sinh trùng-côn trùng Quy Nhơn .

2. Nguyễn Thu Hương [2012 ], Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và hiệu quả điều trị sán lá gan lớn của Trilabendazole tại hai xã

Tịnh Kỳ và Nghĩa Sơn tỉnh Quảng Ngãi 2008- 2011, Luận án tiến sỹ chuyên ngành Ký sinh trùng Côn trùng Y học, Viện Sốt rét- Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn.

3. Trần Văn Lang [2008], “Hình ảnh siêu âm của tổn thương hệ gan mật gây ra bởi Fasciola spp”, Hội thảo gan mật gan mật toàn quốc, Hội Nghiên cứu gan mật Việt Nam, Tạp chí Gan mật Việt Nam tr. 70-77.

4. Huỳnh Hữu Quang [2007], “Hình ảnh siêu âm và CTscan trong tổn thương gan mật do sán lá gan Fasciolae spp”, Hội thảo Quốc gia về ứng dụng y sinh học phân tử trong ngành ký sinh trùng học , tr. 54-61.

Các triệu chứng lâm sàng là gì?

Triệu chứng lâm sàng là những triệu chứng gồm: Triệu chứng do bệnh nhân kê khai với bác sĩ. Thông tin mang tính chủ quan. Triệu chứng bác sĩ phát hiện được khi thăm khám trên bệnh nhân bằng cách quan sát, sờ bằng tay, nghe bằng tai, gõ nhẹ... Đây là những thông tin mang tính khách quan.8 thg 2, 2023nullLâm sàng là gì? Chi tiết về khám lâm sàng và cận lâm ... - Long Châunhathuoclongchau.com.vn › Góc sức khỏenull

Các xét nghiệm cận lâm sàng là gì?

Xét nghiệm cận lâm sàng là các thủ tục y tế được thực hiện để phát hiện, chẩn đoán hoặc theo dõi bệnh, đánh giá đáp ứng với điều trị. Với sự tiến bộ của Y học hiện đại, có rất nhiều loại xét nghiệm cận lâm sàng với giá trị khác nhau.nullXét nghiệm cận lâm sàng là gì? - Vinmecwww.vinmec.com › Tin tức › Thông tin sức khỏe › Sức khỏe tổng quátnull

Xét nghiệm cận lâm sàng bao nhiêu tiền?

Bảng giá Dịch vụ Xét nghiệm Cận lâm sàng tại Nutrihome.

Cận lâm sàng nhằm mục đích gì?

Khám cận lâm sàng là bước tiếp theo trong khâu khám bệnh của bác sĩ, khám cận lâm sàng nhằm giúp bác sĩ có thêm các bằng chứng khoa học để chứng minh, đồng thời cũng hỗ trợ bác sĩ trong quá trình thăm khám để đưa ra chẩn đoán; theo dõi; điều trị bệnh chính xác, hiệu quả tốt nhất trong công tác khám và chữa bệnh cho ...nullSỰ KẾT HỢP KHÁM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNGbvdklaocai.vn › su-ket-hop-kham-lam-sang-va-can-lam-sangnull

Chủ Đề